Bài 7: Môi trường và bảo vệ môi trường

Sách chân trời sáng tạo

Đổi lựa chọn

I. Môi trường

1. Môi trường và cấu trúc của môi trường

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người, có mối quan  hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại cũng như phát triển của con người và thiên nhiên.

Môi trường tự nhiên cung cấp chỗ ở, thức ăn và đáp ứng những nhu cầu sống thiết yếu khác của con người và sinh vật, đồng thời chứa dựng các chất thải do con người tạo ra và bảo vệ con người khỏi những tác động từ vũ trụ.

- Môi trường tự nhiên bao gồm các thành phần tự nhiên như địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, sinh vật, nước,....

- Môi trường xã hội chính là tổng thể các mối quan hệ xã hội giữa con người với con người thông qua hệ thống luật pháp, thể chế, quy chế.

- Môi trường nhân tạo chính là các đối tượng lao động do con người sản xuất ra và chịu sự chi phối của con người.

Tuy nhiên, một thực tế là môi trường sống của con người đang bị huỷ hoại nghiêm trọng mà nguyên nhân cũng bắt nguồn từ con người .

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường

Một số yếu tố tác động lớn tới môi trường:

Biến đổi khí hậu: biểu hiện rõ nhất là nhiệt độ toàn cầu đang tăng trong những năm gần đây.

Phát triển dân số: sự gia tăng dân số đã gây ra những áp lực lên nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn có hạn. Đồng thời đòi hỏi giải quyết những yêu cầu về sinh hoạt, giao thông, y tế,.. tăng mạnh.

II. Ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường: là việc thâm nhập các chất làm hại cho sức khỏe của sinh vật vào môi trường. Các chất đó có thể đến từ thiên nhiên như khói bụi từ núi lửa, hay có thể sinh ra từ chính hoạt động của con người.

Môi trường tự nhiên đang ngày càng bị ô nhiễm, biểu hiện ở sự biến đổi tính chất vật lí, hoá học, sinh học của thành phần môi trường.

1. Ô nhiễm ánh sáng

Ô nhiễm ánh sáng xảy ra do việc sử dụng sai hướng (hình 1.2) hoặc quá mức ánh sáng nhân tạo từ đèn điện (bảng 1.1). Đây là tác động tiêu cực của quá trình đô thị hoá, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, phá vỡ hệ sinh thái.

Ánh sáng chói dẫn đến điều kiện lái xe không an toàn.

Tiếp xúc với ánh sáng lâu sẽ gây ra đau đầu, mệt mỏi, lo âu, trầm cảm, căng thẳng thần kinh (rối loạn nhịp sinh học).

Ngoài ra, ô nhiễm ánh sáng tác động tiêu cực đến sinh lí động thực vật, làm rối loạn chuyển hướng của động vật, thay đổi tương tác cạnh tranh. Điều đó dẫn đến mất cân bằng sinh thái.

Sử dụng ánh sáng không cần thiết gây lãng phí năng lượng, tăng chi phí sản xuất và tiêu dùng.

2. Ô nhiễm tiếng ồn

Ô nhiễm tiếng ồn là do tiếng ồn trong môi trường kéo dài hoặc có mức cường độ âm vượt quá ngưỡng nhất định (âm thanh quá to), gây khó chịu và nhiều bất lợi cho người và động vật.

Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu từ phương tiện giao thông, vận tải (xe máy, ô tô, máy bay, tàu hoả,...); nhà máy, công trình xây dựng; loa có công suất lớn, hoạt động trong thời gian dài. Đây cũng là tác động tiêu cực của quá trình đô thị hoá.

Ô nhiễm tiếng ồn tác động xấu đến sức khoẻ tâm lí, tinh thần, gây tăng nhịp tim, tăng huyết áp, căng thẳng, ù tai, giảm thính lực, rối loạn giấc ngủ, suy giảm trí nhớ.

