Bài 2. Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu

Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Đổi lựa chọn

I. Hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí.

Các cuộc phát kiến địa lí

II. Hệ quả của cuộc phát kiến địa lí

- Tích cực:

+ Mở ra con đường mới, tìm ra vùng đất mới, thị trường mới, thúc đẩy hành hải quốc tế phát triển.

+ Mang lại châu Âu khối lượng lớn vàng bạc, nguyên liệu.

+ Thúc đẩy nền sản xuất và thương nghiệp ở đây phát triển.

- Tiêu cực:

+ Nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và quá trình xâm chiếm, cướp bóc thuộc địa.

III. Sự nảy sinh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu

- Từ thế kỉ XVI, trong các thành thị Tây Âu, tổ chức phường hội dần được thay thế bằng các công trường thủ công.

- Quan hệ giữa chủ và thợ được thay thế bằng quan hệ giữa chủ xưởng (tư sản) và người lao động (vô sản).

IV. Những biến đổi trong xã hội Tây Âu thời trung đại.

- Sau cuộc phát kiến địa lí, nhờ vơ vét của cải và cướp bóc thuộc địa, các quý tộc và thương nhân Tây Âu càng giàu lên một cách nhanh chóng.

- Sản xuất hàng hóa và thương mại của Tây Âu ngày càng phát triển.

- Xã hội Tây Âu phân hóa sâu sắc:

+ Tầng lớp thương nhân, chủ xưởng, ngân hàng ngày càng giàu lên, chi phối toàn bộ xã hội.

+ Đại đa số dân thành thị, từ thợ thủ công, người làm thuê đến người ăn xin hay nông dân mất đất, không có quyền công dân, nghèo đói và bị bần cùng hóa.