Sinh sản ở động vật

Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hồ Chí Minh

Đổi lựa chọn

I. Sơ đồ tư duy Sinh sản ở Động vật

II. Sinh sản vô tính ở động vật

Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.

Cơ thể con được hình thành từ một phần cơ thể mẹ (phân đôi, nảy chồi, phân mảnh) hoặc từ tế bào trứng (trinh sản) nhờ nguyên phân.

Hình 1: Phân đôi ở trùng roi (a) và phân mảnh ở giun dẹp (b)
Hình 2: Nảy chồi ở thuỷ tức và Trinh sinh ở ong

Cơ sở tế bào học:

Sinh sản vô tính chủ yếu dựa trên cơ sở nguyên phân để tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể gốc.

Ưu điểm của sinh sản vô tính:

1. Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu, vì vậy có lợi trong từng hợp mật độ quần thể thấp.

2. Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về mặt di truyền.

3. Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn

4. Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trưởng sông ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh.

Nhược điểm của sinh sản vô tính:

Tạo ra các thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền. Vì vậy, khi điều kiện sống thay đổi, có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết, thậm chí toàn bộ quần thể bị tiêu diệt.

III. Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật

Sinh sản ở động vật - ảnh 3

IV. Ứng dụng của sinh sản vô tính ở động vật

Nuôi mô sống:

Mô động vật nuôi cấy trong môi trường có đủ chất dinh dưỡng, vô trùng, nhiệt độ thích hợp → mô tồn tại và phát triển.

Ứng dụng vào hiện tượng nuôi cấy mô ghép mô, chữa bệnh:

- Tự ghép (Autologous) là phương pháp lấy mô, cơ quan của cơ thể và cấy ghép lại cho chính cơ thể đó. Ví dụ: lấy da ở vùng đùi ghép lên mặt, đầu hoặc nối lại tay, chân bị đứt rời khỏi cơ thể…

- Dị ghép (Allogeneic) là phương pháp lấy mô, cơ quan của cơ thể một người tương hợp với bệnh nhân cấy ghép vào cơ thể bệnh nhân. Ví dụ: lấy thận, gan… của người này ghép cho người khác bị hỏng thận, gan.

Đồng ghép (Syngeneic) – lấy tế bào từ anh/chị/em song sinh cùng trứng ghép cho nhau.

Nhân bản vô tính:

Chuyển nhân của một tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân  kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi, cơ thể mới  đem cấy trở lại vào dạ con.

 Ý nghĩa của nhân bản vô tính đối với đời sống:

+ Nhân bản vô tính đối với động vật có tổ chức cao nhằm tạo ra những cá thể mới có bộ gen của cá thể gốc, mang những đặc điểm sinh học giống như cá thể cho nhân.

+ Nhân bản vô tính để tạo ra các cơ quan mới thay thế các cơ quan bị bệnh, bị hỏng ở ngư­ời.

V. Sinh sản hữu tính ở động vật

Là hình thức sinh sản tạo ra cá thể mới do có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái đơn bội tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

Ở hầu hết các loài quá trình sinh sản đều trải qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Hình thành giao tử (tinh trùng và trứng)

+ Hình thành tinh trùng: 1 tế bào sinh tinh trùng giảm phân và hình thành 4 tinh trùng

+ Hình thành trứng: 1 tế bào sinh trứng giảm phân tạo 4 tế bào đơn bội: 3 thể cực, 1 tế bào trứng

Giai đoạn 2: Thụ tinh 

+ Bản chất của thụ tinh là sự kết hợp giữa tinh trùng của con đực (n) và trứng của con cái (n) để tạo thành cá thể mới (2n)

Sinh sản ở động vật - ảnh 4

Ở động vật có hai hình thức thụ tinh là thụ tinh ngoài (xảy ra trong môi trường nước) và thụ tinh trong (xảy ra trong cơ quan sinh sản).

Thụ tinh ngoài

Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở bên ngoài cơ thể cái (ở môi trường nước)

- Đại diện: cá, ếch nhái,...

- Đặc điểm: hiệu suất thụ tinh thấp, tỉ lệ trứng nở và con non sống sót thấp, do cơ quan sinh sản chưa hoàn thiện, thuộc nhóm sinh vật đẻ trứng.

Thụ tinh trong

- Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái.

- Đại diện: Bò sát, chim và thú.

- Đặc điểm: hiệu suất thụ tinh cao, tỉ lệ trứng nở và con non sống sót cao do cơ quan sinh sản hoàn thiện hơn, gặp ở cả nhóm đẻ trứng và nhóm đẻ con.

Giai đoạn 3: Phát triển phôi thai

Hợp tử tiến hành nguyên phân nhiều lần liên tiếp để phát triển thành phôi thai

VI. Các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật

Đẻ trứng

Trứng có thể được đẻ ra ngoài rồi thụ tinh (thụ tinh ngoài) hoặc trứng được thụ tinh và đẻ ra ngoài (thụ tinh trong) → Phát triển thành phôi → con non.

Đẻ con

Trứng được thụ tinh trong cơ quan sinh sản (thụ tinh trong) tạo hợp tử → phát triển thành phôi → con non → đẻ ra ngoài.

Trứng có thể phát triển thành phôi, con non nhờ noãn hoàng (một số loài cá, bò sát) hoặc trứng phát triển thành phôi, phôi thai phát triển trong cơ quan sinh sản của cơ thể cái nhờ tiếp nhận chất dinh dưỡng từ máu mẹ qua nhau thai (thú).

Ưu điểm của mang thai và sinh con ở thú

- Ở động vật có vú, chất dinh d­ưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai rất phong phú, nhiệt độ trong cơ thể mẹ thích hợp với sự phát triển của thai.

- Phôi thai đư­ợc bảo vệ tốt nên tỉ lệ chết thai thấp.

VII. Chiều hướng tiến hóa trong sinh sản hữu tính ở động vật

Cơ thể

Cơ quan sinh sản chưa phân hoá → phân hoá.

Cơ thể lưỡng tính →  cơ thể đơn tính.

Hình thức thụ tinh

Tự thụ tinh →  thụ tinh chéo.

Thụ tinh ngoài →  thụ tinh trong.

Hình thức sinh sản                                    

Đẻ trứng → đẻ con.

Trứng, con sinh ra không được chăm sóc, bảo vệ →  Trứng, con sinh ra được chăm sóc, bảo vệ.