Bài 9: Tác động của việc sử dụng năng lượng ở Việt Nam

Sách chân trời sáng tạo

Đổi lựa chọn

I. Các nguồn năng lượng ở Việt Nam hiện nay

1. Các nguồn năng lượng hóa thạch ở Việt Nam hiện nay

Năng lượng từ than đá:

Nguồn nhiên liệu than đá chủ yếu tập trung tại Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Kạn,… với trữ lượng 48,8 tỉ tấn.  Nhu cầu sử dụng than đá để làm nhiên liệu ở nước ta là rất cao và có thể tiếp tục tăng trong tương lai.

Than đá là nguồn nhiên liệu chủ yếu trong các ngành công nghiệp như nhiệt điện, xi măng, luyện kim, phân bón, hóa chất,…

Năng lượng từ dầu khí:

Hình ảnh: Giàn khoan dầu Hải Thạch 1

Nước ta có tiềm năng dầu khí với những mỏ dầu khí lớn ở thềm lục địa.

Dầu khí là nguồn nhiên liệu chủ yếu cho vận tải và sản xuất điện. Trữ lượng dầu thô của Việt Nam khoảng 4,4 tỉ thùng và khi đốt là 704 tỉ mét khối, lớn thứ ba ở Đông Nam Á.

Việt Nam chủ yếu sản xuất dầu thô, còn có ít nhà máy lọc dầu. Vì vậy, nguồn nhiên liệu như xăng, dầu chủ yếu vẫn dựa vào nhập khẩu.

2. Các nguồn năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay

Năng lượng nước

Năng lượng nước là năng lượng nhận từ dòng nước như các dòng sông, dòng hải lưu  hay thuỷ triều, chủ yếu dùng trong sản xuất điện.

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều, nên nguồn năng lượng nước tương đối lớn.

Theo tập đoàn Điện lực Việt Nam, có thể khai thác được nguồn công suất thuỷ điện vào khoảng 90 – 100 tỉ kWh/ năm.

Hình ảnh: Thủy điện Hòa Bình

Năng lượng Mặt Trời

 

Việt Nam nằm giữa xích đạo và chi tuyến Bắc, thuộc vùng có ánh nắng mặt trời chiếu sáng quanh năm, nhất là khu vực Nam Bộ có tổng số giờ nắng khoảng 1400 – 3000 giờ/năm, ở miền Bắc là 1500 – 1700 giờ/năm, nên có tiềm năng lớn để khai thác nguồn năng lượng mặt trời.

Tính đến tháng 4/2019 cả nước mới có  4 nhà máy điện mặt trời công suất chưa tới 150MV. Nhưng đến 30/06/2019 đã tăng lên 4464MV.

Tuy nhiên, hiện nay việc khai thác và sử dụng nguồn năng lượng này còn hạn chế.

Hình ảnh: Nhà máy điện mặt trời Phong Phú, Bình Thuận

Năng lượng gió

Năng lượng gió là động năng của không khí di chuyển trong khí quyển Trái Đất. Có thể  dùng để di chuyển thuyền buồm, cối xay gió, sản xuất điện,...

Nằm trong khu vực cận nhiệt đới gió mùa với bờ biển dài, gió tại Biển Đông khá mạnh và thay đổi theo mùa, Việt Nam có thuận lợi để phát triển năng lượng gió.

Hình ảnh: Trang trại điện gió Trung Nam, Ninh Thuận

Theo thông tin cập nhật của EVN đến ngày 30/09/2021, nước ta có 6 nhà máy điện gió với tổng công suất 272,4 MW đã được công nhận vận hành thương mại (COD), đồng thời đang có 106 nhà máy điện gió với tổng công suất 5655,5 MW gửi hồ sơ đăng kí COD.

Năng lượng địa nhiệt

Địa nhiệt là nguồn nhiệt năng trong lòng đất, được chuyển lên mặt đất qua dạng hơi hoặc nước nóng.

