Vấn đề phát triển nông nghiệp

Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hồ Chí Minh

Đổi lựa chọn

I. Ngành trồng trọt

a. Sản xuất lương thực

- Việc đẩy mạnh sản xuất lương thực có tầm quan trọng đặc biệt

            + Đảm bảo lương thực cho nhân  dân.

            + Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.

            + Làm nguồn hàng xuất  khẩu.

            + Đa dạng hoá sản xuất nông  nghiệp.

- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất lương  thực:

            + Điều kiện tự nhiên: Đất đai màu mỡ tại các đồng bằng châu thổ, đồng bằng ven biển, nguồn nước dồi dào, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa,..

            => Phát triển sản xuất phù hợp với các vùng sinh thái nông  nghiệp.

            + Điều kiện kinh tế - xã hội: dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong sản xuất cây lương thực; máy móc, thiết bị ngày càng được đầu tư, đổi mới, áp dụng khoa học kĩ thuật,...

- Khó khăn: Thiên tai, sâu bệnh.

* Tình hình sản xuất lương thực

            + Diện tích  Tăng mạnh từ 5,6 triệu ha (1980) -> 7,5 triệu ha (2002) - > 7,3 triệu ha (2005).

            + Do áp dụng rộng rãi các biện pháp thâm canh nông nghiệp, đưa vào sử dụng đại trà các giống mới, nên năng suất lúa tăng mạnh, nhất là vụ lúa đông xuân. Hiện nay, năng suất lúa đã đạt 49 tạ/ha

            + Sản lượng lúa tăng mạnh hiện nay đạt khoảng 36 triệu tấn

            + Từ chỗ sản xuất không đảm bảo đủ nhu cầu lương thực trong nước, Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Hiện nay bình quân lương thực có hạt trên đầu người là hơn 470kg/ năm. Lượng gạo xuất khẩu ở mức 3-4 triệu tấn/ năm.

            + ĐBSCL là vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước, chiếm trên 50% diện tích và >50% sản lượng lúa cả nước, bình quân lương thực đạt > 1000kg/ năm

            +ĐBSH là vùng sản xuất lương thực lớn thứ hai và là vùng có năng xuất lúa cao nhất cả nước.

b. Sản xuất cây thực phẩm

            - Rau đậu được trồng ở khắp các địa phương, tập trung hơn cả ở những vùng ven thành phố lớn.

            - Diện tích trồng rau nhiều nhất ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long

            - Diện tích các loại đậu là trên 200 nghìn ha và nhiều nhất ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên

c. Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả

* Điều kiện phát triển

Thuận lợi:

            - Điều kiện tự nhiên:

            + Địa hình: ¾ là đồi núi, nhiều bề mặt bằng phẳng, là điều kiện hình thành vùng chuyên canh quy mô lớn

            + Tài nguyên đất:

                        Đất phù sa: phân bố chủ yếu ở đồng bằng, thuận lợi cho trồng lạc, mía, đậu tương

                        Đất Feralit: phân bố chủ yếu ở đồi núi, thích hợp trồng cau công nghiệp lâu năm

            + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, khí hậu phân hóa đa dạng tạo thuận lợi cho cây công nghiệp nhiệt đới phát triển quanh năm, cơ cấu sản phẩm cây công nghiệp da dạng.

            + Nguồn nước tưới dồi dào (nước trên mặt và nước ngầm): đảm bảo nước tưới tiêu cho các vùng chuyên canh

            - Điều kiện kinh tế - xã hội:

            + Dân cư đông, giàu kinh nghiệm trong sản xuất

            + Mạng lưới công nghiệp chế biến, dịch vụ nông nghiệp, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất ngày càng được đầu tư, nâng cấp.

            + Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ

            + Thị trường trong nước và quốc tế phát triển mạnh

Khó khăn

            - Thiên nhiên nhiệt đới diễn biến thất thường ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng

            - Thị trường tiêu thụ có nhiều biến động, sản phẩm cây công nghiệp nước ta chưa đáp ứng được các thị trường khó tính.

* Tình hình sản xuất:

            - Tổng diện tích cây công nghiệp liên tục tăng.

            - Cây công nghiệp nước ta chủ yếu là cây công nghiệp nhiệt đới, ngoài ra còn có cây công nghiệp nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới.

II. Ngành chăn nuôi

* Điều kiện phát triển

            - Thuận lợi:

            + Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được đảm bảo (đồng cỏ, sản phẩm ngành trồng trọt, thủy sản, thức ăn công nghiệp)

            + Giống: cải tạo nhiều giống mới cho năng suất cao

            + Cơ sở về giống, dịch vụ thú ý, chế biến sản phẩm... ngày càng phát triển

            + Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng

            +Thuận lợi khác: lao động giàu kinh nghiệm, chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

            - Khó khăn:

            + Giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao còn ít.

            + Dịch bệnh

            + Hiệu quả chăn nuôi chưa thật cao và chưa ổn định

* Xu hướng phát triển

            - Tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp từng bước tăng trưởng vững chắc.

            - Chăn nuôi đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa, chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.

            - Các sản phẩm không qua giết thịt (trứng, sữa) chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi

a. Chăn nuôi lợn và gia cầm

            + Lơn và gia cầm là nguồn cung cấp thịt chủ yếu

            + Tổng đàn lợn tăng nhanh, cung cấp trên ¾ sản lượng thịt các loại.

            + Chăn nuôi gia cầm có nhiều biến động do dịch bệnh

            + Chăn nuôi gà công nghiệp phát triển mạnh ở các thành phố lớn và các địa phương có sơ sở chế biến thịt

            + Chăn nuôi lơn và gia cầm tập chung chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

b. Chăn nuôi gia súc lớn (ăn cỏ)

            + Chủ yếu dựa vào đồng cỏ tự nhiên

            + Đàn trâu có xu hướng ổn định, phân bố chủ yếu ở Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ

            + Đàn bò có xu hướng tăng nhanh, phân bố chủ yếu ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải nam Trung Bộ và Tây Nguyên

            + Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh gần các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.