Bài 10. Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê (968-1009)

Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Đổi lựa chọn

I. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (981)

* Hoàn cảnh: Lợi dụng tình hình nhà Đinh rối loạn quân Tống âm mưu xâm lược.

* Diễn biến:

- Đầu năm 981, Quân Tống tiến đánh nước ta theo hai đường:

+ Quân bộ theo đường Lạng Sơn.

+ Quân thủy: theo đường sông Bạch Đằng.

- Lê Hoàn cho quân đóng cọc để ngăn chặn thuyền địch.

- Trên sông Bạch Đằng diễn ra nhiều trận chiến giữa ta và quân Tống cuối cùng thủy quân của địch bị đánh lui.

- Trên bộ, quân ta chặn đánh quyết liệt buộc quân Tống phải rút lui về nước.

- Quân ta truy kích tiêu diệt nhiều sinh lực địch.

* Kết quả:

- Quân Tống đại bại, nhiều tướng giặt bị giết và bắt sống.

- Cuộc kháng chiến chống Tông thắng lợi, nền độc lập dân tộc được giữ vững.

* Nguyên nhân thắng lợi:

- Tinh thần đoàn kết, anh dũng chiến đấu của nhân dân ta.

- Tài chỉ huy, thao lược của Lê Hoàn.

* Ý nghĩa:

- Biểu thị ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân ta.

- Chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc.

II. Đời sống xã hội, văn hóa thời Ngô-Đinh-Tiền Lê

a. Xã hội

- Hai giai cấp chủ yếu là thống trị (vua, quan, địa chủ) và bị trị (nông dân, nô tì).

b. Văn hoá

- Giáo dục chưa phát triển.

- Nho giáo bắt đầu xâm nhập.

- Đạo Phật phát triển

- Văn hóa dân gian phát triển: ca hát, nhảy múa, đua thuyền, đánh đu, đấu võ, đánh vật,...