• Lớp 10
  • Vật Lý
  • Mới nhất
1 đáp án
20 lượt xem

Câu 1: Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là A. lực. B. khối lượng. C. gia tốc. D. vận tốc. Câu 2: Đơn vị của tốc độ góc khi vật chuyển động tròn đều là A. rad. B. Hz. C. rad/s. D. m/s. Câu 3: Một sợi dây mềm, nhẹ có đầu trên cố định. Khi treo một vật rắn vào đầu dưới và vật ở trạng thái cân bằng thì A. lực căng của dây treo lớn hơn trọng lượng của vật. B. các lực tác dụng lên vật luôn cùng chiều. C. không có lực nào tác dụng lên vật. D. dây treo thẳng đứng, có phương qua trọng tâm của vật. Câu 4: Xe chạy với tốc độ không đổi qua cầu vượt (coi là cung tròn). Tại điểm cao nhất của cầu thì áp lực của xe lên mặt đường A. lớn hơn trọng lượng của xe nếu tốc độ của xe lớn. B. bằng trọng lượng của xe. C. nhỏ hơn trọng lượng của xe. D. lớn hơn trọng lượng của xe. Câu 5: Điều nào sau đây không đúng khi một chất điểm chuyển động thẳng nhanh dần đều? A. Tốc độ tức thời tăng theo hàm số bậc nhất của thời gian. B. Vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc. C. Quãng đường đi được tăng theo hàm số bậc hai của thời gian. D. Gia tốc là đại lượng không đổi. Câu 6: Phương trình nào sau đây là phương trình vận tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều, khi chọn chiều dương cùng chiều chuyển động? A. v = 20 - 2t. B. v = -20 + 2t. C. v = - 20 - 2t. D. v = 20 + 2t. Câu 7: Lực và phản lực luôn A. có cùng độ lớn nhưng khác giá. B. cùng chiều với nhau. C. cân bằng nhau. D. xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời. Câu 8: Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống mặt đất. Chọn chiều dương cùng chiều chuyển động. Công thức tính vận tốc v của vật khi nó rơi được đoạn đường s = h/2 là A. v=. B. v=. C. v=2gh. D. v=. Câu 9: Một vật được ném lên thẳng đứng, bỏ qua lực cản của không khí. Vật lên tới một độ cao nhất định rồi rơi xuống. Vec-tơ gia tốc của vật khi đi lên và khi đi xuống A. cùng độ lớn, ngược chiều. B. cùng độ lớn, cùng chiều. C. khác độ lớn, cùng chiều. D. khác độ lớn, ngược chiều. Câu 10: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về chuyển động thẳng đều? A. Gia tốc khác không. B. Gia tốc bằng không. C. Vận tốc không đổi. D. Quỹ đạo là đường thẳng.

1 đáp án
19 lượt xem

Câu 1: Điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của ba lực không song song là A. hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba. B. ba lực đó phải đồng phẳng và đồng quy. C. ba lực đó phải có độ lớn bằng nhau. D. ba lực đó phải vuông góc với nhau từng đôi một. Câu 2: Trong tương tác giữa hai vật, vật nào có khối lượng lớn hơn thì A. chịu lực tác dụng có độ lớn lớn hơn. B. chịu lực tác dụng có độ lớn nhỏ hơn. C. thu được gia tốc có độ lớn nhỏ hơn. D. thu được gia tốc có độ lớn lớn hơn. Câu 3: Hai lực cân bằng không có đặc điểm nào sau đây? A. Cùng giá. B. Cùng chiều. C. Cùng độ lớn. D. Ngược chiều. Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của sự rơi tự do? A. Là chuyển động thẳng nhanh dần đều. B. Phương thẳng đứng. C. Chiều từ trên xuống. D. Có vận tốc không thay đổi. Câu 5: Vật chuyển động tròn đều có gia tốc là do vectơ vận tốc A. có hướng luôn thay đổi. B. có hướng và độ lớn thay đổi. C. có độ lớn thay đổi. D. luôn hướng vào tâm quỹ đạo. Câu 6: Độ lớn lực ma sát trượt không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Áp lực lên mặt tiếp xúc. B. Diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật. C. Bản chất (vật liệu) của hai mặt tiếp xúc. D. Tình trạng của hai mặt tiếp xúc. Câu 7: Khi chọn chiều dương là chiều chuyển động thì phương trình chuyển động thẳng đều của chất điểm là A. x = x0 + v0t + at2/2. B. x = at2/2. C. v = v0 + at. D. x = x0 + vt. Câu 8 Chuyển động tròn đều không có đặc điểm nào sau đây? A. Vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm quỹ đạo. B. Vectơ vận tốc tiếp tuyến với quỹ đạo. C. Tốc độ góc không đổi. D. Vectơ vận tốc không đổi.

2 đáp án
18 lượt xem
2 đáp án
16 lượt xem

Câu 5. Chọn câu sai khi nói về trọng tâm của vật : A. Một vật rắn xác định chỉ có một trọng tâm B. Trọng tâm là điểm đặt trọng lực tác dụng vào vật. C. Vật có dạng hình học đối xứng thì trọng tâm là tâm đối xứng của vật. D. Nếu lực tác dụng có phương qua trọng tâm thì vật chuyển động tịnh tiến Câu 6. Chọn câu sai. Một vật phẳng mỏng đồng chất có dạng là một tam giác đều. Trọng tâm của vật đó nằm tại A. giao điểm của một đường cao và một đường phân giác B. giao điểm của một đường cao và một đường trung tuyến C. giao điểm của một đường trung trực và một đường phân giác D. một điểm bất kì nằm trong tam giác,không trùng với ba giao điểm trên Câu 7. Kết luận nào dưới đây về điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của ba lực không song song là đầy đủ ? A. Hợp lực của hai lực bất kì phải cân bằng với lực thứ ba B. Ba lực đó có giá đồng phẳng C. Ba lực phải đồng quy D. Ba lực đó phải đồng phẳng và đồng quy Câu 8. Chọn câu trả lời sai : A. Lực tác dụng lên vật có giá đi qua trục quay thì không có tác dụng làm quay vật B. Tác dụng làm quay của một lực lên vật rắn có trục quay cố định không phụ thuộc vào độ lớn của lực. C. Tác dụng làm quay của một lực lên vật rắn có trục quay cố định phụ thuộc vào khoảng cách từ trục quay tới giá của lực. D. Lực tác dụng lên vật có giá không đi qua trục quay cố định (không song song ) thì có tác dụng làm quay vật Giúp mình với

2 đáp án
17 lượt xem