• Lớp 11
  • Môn Học
  • Mới nhất

Mời Các Anh Chị Giỏi Văn Vào Giải ạ I. Đọc hiểu văn bản (3đ) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Chao ôi! Trăng đẹp lắm! Trăng dịu dàng và trong trẻo và bình tĩnh. Nhưng trong trong những căn lều nát mà trăng làm cho cái bề ngoài trông cũng đẹp, biết bao người quằn quại, nức nở, nhăn nhó với những đau thương của kiếp mình! Biết bao tiếng nghiến răng và chửi rủa! Biết bao cực khổ và lầm than?... Không, không, Ðiền không thể nào mơ mộng được. Cái sự thật tàn nhẫn luôn luôn bày ra đấy. Sự thực giết chết những ước mơ lãng mạn gieo trong đầu óc Ðiền cái thứ văn chương của bọn nhàn rỗi quá. Ðiền muốn tránh sự thực, nhưng trốn tránh làm sao được? Vợ Ðiền khổ, con Ðiền khổ, cha mẹ Ðiền khổ. Chính Ðiền cũng khổ. Bao nhiêu người nữa, cùng một cảnh, khổ như Ðiền! Cái khổ làm héo một phần lớn những tính tình tươi đẹp của người ta. Tiếng đau khổ vang dội lên mạnh mẽ. Chao ôi! Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ trong lòng Ðiền. Ðiền chẳng cần đi đâu cả. Ðiền chẳng cần trốn tránh, Ðiền cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời… (Trích “Giăng sáng”, Nam Cao) Câu 1: Theo đoạn trích, vì sao nhân vật Điền “không thể nào mơ mộng được” trong đêm trăng sáng? (0,5đ) Câu 2: Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào trong đoạn “Vợ Ðiền khổ, con Ðiền khổ, cha mẹ Ðiền khổ. Chính Ðiền cũng khổ. Bao nhiêu người nữa, cùng một cảnh, khổ như Ðiền!”. Nêu tác dụng. (0,75đ) Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về đoạn “Chao ôi! Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ trong lòng Ðiền. Ðiền chẳng cần đi đâu cả. Ðiền chẳng cần trốn tránh, Ðiền cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời” (0,75đ) Câu 4: Anh/chị có đồng ý với quan điểm “Cái khổ làm héo một phần lớn những tính tình tươi đẹp của người ta” hay không? Vì sao? (1,0 đ)

1 đáp án
27 lượt xem

Giải được ib nhận 50 củ I. PHẦN ĐỌC-HIỂU: (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: (1)“Bà lão ấy hờ con suốt một đêm. Bao giờ cũng vậy cứ hết đường đất làm ăn là bà lại hờ con. Làm như chính tự con bà nên bây giờ bà phải đói. Mà cũng đúng như thế thật. Chồng bà chết từ khi nó mới lọt lòng ra. Bà thắt lưng buộc bụng, nuôi nó từ tấm tấm, tí tí giở đi. Cũng mong để khi mình già, tuổi yếu mà nhờ. Thế mà chưa cho mẹ nhờ được một li, nó đã lăn cổ ra nó chết. Công bà thành công toi. (2)Con vợ nó không phải giống người. Nó có biết thương mẹ già đâu! Chồng chết vừa mới xong tang, nó đã vội vàng đi lấy chồng ngay, nó đem đứa con gái lên năm giả lại bà. Thành thử bà đã già ngót bảy mươi, lại còn phải làm còm cọm, làm mà nuôi đứa con gái ấy cho chúng nó. Hết xương, hết thịt vì con, vì cháu, mà nào được trông mong gì?” (Trích “Một bữa no”, Tuyển tập Nam Cao, NXB Thời đại,1943) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định các phong cách ngôn ngữ của đoạn trích. (0,5 điểm) Câu 2. Theo đoạn trích, vì sao bà lão 70 tuổi mà còn phải nuôi đứa cháu mới 05 tuổi? (0,5 điểm) Câu 3. Anh chị hãy chỉ ra và cho biết ý nghĩa của thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn (1) của đoạn trích? (1,0 điểm) Câu 4. Anh/chị hãy cho biết tình cảm, thái độ của tác giả Nam Cao qua đoạn trích trên (1,0 điểm)

