Bài 17: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

Sách cánh diều

Đổi lựa chọn

I. Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

a. Sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc

- Cơ sở hình thành khối đại đoàn kết dân tộc:

+ Tình yêu gia đình và quê hương đất nước

+ Yêu cầu liên kết đẻ trị thủy, làm thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

+ Yêu cầu tập hợp lực lượng để đấu tranh chống ngoại xâm.

- Biểu hiện của khối đoàn kết dân tộc qua các thời kì lịch sử:

+ Khối đoàn kết dân tộc ở Việt Nam đã hình thành từ rất sớm - từ thời dựng nước Văn Lang - Âu Lạc và được củng cố qua cuộc đấu tranh bền bỉ trong hơn 1000 năm Bắc thuộc

+ Thời kì phong kiến tự chủ, khối đại đoàn kết dân tộc luôn được các vương triều quan tâm, xây dựng thông qua nhiều chính sách, biện pháp cụ thể.

+ Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (1930), khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng được củng cố, phát triển và mở rộng. Khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam được thể hiện tập trung trong Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, được thành lập này 18/11/1930 với tên gọi Hội Phản đế đồng minh, nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

b. Vai trò của tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước

Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam có truyền thống lâu đời (nhà nước Văn Lang - Âu Lạc), phát triển qua hoạt động sống hằng ngày và các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc . 

Việc trồng lúa nước yêu cầu nhân dân ta lại cùng nhau “chung lưng đấu cật” xây dựng thủy lợi và đê điều từ đó hình thành tinh thần đoàn kết trong nhân dân.

c. Vai trò của tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay

Hiện nay, khối đại đoàn kết dân tộc có vai trò lớn: là cơ sở huy động sức mạnh của toàn dân tộc trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, giữ gìn hòa bình, ổn định xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, toàn bộ lãnh thổ quốc gia.

Ví dụ: Các hội đồng hương, các hội phụ nữ, các hoạt động ủng hộ đồng bào khó khăn....

II. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay

a. Quan điểm của Đảng

+ “Không phân biệt”.

+ “Quốc gia thống nhất của các dân tộc”

+ “Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển”

+ “Nghiêm cấm hành vi chia rẽ, kì thị”

b. Nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc.

III. Sơ đồ tư duy khối đại đoàn kết dân tộc