Ngữ âm - Ngữ điệu trong lời nói

Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Đổi lựa chọn

I. KHÁI NIỆM NGỮ ĐIỆU

- Ngữ điệu là sự lên và xuống giọng khi nói (up and down)

- Nó rất quan trọng đối với người nghe, vì nếu lên xuống giọng không đúng chỗ, có thể dẫn đến hiểu lầm, hoặc tạo ra cảm giác khó chịu.

- Có 2 loại ngữ điệu chính trong tiếng Anh đó là ngữ điệu lên (the rising tune) và ngữ điệu xuống (the falling tune).

- Mỗi loại câu tùy thuộc vào mục đích sử dụng lại có một quy tắc nhấn ngữ điệu khác nhau.

II. NGỮ ĐIỆU TRONG CÂU TRẦN THUẬT

1. Quy tắc ngữ điệu trong câu trần thuật

Câu trần thuật là những câu kể bình thường, kết thúc bằng dấu chấm. Câu trần thuật thường chứa đựng thông tin hoặc các câu chuyện từ người nói. Tuy nhiên khi kết thúc các câu trần thuật, chúng ta cần xuống giọng để người nghe hiểu về nhịp điệu của cuộc nói chuyện. Nếu bạn không xuống giọng ở cuối câu, người nghe sẽ cảm thấy hẫng vì không biết câu chuyện của bạn đã kết thúc hay chưa.

Ví dụ:

I like reading a  (➘) book. (Tôi thích đọc sách.)

My father is a  (➘) doctor. (Bố tôi là bác sĩ.)

We play football  (➘) every weekend. (Chúng tôi chơi bóng đá vào mỗi cuối tuần.)

 

2. Nghe và luyện tập một số ví dụ

- Lan has a big collection of stamps.  (Lan có một bộ sưu tập tem lớn.)

- The teacher gives us many homework this weekend.  (Cô giáo cho chúng tôi nhiều bài tập về nhà vào cuối tuần này.)

- I want to buy the new video games. (Tôi muốn mua các trò chơi điện tử mới.)

III. NGỮ ĐIỆU TRONG CÂU HỎI CÓ TỪ ĐỂ HỎI

1. Quy tắc ngữ điệu trong câu hỏi có từ để hỏi

Trong tiếng Anh, câu hỏi WH được sử dụng khi hỏi một vấn đề nào đó liên quan đến sự vật, sự việc, hiện tượng nhằm mong muốn được giải thích một cách rõ ràng hơn. Các dạng câu hỏi WH bao gồm: what, where, who, which, whom, whose, why… và How. Theo quy tắc ngữ điệu trong tiếng Anh, câu hỏi WH được xuống giọng ở cuối câu.

Ví dụ:

What do you usually do (➘) in the evening? – Bạn thường làm gì vào các buổi tối?

Why are you here (➘) today? – Sao bạn lại ở đây?

What are you (➘) doing? – Bạn đang làm gì vậy?

Khác với những câu hỏi yes/no, các câu hỏi có từ để hỏi xuống giọng ở cuối câu để thể hiện sự nghiêm túc và yêu cầu câu trả lời từ người nghe.

 

2. Nghe và luyện tập một số ví dụ

Why don’t you like rain?   

How many cats do you have?   

Where do you want to live in the future?   

IV. NGỮ ĐIỆU TRONG CÂU HỎI YES/ NO

1. Quy tắc ngữ điệu trong câu hỏi Yes/ No

Ở cuối các câu hỏi, đặc biệt là câu hỏi yes or no, bạn nên lên giọng một chút để người nghe hiểu rằng họ đang có ý định hỏi mình. 

Ví dụ:

  • Do you like  (➚) coffee? (Bạn thích cà phê không?)
  • Are you a  (➚) student? – (Bạn còn học sinh đúng không?)
  • Are you  (➚) ready?  – (Bạn sẵn sàng chưa?)

Phân tích các ví dụ, ta thấy được phần cuối câu hỏi Yes/ No được đọc đi lên và rõ âm hơn. Ngược lại phần đầu câu được đọc nhanh và lướt, không được nhấn nhá nhiều.

 

2. Nghe và luyện tập một số ví dụ

- Do you live near your school  

- Is she a teacher  

- Does she work in a hospital  

- Are they books in the library  

V. NGỮ ĐIỆU TRONG TRẢ LỜI YES/ NO

1. Quy tắc ngữ điệu trong câu trả lời Yes/ No

- Đối với câu trả lời là “Yes” (có), ta lên giọng trong câu trả lời để thể hiện sự đồng thuận, đồng tình.

Ví dụ: 

Do you like dogs? (Bạn thích chó không?)

Yes, I do. (Có, tôi thích chó.)

- Đối với câu trả lời là “No” (không), ta xuống giọng trong câu trả lời để thể hiện sự không đồng thuận.

Ví dụ:

Are you interested in reading books? (Bạn có thích đọc sách không?)

No, I am not. (Không, tôi không thích.)

 

2. Nghe và luyện tập một vài ví dụ

- Does he get up at 7.00 am? – Yes, he does.   

- Do they eat dinner at home – No, they don’t.   

- Is it a cute cat? – Yes, it is.   

- Are there any books on the shelf? – No, there aren’t.   

Tạm dịch:

- Anh ấy có dậy lúc 7 giờ sáng không? - Đúng vậy.

- Họ có ăn tối ở nhà không - Không, họ không ăn.

- Nó là một con mèo dễ thương? - Vâng, đúng vậy.

- Có sách nào trong giá không? - Không, không có.