2 đáp án
9 lượt xem
2 đáp án
9 lượt xem
2 đáp án
6 lượt xem

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: NẾU ANH KHÔNG VỀ (Vũ Tuấn ) Nếu anh không về trong buổi chiều nay Em đừng buồn và âu lo quá nhé Nhớ đón con và động viên cha mẹ Bởi Tổ quốc cần , anh chẳng thể ngồi yên! Bao nhiêu người cũng rất muốn đoàn viên Nhưng covid đang tràn lan đất nước Anh không thể, nghĩ tình riêng mình được Khi các bạn anh , bạc tóc, hao gầy. Ai cũng mong cho đất nước mỗi ngày Không còn tin, người nhiễm thêm ca mới Thương Tổ quốc, em ở nhà hãy đợi Hết dịch rồi, anh sẽ lại về thôi ! Sáng nay tin từ nước Ý xa xôi Mấy ngàn người đã không còn sự sống Thương Iran, muôn trái tim lay động Hơn nghìn người trong tuyệt vọng, ra đi! Tây Ban Nha, rồi Đại Lục – Trung Hoa. Cả thế giới chìm một mầu tang tóc. Lo quê nhà , trái tim anh chợt khóc Sợ dịch đến mình , sợ mất một người thân ! Anh không về , vì dân tộc đang cần Chào em yêu, đồng đội anh đang đợi Nếu ngày mai, anh mãi xa vời vợi Đừng khóc nghe em… Anh chẳng yên lòng ! ( Bài thơ của thầy giáo Vũ Tuấn viết tặng chiến sĩ áo trắng đang ngày đêm chống dịch Covid 19 ) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ? Câu 2. Nêu hiệu quả của phép điệp được sử dụng trong những dòng thơ sau: Lo quê nhà, trái tim anh chợt khóc Sợ dịch đến mình, sợ mất một người thân. Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về nội dung đoạn thơ sau: Anh không về , vì dân tộc đang cần.. Chào em yêu, đồng đội anh đang đợi. Nếu ngày mai ,anh mãi xa vời vợi. Đừng khóc nghe em… Anh chẳng yên lòng!

2 đáp án
10 lượt xem

Câu 1. Nửa sau thế kỉ XIX, quốc gia Đông Nam Á nào dưới đây không bị thực dân phương Tây xâm lược? A. Xiêm. B. Ma-lay-xi-a. C. In-đô-nê-xia. D. Phi-lip-pin. Câu 2. Từ nửa sau TK XIX, chế độ phong kiến các nước Đông Nam Á đang trong tình trạng A. vừa mới hình thành. B. khủng hoảng, suy yếu. C. đang trên đà phát triển. D. đang chuyển sang giai đoạn tư bản. Câu 3. Thực dân phương Tây đã có hành động gì đối với các nước Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX? A. Đầu tư vốn. B. Giúp đỡ các nướctrong khu vực. C. Đẩy mạnh xâm lược. D. Thăm dò tình hình, chuẩn bị xâm lược. Câu 4. Chế độ xã hội ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là A. tiền tư bản. B. phong kiến. C. tư bản. D. xã hội chủ nghĩa. Câu 5. Hãy chọn đáp án thích hợp để hoàn thiện nội dung sau: “Cuộc khởi nghĩa .........…. không chỉ thể hiện tinh thần anh dũng, bất khuất của nhân dân Campuchia mà còn là biểu tượng về liên minh chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam và Campuchia trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp”. A. Sivôtha B. Achaxoa C. Pucômpô D. Phacađuốc Câu 6. Những đặc điểm sau đây muốn nói về cuộc khởi nghĩa nào? Cuộc khởi nghĩa này diễn ra vào cuối thế kỉ XIX và kéo dài hơn 30 năm; khởi nghĩa diễn ra ở Campuchia; được sự ủng hộ của nhân dân, quân khởi nghĩa đã tấn công vào cố đô U-đông và Phnôm-pênh. A. Khởi nghĩa Si-vô-tha. B. Khởi nghĩa Pu-côm-pô. C. Khởi nghĩa A-cha-xoa. D. Khởi nghĩa Pha-ca-đuốc. Câu 7. Những đặc điểm sau đây muốn nói về cuộc khởi nghĩa nào? Cuộc khởi nghĩa này diễn ra vào những năm 60 của thế kỉ XIX; khởi nghĩa diễn ra ở Campuchia; được sự ủng hộ của nhân dân Việt Nam, quân khởi nghĩa đã lấy Châu Đốc – Hà Tiên làm bàn đạp tấn công quân Pháp ở Campuchia; có lần quân khởi nghĩa đã chiếm được Cam-pốt và áp sát Phnôm-pênh. A. Khởi nghĩa Si-vô-tha. B. Khởi nghĩa Pu-côm-pô. C. Khởi nghĩa A-cha-xoa. D. Khởi nghĩa Pha-ca-đuốc. Câu 8. Đâu không phải là nội dung cải cách trong chính sách ngoại giao của vua Ra-ma V (1892)? A. Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo. B. lợi dụng vị trí nước “đệm” giữa hai thế lực Anh – Pháp. C. Cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc để giữ gìn chủ quyền đất nước. D. Từng bước thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ, để kiềm chế Anh – Pháp. Câu 9. Chính sách nào không nằm trong nội dung cải cách của vua Rama V ở Xiêm? A. Ngoại giao mềm dẻo. B. Nhân nhượng để giữ vững độc lập. C. Cải cách hành chính, giáo dục, tài chính. D. Củng cố quyền lực cho giai cấp công nhân. Câu 10. Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào giữa thế kỉ XIX, nước Xiêm đã thực hiện chính sách gì? A. Nhờ sự giúp đỡ của Mĩ. B. Duy trì chế độ phong kiến. C. Nhờ sự giúp đỡ của Anh, Pháp. D. Tiến hành những cải cách tiến bộ.

2 đáp án
9 lượt xem
2 đáp án
11 lượt xem