Bài 11. Phương thức con người khai thác và bảo vệ thiên nhiên ở châu Phi
Sách kết nối tri thức với cuộc sống
Phạm vi môi trường xích đạo của châu Phi bao gồm
Môi trường xích đạo gồm bồn địa Công-gô và vùng duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê.
Môi trường xích đạo tạo điều kiện thuận lợi như thế nào cho sự phát triển kinh tế của châu Phi?
Khu vực xích đạo có nhiều điều kiện để phát triển:
- Nền nông nghiệp xích đạo với các loại cây công nghiệp như cọ dầu, ca cao,... hình thành nên các vùng chuyên canh, cung cấp cho nhà máy chế biến hoặc phục vụ xuất khẩu.
- Khai thác khoáng sản: dầu mỏ, bô xít,...=> phát triển công nghiệp.
Vấn đề môi trường ở khu vực xích đạo gây ảnh hưởng nhiều nhất tới người dân nơi đây là
Hiện nay, sự suy giảm diện tích rừng và vấn đề suy thoái tài nguyên đất là một trong những vấn đề môi trường ở khu vực xích đạo gây ảnh hưởng khá lớn đến đời sống của người dân.
Các loại cây trồng chính là lạc, bông, kê,...; chăn nuôi dê, cừu theo hình thức chăn thả là hình thức canh tác chủ yếu của môi trường
Ở các khu vực phía bắc môi trường nhiệt đới, lượng mưa ít, thời kì khô hạn kéo dài, xa van phát triển, người dân chủ yếu trồng kê, lạc, bông,... và chăn nuôi dê, cừu theo hình thức chăn thả.
Để vừa bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên và vừa phát triển kinh tế ở môi trường nhiệt đới ở châu Phi, biện pháp được các quốc gia thực hiện là
Để bảo vệ các loài sinh vật, một số quốc gia ở châu Phi đã thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, các xa-van công viên, các vườn quốc gia để có thể vừa bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, vừa phát triển du lịch sinh thái.
Hoạt động kinh tế nào sau đây không được tiến hành ở môi trường nhiệt đới.
Tại môi trường nhiệt đới, các hoạt động kinh tế đã được tiến hành gồm có:
- Phát triển nông nghiệp: ở khu vực nhiệt đới khô tiến hành canh tác các cây trồng như kê, lạc, bông,... chăn thả cừu, dê; khu vực nhiệt đới ẩm tiến hành trồng cây ăn quả và cây công nghiệp.
- Phát triển các hoạt động khai thác và xuất khẩu khoáng sản.
- Một số nước phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm cây nông nghiệp, chăn nuôi.
- Phát triển du lịch tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, công viên xa-van,...
Đặc điểm nổi bật của môi trường hoang mạc là
Đặc điểm nổi bật ở môi trường hoang mạc châu Phi là khô hạn, lượng mưa rất thấp, biên độ nhiệt ngày đêm lớn.
Cho các hoạt động kinh tế sau:
- chăn nuôi du mục.
- trồng trọt.
- đầu tư, chuyển giao công nghệ.
- khai thác khoáng sản.
- du lịch.
- phát triển trang trại.
Có bao nhiêu hoạt động kinh tế đã được tiến hành ở môi trường hoang mạc ở châu Phi?
- Tại các ốc đảo, nơi có nguồn nước lộ ra, người dân trồng các loại cây ăn quả (cam, chanh, chà là,…) và cây lương thực (lúa mạch…). Chăn nuôi gia súc được tiến hành theo hình thức chăn nuôi du mục (dê, lạc đà,...), giúp vận chuyển hàng hóa và buôn bán xuyên hoang mạc.
- Nhờ tiến bộ của khoa học - kĩ thuật, nhiều mỏ dầu khí, mỏ khoáng sản, túi nước ngầm được phát hiện, giúp thay đổi nhiều vùng hoang mạc, phát triển hoạt động du lịch.
Để đối phó với tình trạng hoang mạc hóa, các quốc gia châu Phi đã
Hiện nay, để đối phó với tình trạng mở rộng diện tích hoang mạc ở châu Phi, các nước trong khu vực đã hợp tác trong việc xây dựng nên các vành đai, bức tường xanh bằng việc thay thế những dải đất khô cằn bằng những mảng cây xanh tốt.
Các giống cây cận nhiệt như nho, ô liu, cam, chanh,... cây lương thực: lúa mì, ngô,... được trồng phổ biến ở
Môi trường địa trung hải đã được con người khai thác để trồng các cây cận nhiệt như nho, ô liu, cam,... cây lương thực như lúa mì, ngô,...