Bài 13. Đại Việt thời Trần (1226-1400)

Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Đổi lựa chọn

I. Nhà Trần thành lập

- Cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu:

+ Vua, quan ăn chơi, không chăm lo thế sự.

+ Lụt lội, hạn hán, mất mùa thường xuyên.

+ Nhân dân khởi nghĩa.

+ Các thế lực cát cứ nổi dậy.

=> Nhà Lý buộc phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các thế lực nổi loạn.

- Năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh.

=> Nhà Trần thành lập.

II. Tình hình chính trị

- Thể chế quân chủ trung ương tập quyền, gốm 3 cấp:

+ Triều đình:

+ Đơn bị hành chính trung gian: 12 lộ (An phủ sứ), phủ (tri phủ), huyện, châu (tri châu, tri huyện).

+ Cấp hành chính cơ sở: xã (xã quan).

- Quý tộc nhà Trần nắm giữ chức vụ quan trọng.

- Đặt chức quan chuyên môn: Thái y viện, Quốc sử viện, Hà đê sứ.

.* Pháp luật thời Trần

- Ban hành Quốc triều hình luật.

- Nội dung:

+ Bảo vệ vua, giai cấp thống trị.

+ Xác nhận, bảo vệ quyền tư hữu tài sản.

+ Quy định mua bán ruộng đất.

- Đặt Thẩm hình viện để xét việc kiện cáo.

- Đặt chuông tại điện Long Trì để dân kêu oan.

=> Tiến bộ trong luật pháp và việc quản lí đất nước.

III. Tình hình kinh tế

* Nông nghiệp:

- Khai hoang, đắp đê, nạp vét kênh mương.

- Đặt chức quan coi việc đê điều (Hà đê sứ)

Vua hạ lệnh cho các lộ đắp đê từ đầu nguồn đến cửa biển để đề phòng nước sông lên to, gọi là đê Đỉnh Nhĩ, chỗ nào đắp vào ruộng đất của dân sẽ tính tiền trả lại.

=> Kinh tế nông nghiệp phát triển.

* Thủ công nghiệp:

- Thủ công nghiệp nhà nước: gốm, dệt, vũ khí.

- Thủ công nghiệp dân gian: đúc đồng, giấy, …

* Thương nghiệp:

- Nội thương: làng, xã, chợ, kinh thành đã có 61 phố phường.

- Ngoại thương mở mang: Vân Đồn (Quảng Ninh); Hội Thống (Hà Tĩnh)

IV. Tình hình xã hội

- Xã hội thời Trần tiếp tục phân hóa.

- Tầng lớp quý tộc, quan lại hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi, làm chủ những điền trang, thái ấp rộng lớn.

- Địa chủ ngày càng nhiều do sự phát triển của ruộng tư nhân.

- Nông dân vẫn là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội.

- Ngoài ra, còn có thợ thủ công và thương nhân. Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội.

V. Tình hình văn hóa

1. Tư tưởng tôn giáo

- Tín ngưỡng cổ truyền: thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc, người có công.

- Tín ngưỡng, tôn giáo:

+ Đạo Phật: nhiều chùa, nhiều quí tộc tu hành.

+ Nho giáo: phát triển mạnh hơn, nhiều nhà Nho được trọng dụng: Trương Hán Siêu, Phạm Sư Mạnh, Chu Văn An.

- Sinh hoạt văn hóa: ca hát, nhảy múa.

- Lối sống giản dị, thượng võ, yêu nước, nhân nghĩa.

=> Văn hóa phong phú, đa dạng mang đậm tính dân tộc.

2. Giáo dục và khoa học – kĩ thuật

a. Giáo dục

- Trường học ngày càng nhiều: trường công (lộ, phủ); trường tư (xã).

- Các kì thi được tổ chức thường xuyên: định lệ thi, nội dung thi.

b. Sử học

- Lập Quốc sử viện.

- Năm 1272, bộ “Đại Việt sử ký”.

c. Quân sự, y học, khoa học kĩ thuật

- Quân sự: Binh thư yếu lược (Trần Quốc Tuấn).

- Y học: Tuệ Tĩnh.

- Khoa học – kĩ thuật: Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán, Hồ Nguyên Trừng,

d. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc

- Nhiều công trình kiến trúc có giá trị ra dới: tháp Phổ Minh, Thành Tây Đô, …

- Nghệ thuật chạm khắc tinh tế: hổ, sư tử, trâu, quan hầu bằng đá. Hình rồng khắc trên đá trau chuốt, có sừng uy nghiêm.

e. Văn học và nghệ thuật

- Nội dung: yêu nước, tự hào dân tộc.

- Gồm: văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm.

- Thành tựu tiêu biểu:

+ Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn).

+ Phú Sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu).

+ Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải).

+ Thiên trường vãn vọng (Trần Nhân Tông).