Bài 4. Trung Quốc từ thế kỉ 7 đến giữa thế kỉ 19

Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Đổi lựa chọn

I. Khái quát tiến trình lịch sử của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

- Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX, Trung Quốc đã trải qua các triều đại lớn:nhà Đường (618-907), thời Ngũ Đại (907-960), nhà Tống (960-1279), nhà Nguyên (1271-1368), nhà Minh (1368-1644) và nhà Thanh (1644-1911).

II. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới nhà Đường

- Thời Đường, bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện.

+ Các hoàng đế nhà Đường cử người thân tín đi cai quản các địa phương, đồng thời mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài.

+ Nhà nước cũng thi hành nhiều biện pháp giảm tô thuế, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân, được gọi là chế độ quân điền.

-> Nhờ thế mà nông dân có ruộng cày cấy, sản xuất nông nghiệp được phát triển. Xã hội thời Đường đã đạt đến sự phồn thịnh.

- Sau khi ổn định ở trong nước, nhà Đường đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố’ chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục, làm cho lãnh thổ của Trung Quốc được mở rộng hơn bao giờ hết.

-> Dưới thời Đường, Trung Quốc đã trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á.

III. Sự phát triển kinh tế thời Minh-Thanh

* Những biểu hiện của sự phát triển kinh tế dưới thời Minh - Thanh:

- Về nông nghiệp:

+ Sản xuất nông nghiệp gia tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng. 

+ Các vua đầu triều Minh - Thanh thường giảm thuế khoá, chia ruộng đất cho nông dân đồng thời chú trọng công tác thuỷ lợi.

+ Việc áp dụng luân canh cây trồng, nhập nhiều giống cây trồng mới, xây dựng nhiều đồn điền chuyên canh trồng ngũ cốc hoặc chè, bông,...đã góp phần cho sự phát triển của nông nghiệp.

- Về thủ công nghiệp: 

+ Thủ công nghiệp phát triển đa dạng, những nghề thủ công nổi tiếng nhất thời kì này là dệt tơ lụa, làm đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy,...

+ Các xưởng thủ công xuất hiện khắp nơi, phần lớn tập trung ở thành thị.

+ Thời nhà Thanh đã hình thành nên những khu vực chuyên môn hoá sản xuất và đông đảo người làm thuê.

- Về thương nghiệp:

+ Hoạt động buôn bán trong và ngoài nước phát triển mạnh.

+ Quảng Châu trở thành thương cảng lớn nhất thu hút nhiều thương nhân nước ngoài đến buôn bán.

+ Hàng hoá Trung Quốc được buôn bán khắp thế giới, tập trung ở Ấn Độ, Ba Tư, Ả-rập và các nước Đông Nam Á.

IV. Nho giáo

- Từ thời Hán, Nho giáo đã trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến, Nho giáo chủ trương dùng đạo đức để cai trị và duy trì trật tự xã hội

- Từ thời Đường trở đi,việc tổ chức các khoa thi tuyển chọn quan lại đều lấy nội dung trong sáh của Nho giáo làm đề thi. Vị trí của Nho giáo ngày càng được củng cố.

V. Văn học, sử học

- Văn học đạt được nhiều thành tựu ở các thể loại: thơ, kịch, phú, tiểu thuyết.

- Thơ Đường đươch coi là đỉnh cao của thơ ca Trung Quốc, có giá trị lớn về nghệ thuật và hiện thực.

- Tiểu thuyết ra đời từ thời Nguyên và đạt đỉnh cao ở thời Minh-Thanh, trong đó có 4 tác phẩm được coi là tứ đại danh tác của Trung Quốc: Thủy hử, Tam quốc diễn nghĩa, Tây du kí và Hồng lâu mộng.

VI. Kiến trúc, điêu khắc, hội họa

- Nghệ thuật của Trung Quốc thời phong kiến đạt đến trình độ cao với phong cách độc đáp về kiến trúc, điêu khắc, hội họa và thư pháp.

- Kiến trúc có ba loại: Kiến trúc cung điện, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc lăng tẩm.

- Nghệ thuật điêu khắc, phong phú về đề tài và chất liệu, trong đó tiêu biểu nhất phải kẻ đến tương Phật nghìn mắt nghìn tay và tương Phật tọa trên núi Lạc Sơn.

- Về hội họa, nổi tiếng nhất là tranh thủy mặc.