Bài 2. Đặc điểm dân cư, xã hội

Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Đổi lựa chọn

I. Cơ cấu dân cư

- Năm 2020: châu Âu có khoảng 747 triệu người (bao gồm cả số dân của Liên Bang Nga), đứng thứ 4 về dân số sau châu Á, Phi, Mỹ.

* Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi:

- Châu Âu có cơ cấu dân số già:

+ Tỉ lệ người dưới 15 tuổi thấp và có xu hướng giảm

+ Tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên cao và có xu hướng tăng.

- Hậu quả: thiếu hụt lao động trong tương lai.

- Giải pháp: 

+ Thu hút lao động từ bên ngoài

+ Khuyến khích sinh đẻ

+ Kéo dài độ tuổi lao động, ....

* Cơ cấu dân số theo giới tính :

- Có sự chênh lệch 

+ Tỉ lệ dân số nữ nhiều hơn dân số nam.

+ Tuy nhiên, tỉ lệ dân số nam có xu hướng tăng lên, trong khi tỉ lệ dân số nữ có xu hướng giảm xuống.

* Cơ cấu dân số theo trình độ học vấn:

- Dân cư châu Âu có trình độ học vấn cao, tạo ra năng suất lao động rất lớn.

- Năm 2019, tỉ lệ nhập học các cấp trên 83% trong tổng số dân.

II. Đô thị hóa

- Đô thị hóa diễn ra sớm:

+ Đô thị ở châu Âu xuất hiện từ thời kì cổ đại.

+ Phát triển mạnh mẽ nhất vào thế kỉ XVIII, gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh.

+ Nhiều đô thị lớn được ra đời, kết nối với nhau tạo thành các chuỗi đô thị như Luân-đôn, Pa-ri, Mi-lan,....

- Mức độ đô thị hóa cao: 

+ Năm 2020 khoảng 75% số dân sinh sống ở thành thị.

+ Các quốc gia có tỉ lệ dân thành thị cao là Bỉ, Hà Lan, Ai-xơ-len, Luc-xăm-bua, Anh, Đan Mạch và Thụy Điển.

- Đô thị hóa đang mở rộng: 

+ Việc phát triển sản xuất công nghiệp ở vùng nông thôn cùng với việc mở rộng ngoại ô của các đô thị đã thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa nông thôn.

+ Tạo nên nhiều đô thị vệ tinh.

III. Di cư

* Đặc điểm di cư

- Người Ơ-rô-pê-ô-it sinh sống trên lãnh thổ châu Âu từ rất sớm.

- Cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, số lượng người nhập cư từ các châu lục, khu vực khác (châu Phi, Trung Đông, ...) vào châu Âu ngày càng nhiều (do nhu cầu sử dụng lao động của các quốc gia và nhu cầu tìm việc làm của người dân).

- Năm 2019, tiếp nhận khoảng 82 triệu người di cư quốc tế.

* Ảnh hưởng

- Thuận lợi: Bổ sung một lực lượng lao động lớn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.

- Khó khăn: Gây khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, hệ thống phúc lợi và sự ổn định chính trị của các quốc gia.