Địa nhiệt thường được sử dụng trực tiếp hoặc sản xuất điện năng. Việt Nam có nhiều suối nước nóng với nhiệt độ trung bình từ 70 – 100 °C. Khai thác năng lượng địa nhiệt có hiệu quả về kinh tế và thân thiện với môi trường 

Hình ảnh: Dự án địa nhiệt tại Đak-rông, Quảng Trị

Năng lượng sinh khối

Theo Dự thảo Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kì 2021 – 2030 của Bộ Công Thương, ở Việt Nam hiện nay có khoảng 378 MW điện sinh khối được tạo ra từ các nhà máy sử dụng bã mía đang hoạt động nhằm phục vụ cho các nhà máy đường và phát điện lên lưới .

Ước tính hằng năm, tại Việt Nam có gần 150 triệu tấn sinh khối từ phế phẩm nông nghiệp, trong đó 40% được sử dụng đáp ứng nhu cầu năng lượng cho hộ gia đình và sản xuất điện.

II. Tác động của việc sử dụng năng lượng đến môi trường, kinh tế và khí hậu ở Việt Nam

1. Tác động của việc sử dụng năng lượng hóa thạch ở Việt Nam

Than đá:

Việc khai thác than đá có tác động tiêu cực đến việc gây ra ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Các chất thải gây ra tác động đến nền kinh tế đồng thời cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến gia tăng hiệu ứng nhà kính.

 

Hình ảnh: Suối Lại ở Quảng Ninh bị ô nhiễm nghiêm trọng vào tháng 9/2019

Dầu khí:

Quá trình lọc dầu để thu được dầu tinh thải ra nhiều thành phần hóa học, dư chất, cặn bã, khí thải và bụi bẩn ra ngoài môi trường. Các chất thải này không tan, lâu phân rã nên sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nếu không xử lí kịp thời.

Những sự cố tràn dầu xảy ra dẫn đến ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng

Quá trình khai thác và sử dụng luôn có những rủi do cao, khí thải ra dẫn đến nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu.

2. Tác động của việc sử dụng năng lượng tái tạo ở Việt Nam

Năng lượng nước:

- Xác động thực vật chìm dưới lòng hồ của đập thủy điện trong một thời gian dài sẽ phân hủy, sinh ra lượng lớn khí CH4 và CO2 làm gia tăng hiệu ứng nhà kính.

- Việc xây dựng các đập thuỷ điện gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho môi trường như xâm chiếm đất rừng, hay dẫn đến sự thay đổi dòng chảy tự nhiên của các con sông, tác động tiêu cực đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học.

Hình ảnh: Rừng cây bị tàn phá ở thủy điện Bản Vẽ năm 2019

Năng lượng mặt trời:

- Đây là nguồn nhiên liệu vô tạ, không tạo ra các khí thải nhà kính và giảm được ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.

- Tuy nhiên  các tấm pin năng lượng chỉ có tuổi thọ từ 15 – 20 năm, khi hết hạn chúng sẽ thải ra một lượng lớn rác thải công nghệ có nhiều chất độc hai như chì, kẽm, niken, thủy ngân...rất dễ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Năng lượng gió:

Khai thác năng lượng gió tồn đọng những mối quan ngại về ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí ) và làm thay đổi khí hậu. Đồng thời cũng gây những tác động đến hệ động vật cũng như hệ sinh thái biển rời xa nơi cư trú. Tiếng ồn của tuabin gió cũng ảnh hưởng đến cuộc sống của con người.

Năng lượng sinh khối

- Quá trình sản xuất năng lượng sinh khối phát thải vào không khí các chất thải độc hại, bụi đốt gây ô nhiễm môi trường xung quanh nhà máy và góp phần làm tăng hiệu ứng nhà kính.

- Quá trình sản xuất điện từ nguồn sinh khối như gỗ có thể gây áp lực cho rừng cây sau này và ảnh hưởng đến thảm thực vật.