Lực hấp dẫn

Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hồ Chí Minh

Đổi lựa chọn

I. Định luật vạn vật hấp dẫn

- Mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau với một lực, gọi là lực hấp dẫn.

Lực hấp dẫn giữa hai vật (coi như chất điểm) tỉ lệ thuần với tích của hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

\({F_{h{\rm{d}}}} = G\dfrac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^2}}}\)

Trong đó:

+ \(G = 6,67.10^{-11} N.m^2/kg^2\) : hằng số hấp dẫn

+ m1, m2: là khối lượng của hai vật

+ r: khoảng cách giữa hai vật

Khoảng cách r được tính từ tâm vật này đến tâm vật kia.

II. Trọng lực – Trường hợp riêng của lực hấp dẫn

Trọng lực tác dụng lên một vật là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật đó.
Trọng lực đặt vào một điểm đặc biệt của vật, gọi là trọng tâm của vật.
Độ lớn của trọng lực (trọng lượng) :
\(P = G\dfrac{{mM}}{{{{(R + h)}^2}}}\)
Gia tốc rơi tự do: \(g = \dfrac{{GM}}{{{{(R \pm h)}^2}}}\)
Với:
+ M: khối lượng của Trái Đất
+ R: bán kính Trái Đất
+ h: độ cao (độ sâu) của vật so với mặt đất