Bài 1. Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Âu

Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Đổi lựa chọn

I. Vị trí địa lý, phạm vi châu Âu

- Vị trí:

+ Nằm ở phía tây của lục địa Á – Âu, ngăn cách với châu Á bởi dãy núi U-ran. 

+ Có ba mặt giáp biển và đại dương: 

  • Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương
  • Phía Tây giáp Đại Tây Dương
  • Phía Nam giáp Địa Trung Hải

+ Giữa các vĩ tuyến 36oB và 71oB, thuộc đới ôn hòa của bán cầu Bắc.

- Diện tích: trên 10 triệu km2, chiếm 6,8% diện tích đất liền của Trái Đất. So với các châu lục khác, châu Âu chỉ lớn hơn châu Đại Dương.

- Đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh, tạo thành nhiều bán đảo, biển, vũng vịnh ăn sâu vào đất liền, làm cho lãnh thổ châu Âu có hình dạng lồi lõm phức tạp.

II. Đặc điểm tự nhiên

a. Địa hình

Châu Âu có hai khu vực địa hình: đồng bằng và miền núi:

- Khu vực đồng bằng:

+ Chiếm 2/3 diện tích và phân bố chủ yếu ở phía đông của châu lục, gồm đồng bằng Bắc Âu, đồng bằng Đông Âu, các đồng bằng trung lưu và hạ lưu Đa-nuýp,...

+ Địa hình ở các đồng bằng rất khác nhau:

  • Đồng bằng Đông Âu: gồm các vùng đất cao, đồi thoải xen với các vùng đồi thấp và thung lũng rộng.

  • Đồng bằng trung lưu Đa-nuýp tương đối thấp và bằng phẳng (trừ phía tây).

- Khu vực miền núi gồm:

+ Núi già ở phía bắc và trung tâm châu lục, độ cao trung bình hoặc thấp (VD: dãy X-can-đi-na-vi, U-ran, ...) cùng với nhiều suối nước nóng.

+ Núi trẻ ở phía nam, độ cao trung bình dưới 2000m (VD: Dãy An-pơ, Các-pát, Ban-căng,...), trong đó dãy An-pơ cao và đồ sộ nhất châu Âu với nhiều đỉnh trên 4000m (VD đỉnh Mông-blăng cao khoảng 4.807m).

b. Khí hậu

- Khí hậu châu Âu có sự phân hóa đa dạng từ bắc xuống nam, từ tây sang đông, tạo nên các đới, các kiểu khí hậu khác nhau. Do lãnh thổ kéo dài từ các vĩ độ cận cực (71oB) đến cận nhiệt đới (36oB) nên lãnh thổ châu Âu nằm trong ba đới khí hậu chính:

+ Đới khí hậu cực và cận cực

+ Đới khí hậu ôn đới

+ Đới khí hậu cận nhiệt đới

Đới khí hậu

Phân bố

Khí hậu

Nguyên nhân

Cực và cận cực

Khu vực Bắc Âu

- Mùa đông lạnh, mùa hạ mát và ẩm

- Lượng mưa ít, dưới 500mm

- Nằm ở vĩ độ cao

- Ảnh hưởng của dòng biển nóng

Ôn đới

Khu vực Tây Âu, Trung Âu và Đông Âu

Khí hậu phân hóa rõ rệt:

- Tây và Trung Âu có kiểu khí hậu ôn đới hải dương, mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm, mưa tương đối lớn quanh năm từ 800 – 1000mm.

- Đông Âu có kiểu khí hậu lục địa, mùa đông lạnh và khô, mùa hạ nóng và ẩm, mưa ít chỉ khoảng 500mm.


- Tây và Trung Âu: Do ảnh hưởng trực tiếp của dòng biển nóng và gió Tây Ôn Đới.

- Đông Âu: Do nằm sâu trong lục địa, ít chịu ảnh hưởng của gió Tây Ôn Đới.

Cận nhiệt đới

Nam Âu

Thuộc kiểu cận nhiệt địa trung hải.

- Mùa hạ: nóng, khô

- Mùa đông: không lạnh lắm, mưa nhiều

Lượng mưa trung bình từ 500-700mm


- Mùa hạ do ảnh hưởng của áp cao cận nhiệt đới.

- Mùa đông: ảnh hưởng của gió Tây Ôn Đới.

 

- Ở các vùng núi cao, do ảnh hưởng của độ cao địa hình, khí hậu còn phân hóa theo đai cao.

c. Sông ngòi

- Mạng lưới sông ngòi khá phát triển, lượng nước dồi dào, nhưng đa số là sông ngắn và nhỏ.

- Một số con sông lớn là: Rai-nơ, Đa-nuýp, Von-ga (trong đó Von-ga là con sông dài nhất châu Âu – 3690km).

Sông Volga (Nga)

- Chế độ nước rất phong phú và đa dạng, do nhiều nguồn cấp nước như mưa, tuyết tan, băng hà núi cao,...

- Hệ thống kênh đào ở châu Âu rất phát triển, nối liền nhiều quốc gia và khu vực, nên giao thông đường sông rất thuận lợi.

III. Đặc điểm phân hóa các đới khí hậu

Thiên nhiên châu Âu phân hóa rõ rệt thành các đới khí hậu:

* Đới lạnh: có khí hậu cực và cận cực

- Phân bố: khu vực Bắc Âu

- Khí hậu: lạnh giá quanh năm, mặt đất bị bao phủ bởi băng tuyết.

- Sinh vật nghèo nàn: thực vật chủ yếu là rêu, địa y và cây bụi; động vật chỉ có một số loài chịu được lạnh như chuột Lem-mút, chó sói, chồn, cú Bắc cực,...

* Đới ôn hòa: có khí hậu ôn đới và cận nhiệt:

- Khí hậu ôn đới chiếm phần lớn diện tích, ở bán đảo Xcan-đi-na-vi, Tây Âu, Trung Âu và một phần ở Đông Âu. Thiên nhiên thay đổi theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa.

- Phía bắc:

+ Khí hậu: Lạnh, ẩm ướt

+ Thực vật chủ yếu: Rừng lá kim

+ Đất điển hình: pốt-dôn

- Phía tây:

+ Khí hậu: mùa đông ấm, mùa hạ mát, mưa nhiều.

+Thực vật chủ yếu: Rừng lá rộng, ngoài ra còn có rừng hỗn hợp.

+ Đất điển hình: đất rừng nâu xám.

- Phía đông nam:

+ Khí hậu: mang tính chất lục địa, ít mưa.

+ Thực vật chủ yếu: thảo nguyên ôn đới và bán hoang mạc.

+ Đất điển hình: Đất đen thảo nguyên ôn đới

+ Động vật chủ yếu của khí hậu ôn đới là nai sừng tấm, sóc, gấu nâu, linh miêu,...

- Khí hậu cận nhiệt phân bố chủ yếu ở Nam Âu, ven Địa Trung Hải

+ Khí hậu: thuộc kiểu cận nhiệt địa trung hải

+ Thực vật chủ yếu: rừng cây bụi lá cứng (sồi, nguyệt quế, ô-liu, thông, tuyết tùng,...).

+ Động vật chủ yếu: các loài bò sát như thằn lằn, tắc kè, rùa, nhím, rắn,...