Ngoài ra, ô nhiễm tiếng ồn gây ảnh hưởng bất lợi đối với động vật gây mất cân bằng sinh thái,...

III. Sự cần thiết bảo vệ môi trường trong chiến lược phát triển của các quốc gia.

1. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường

- Sự đa dạng sinh học đang bị đe dọa bởi sự tàn phá thảm thực vật do nhiều hoạt động của con người từ các hoạt động nông nghiệp, xây dựng,…

- Khói bụi từ các khu công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, nồng độ  tăng cao, tầng Ozone bị thủng làm gia tăng hiệu ứng nhà kính và góp phần vào sự nóng nên toàn cầu, biến đổi khí hậu.

- Các thảm thực vật bị phá hủy do mưa acid và các chất thải gây.

- Ngoài ra, đại dương bị acid hóa, nguồn nước ngọt đang dần bị thu hẹp lại, năng suất vụ mùa bị kém đi.

Môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng và và bảo vệ môi trường là nhiệm vụ cấp thiết trong hiện tại.

2. Các chiến lược quốc tế để bảo vệ môi trường

- Vào năm 1972, trên thế giới chỉ có ba nước ban hành luật quốc gia về môi trường là Na Uy, Thụy Điển và Mỹ. Đến năm 2017, hầu hết các nước, trong đó có Việt Nam, đã bán hành các luật liên quan đến bảo vệ môi trường

- Đồng thời, các hiệp ước quốc tế và các ngày thế giới về môi trường ở phạm vi toàn cầu cũng được tăng lên đáng kể như: Ngày Trái Đất (ngày 22/4, bắt đầu từ năm 1970 để nâng cao nhận thức và giá trị của môi trường tự nhiên của Trái Đất)

- Ngoài ra, còn có các hiệp ước đa phương và song phương cũng nhằm mục đích trao đổi và hỗ trợ nhau trong việc bảo vệ môi trường.

3. Chiến lược bảo vệ môi trường của Việt Nam

Việt Nam đã có những hành động cụ thể như chỉnh sửa Luật Bảo vệ môi trường vào năm 2020. Trong luật này có 7 nguyên tắc thiết yếu với những nội dung liên quan đến môi trường tự nhiên như:

- Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với quản lí tài nguyên.

- Ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái mỗi trường, quản lí rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng.

Dự án “Tầm nhìn đến năm 2050" đặt ra mục đích bảo vệ và cải thiện môi trường Việt Nam với những mục tiêu cụ thể

IV. Vai trò của cá nhân và cộng đồng trong bảo vệ môi trường.

Vai trò của cá nhân và cộng đồng trong bảo vệ môi trường

  • Giảm thiểu, phân loại chất thải rắn sinh hoạt.
  • Giảm thiểu, xử lí và xả nước thải sinh hoạt đúng nơi quy định; không để vật nuôi gây mất vệ sinh trong khu dân cư.
  • Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư.
  • Có công trình vệ sinh theo quy định.
  • Chuồng trại chăn nuôi quy mô hộ gia đình phải bảo đảm vệ sinh.
  • Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường cũng sẽ bị xử lí trách nhiệm theo pháp luật.

Bên cạnh đó, mỗi cá nhân cũng phải có những hành động cụ thể, góp phần vào việc bảo vệ môi trường như:

  • Phân loại rác thải phục vụ cho việc xử lí rác thải đạt hiệu quả cao nhất
  • Tiết kiệm điện, tăng cường sử dụng nguồn năng lượng sạch và thân thiện với môi trường.
  • Tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công cộng để hạn chế khí thải.
  • Hạn chế sử dụng hoá chất trong công, nông nghiệp cũng như hạn chế sử dụng chất thải nhựa trong đời sống hằng ngày.
  • Tăng cường trồng cây gây rừng để hấp thụ carbon dioxide và cung cấp nguồn khi oxygen cho không khí.