Bài 6. Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á
Sách kết nối tri thức với cuộc sống
Nhận xét nào sau đây đúng về quy mô dân số châu Á?
Châu Á là châu lục có dân số đông nhất thế giới -> đặc điểm này thể hiện quy mô dân số châu Á rất lớn so với các khu vực còn lại trên thế giới.
Đáp án nào sau đây không đúng về phân bố dân cư tại châu Á?
Châu Á có mật độ dân số cao (150 người/km2-2020).
Dân cư phân bố không đồng đều, tập trung đông đúc ở khu vực Nam Á, Đông Nam Á, phía đông của Đông Á. Các khu vực Bắc Á, Trung Á, Tây Á,... khá thưa thớt.
Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng (Năm 2020, tỉ lệ dân đô thị đạt 51,1%). ⅔ số đô thị trên 10 triệu dân nằm ở châu Á.
Hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số của châu Á đã giảm đáng kể, có được thành tựu trên chủ yếu là nhờ
Hiện nay, nhờ thực hiện tốt chính sách dân số nên tỉ lệ gia tăng dân số của châu Á đã giảm đáng kể, ngang với mức trung bình của thế giới.
Cho bảng số liệu sau:
Dân số các châu lục thời kì 1980 - 2035
Nhận xét nào sau đây đúng về bảng số liệu trên?
Châu Á có số dân cao nhất và chiếm tỉ trọng lớn nhất trong toàn bộ dân số thế giới.
Quy mô dân số châu Á tăng liên tục qua các năm, nhưng tỉ trọng trong cơ cấu dân số thế giới đang có xu hướng giảm.
Chiếm tỉ lệ lớn nhất trong dân cư châu Á là chủng tộc
Hai chủng tộc chiếm tỉ lệ lớn nhất ở châu Á là Môn-gô-lô-it và Ơ-rô-pê-ô-it.
Chủng tộc Môn-gô-lô-it phân bố chủ yếu ở các khu vực nào sau đây?
Chủng tộc Môn-gô-lô-it phân bố chủ yếu ở khu vực Bắc Á, Đông Á và Đông Nam Á.
Ấn Độ là nơi ra đời của hai tôn giáo lớn
Ấn Độ là nơi ra đời của hai tôn giáo lớn: Ấn Độ giáo và Phật giáo.
Dân cư châu Á tập trung đông đúc nhất ở khu vực địa hình nào sau đây?
Dân cư châu Á tập trung đông dúc nhất ở khu vực đồng bằng ven biển rộng lớn: đồng bằng Hoa Bắc, Hoa Trung, các khu vực đồng bằng ven biển phía đông thuộc Đông Nam Á. Vùng đồng bằng ven biển có địa hình bằng phẳng, giao thông thuận lợi, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào...thuận lợi cho sinh sống, phát triển kinh tế.
Các khu vực dân cư thưa thớt nhất ở châu Á thường có đặc điểm khí hậu
Các khu vực thưa dân nhất ở châu Á là Bắc Á, phía Tây Trung Quốc (nội địa), tiếp đến là khu vực Tây Nam Á và Trung Á. Đây là những khu vực có khí hậu khắc nghiệt: quá nóng hoặc quá lạnh làm cho hoạt động sống của con người khó khăn hơn.
Ví dụ: Vùng Tây Nam Á và Trung Á, vùng nội địa có khí hậu khô hạn, xuất hiện nhiều hoang mạc, ban ngày nhiệt độ lên tới trên 400C, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm rất lớn; ngược lại khu vực Bắc Á có khí hậu lạnh giá, mùa đông đóng băng, nhiệt độ hạ thấp âm hàng chục oC, đời sống vô cùng khó khăn.
Đâu không phải là đặc điểm dân cư – xã hội nổi bật của châu Á?
Đặc điểm dân cư – xã hội nổi bật của châu Á là: châu lục có dân số đông nhất thế giới; là cái nôi của những nền văn minh lâu đời trên thế giới (Ấn Độ, Trung Quốc, Ai Cập, Lưỡng Hà); nơi ra đời của các tôn giáo lớn (Hồi giáo, Ki-tô giáo, Phật giáo, Ấn Độ giáo), thành phần chủng tộc đa dạng (Môn-gô-lô-ít, Ơ-rô-pê-ô-ít, Ô-xtra-lô-ít).
=> Nhận xét B, C, D đúng
Châu Á là châu lục có dân số đông nhất thế giới => nhận xét A. Dân số đông thứ 2 thế giới là không đúng.
Nhân tố tự nhiên nào sau đây ít ảnh hưởng nhất đến bức tranh phân bố dân cư toàn châu Á?
Dân cư châu Á tập trung đông đúc ở các khu vực Đông Nam Á, Đông Á và Nam Á. Đây là những khu vực có khí hậu mang tính chất gió mùa với lượng mưa lớn, tập trung nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn, giáp biển, nguồn nước dồi dào (nhiều hệ thống sông) => thuận lợi cho đời sống sinh hoạt và phát triển kinh tế.
Ngược lại các khu vực có khí hậu khắc nghiệt hoặc địa hình núi cao hiểm trở, nguồn nước khan hiếm (Tây Nam Á, Bắc Á và vùng nội địa) dân cư phân bố thưa thớt hơn, mặc dù đây là nơi có nguồn khoáng sản giàu có (các mỏ kim loại, dầu mỏ).
=> Như vậy, nhân tố địa hình, khí hậu, nguồn nước có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố dân cư châu Á. Ngược lại nhân tố khoáng sản ít ảnh hưởng nhất đến sự phân bố dân cư.
Các nền văn hoá - văn minh phương Đông thường xuất hiện gắn liền với nhân tố nào sau đây?
Bốn nền văn hoá - văn minh tiêu biểu của Phương Đông là: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc. Sự ra đời các nền văn hoá - văn minh trên thường xuất hiện trên lưu vực những dòng sông lớn – nơi con người có thể bám vào đó đề sinh tồn.
Ví dụ: Lưu vực sông Nin ở Ai Cập; lưu vực Lưỡng Hà tạo bởi sông Tigrơ và Ơphơrat ở khu vực Tây Nam Á; lưu vực đồng bằng bắc Ấn Độ tạo bởi sông Ấn và sông Hằng; lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang tạo ra vùng đồng bằng Hoa Bắc và Hoa Trung màu mỡ.
Ngoài 4 nền văn hóa – văn minh lớn trên, ở nước ta cũng xuất hiện nền văn hóa – văn minh sông Hồng gắn liền lưu vực đồng bằng châu thổ do phù sa sông Hồng bồi đắp.