I. Nhật thực
Hình 1.1: Mô tả hiện tượng nhật thực
Nhật thực là hiện tượng xảy ra trong thời gian Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời. Lúc đó, người quan sát từ Trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời.
Tuỳ theo vị trí quan sát trên Trái Đất, tuỳ thuộc vào vị trí của Mặt Trăng, Mặt Trời trên quỹ đạo và tuỳ thời điểm khi quá trình nhật thực xảy ra ta sẽ quan sát được nhật thực khác nhau.
Nhật thực toàn phần xảy ra khi đĩa tối của Mặt Trăng che khuất hoàn toàn Mặt Trời và người quan sát nằm trong đĩa tối của Mặt Trăng.
Nhật thực hình khuyên xảy ra khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất phải cùng nằm trên một đường thẳng, nhưng Mặt Trăng không che hết hoàn toàn Mặt Trời. Khi đó Mặt Trời vẫn hiện ra như một vòng đai rực rỡ bao quanh đĩa Mặt Trăng. Ta có thể quan sát hình ảnh sau:
II. Nguyệt thực
Nguyệt thực là hiện tượng Mặt Trăng bị che khuất khi đi vào vùng bóng tối phía sau Trái Đất. Khi đó, vị trí của Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng nằm trên cùng một đường thẳng.
Hình ảnh 1.2. Sơ đồ giải thích nguyệt thực
Nguyệt thực xảy ra trong những đêm trăng rằm, lúc ấy ta thấy Mặt Trăng bị che khuất dần, Trái Đất đã chắn hết ánh sáng của Mặt Trời nên Mặt Trăng không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời
Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi ánh sáng chiếu trực tiếp từ Mặt Trời đến Mặt Trăng bị Trái Đất che hoàn toàn. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng sẽ có màu đỏ đồng hoặc màu cam sẫm.
Nguyệt thực một phần xảy ra khi chỉ một phần của Mặt trăng đi vào bóng tối của Trái Đất. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng bị khuyết đi một phần.
Ta có thể quan sát sơ đồ minh họa dưới đây về 2 loại nguyệt thực:
III. Thủy triều
- Thuỷ triều là hiện tượng nước biển, nước sông,... lên xuống theo quy luật xác định. Ở ven biển và cửa sông là những nơi thấy thuỷ triều rõ nhất.
Hình ảnh: Minh họa hiện tượng thủy triều
- Nguyên nhân gây ra thuỷ triều là do sự khác biệt về lực hấp dẫn do Mặt Trăng và Mặt Trời tác dụng vào các phần khác nhau của lớp nước bao phủ bề mặt Trái Đất gây ra.
Trong những ngày Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời thẳng hàng, lực hấp dẫn của Mặt Trời tác động lên Trái Đất, dù ở xa, cũng trở nên đáng kể hơn.
Khi đó tại vị trí thẳng hàng, lực tác động lên Trái Đất sẽ là tổng hợp lực hấp dẫn do Mặt Trăng và Mặt Trời làm cho thuỷ triều lên xuống mạnh hơn, gọi là triều cường.
Vào những ngày không Trăng, hướng Mặt Trời vuông góc với Mặt Trăng, khi đó thủy triều yếu nhất.