Bài 11. Phương thức con người khai thác và bảo vệ thiên nhiên ở châu Phi

Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Đổi lựa chọn

I. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường xích đạo

* Đặc điểm tự nhiên:

- Phân bố: bồn địa Công-gô và vùng duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê

- Khí hậu: nóng, mưa nhiều

- Đất đai: màu mỡ

- Rừng rậm chiếm diện tích lớn với động – thực vật phong phú.

- Khoáng sản: đa dạng, có nhiều loại có giá trị như dầu mỏ, vàng, quặng sắt, phốt phát,...

* Khai thác và sử dụng:

- Khai thác tài nguyên đất, nước, rừng hình thành các vùng trồng cây công nghiệp (ca cao, caosu,...) để xuất khẩu.

- Khai thác và xuất khẩu dầu mỏ, bô-xit,...

* Khó khăn: 

- Rừng ngày càng suy giảm

- Đất đai bị thoái hóa

- Ô nhiễm môi trường,...

II. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới

* Đặc điểm tự nhiên:

- Phân bố: phía bắc và phía nam môi trường xích đạo.

- Khí hậu: phía bắc có lượng mưa ít, khô hạn kéo dài; phía nam ẩm và dịu hơn; phía đông quanh năm nóng, ẩm và mưa nhiều.

- Khoáng sản: vàng, đồng, chì,...

* Khai thác và sử dụng:

- Những khu vực khô hạn, chủ yếu trồng kê; chăn nuôi dê, cừu theo hình thức chăn thả

- Những khu vực mưa nhiều ở phía đông: trồng cây ăn quả và cây công nghiệp xuất khẩu (cà phê) và chăn nuôi gia súc.

- Những khu vực nhiều khoáng sản: tập trung khai thác, chế biến để xuất khẩu.

- Thành lập các “xavan công viên”, các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, tạo các điểm tham quan hấp dẫn thu hút khách du lịch.

* Khó khăn:

- Tình trạng thoái hóa đất

- Khan hiếm nước

- Nhiều loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng, ...

III. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc

* Đặc điểm tự nhiên:

- Phân bố: hoang mạc Xa-ha-ra ở phía bắc và hoang mạc Ca-la-ha-ri và Na-mip ở phía nam.

- Khí hậu: khô hạn, lượng mưa rất ít.

- Đất: khô cằn, chủ yếu là sỏi đá

- Động – thực vật: nghèo nàn, trừ nơi có mạch nước làm xuất hiện các ốc đảo.

- Khoáng sản: có trữ lượng lớn nhất là dầu mỏ.

* Khai thác và sử dụng:

- Khai thác tài nguyên nước và sinh vật để chăn nuôi du mục.

- Trồng chà là, cam, chanh, lúa mạch,.... tại các ốc đảo.

- Nhờ khoa học kĩ thuật, cải tạo hoang mạc thành đồng ruộng.

- Khai thác đầu mỏ, vàng và kim cương để xuất khẩu.

- Phát triển du lịch nhờ cảnh quan độc đáo.

* Khó khăn: 

Hoang mạc hóa ngày càng mở rộng.

IV. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường cận nhiệt

* Đặc điểm tự nhiên:

- Phân bố: dải hẹp ở vùng cực Bắc và cực Nam châu Phi.

- Khí hậu: cận nhiệt Địa Trung Hải (mùa đông ấm, ẩm, mưa nhiều; mùa hạ nóng, khô)

- Khoáng sản: vàng, kim cương, dầu mỏ, khí đốt, phốt phát, ...

* Khai thác, sử dụng:

- Dựa vào đặc điểm khí hậu, đất và sinh vật để: trồng cây ăn quả cận nhiệt (như nho, ô-liu, cam, chanh,...) và cây lương thực (lúa mì, ngô), chăn nuôi cừu.

- Dựa vào khoáng sản để: phát triển khai thác và xuất khẩu phốt phát, khí đốt, dầu mỏ,...

- Phát triển du lịch

* Khó khăn: 

- Hoang mạc hóa mở rộng