Gia tốc – Chuyển động thẳng biến đổi đều

Sách chân trời sáng tạo

Đổi lựa chọn

I. Đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động thẳng biến đổi đều

Các dạng đồ thị vận tốc – thời gian trong chuyển động thẳng biến đổi đều

II. Gia tốc

- Đại lượng đặc trưng cho độ biến thiên của vận tốc theo thời gian được gọi là gia tốc

- Trong chuyển động thẳng, gia tốc trung bình được xác định theo biểu thức:

\({a_{tb}} = \dfrac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \dfrac{{{v_2} - {v_1}}}{{\Delta t}}\)

- Gia tốc tức thời tại một thời điểm có giá trị bằng độ dốc của tiếp tuyến của đồ thị vận tốc – thời gian (v – t) tại thời điểm đó.

- Đơn vị: m/s2

- Khi Δt rất nhỏ, gia tốc trung bình trở thành gia tốc tức thời có gốc tại vị trí của vật, hướng cùng hướng với độ biến thiên vận tốc \(\overrightarrow {\Delta v} \), độ dài tỉ lệ với độ lớn của vecto \(\overrightarrow {\Delta v} \) theo một tỉ xích xác định.

- Phân loại:

+ $a = 0$: chuyển động thẳng đều, vật có độ lớn vận tốc không đổi

+ $a \ne 0$ và bằng hằng số: chuyển động thẳng biến đổi đều, vật có độ lớn vận tốc thay đổi (tăng hoặc giảm) đều theo thời gian.

+ $a \ne 0$ nhưng không phải là hằng số: chuyển động thẳng biến đổi phức tạp (không xét trong chương trình THPT).

III. Các phương trình của chuyển động thẳng biến đổi đều

- Phương trình vận tốc: \(v = {v_0} + at\)

- Phương trình độ dịch chuyển: \(d = {v_0}.t + \dfrac{1}{2}.a.{t^2}\)

- Phương trình tọa độ: \(x = {x_0} + {v_0}.t + \dfrac{1}{2}.a.{t^2}\)

- Phương trình liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và độ dịch chuyển: \({v^2} - v_0^2 = 2.a.d\)