I. Cơ sở tự nhiên
a. Vị trị địa lí
- Về vị trí địa lý, khu vực Đông Nam Á có vị trí địa lý như sau:
+ Đông Nam Á bao gồm các bán đảo và quần đảo chạy dài từ Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Không những thế còn gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp.
+ Đông Nam Á có vị trí quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn do gần 2 nền văn minh lớn là Ấn Độ và Trung Quốc
- Nhận xét về vị trí khu vực Đông Nam Á:
+ Đông Nam Á được xem như một “ngã tư đường”, cầu nối của những nền văn minh thế giới do nằm trên con đường hàng hải nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
+ Việc trao đổi hàng hóa, buôn bán phát triển mạnh do có đường bờ biển dài. Nhiều hàng hóa nổi tiếng như trầm hương, kỳ nam, gia vị,v.v… được buôn bán.
+ Chịu nhiều ảnh hưởng văn hóa mạnh mẽ từ 2 nền văn minh lớn là Trung Quốc và Ấn Độ.
b. Điều kiện tự nhiên
Đông Nam Á có một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên như sau:
- Đông Nam Á có hệ thống sông ngòi dày đặc
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa là khí hậu chủ yếu ở đây
- Thương mại biển phát triển và sản vật biển phong phú do hầu hết các quốc gia đều giáp biển.
- Đông Nam Á là cái nôi của văn minh nông nghiệp lúa nước
II. Cơ sở xã hội
a. Cư dân, tộc người
* Sự đa dạng về cư dân, tộc người có tác động đến văn minh Đông Nam Á thời kì cổ -trung đại như sau:
- Có nhiều cư dân, tộc người sẽ tạo nên bản sắc văn hóa riêng cho từng cộng đồng, dân tộc, quốc gia.
- Không những thế còn góp phần làm phong phú, đa dạng thêm nền văn hóa của nhân loại.
- Những phong tục, tập quán mới được tạo rado các cư dân, tộc người giao lưu, tiếp xúc với nhau, học hỏi và phát triển, làm giàu văn hóa dân tộc mình.
b. Tổ chức xã hội
- Cơ sở xã hội hình thành nên văn minh Đông Nam Á là làng. Làng là tổ chức xã hội, đơn vị cư trú của cư dân Đông Nam Á. Khép kín, tách biệt, tự cung tự cấp và mang tính phòng thủ là các đặc điểm chung của làng. Từ làng hình thành nên các quốc gia đầu tiên, tạo nền tảng cho sự hình thành văn minh Đông Nam Á. “Mất nước nhưng không mất làng” chính là câu nói minh chứng cho vai trò của làng tại Việt Nam.
III. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc
a. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ
- Qua con đường thương mại biển từ thương nhân, nhà truyền giáo Ấn Độ chính là cách cư dân Đông Nam Á tiếp nhận ảnh hưởng của Ấn Độ.
- Chính trị (mô hình nhà nước), tư tưởng, tôn giáo (đạo Phật, đạo Hin-đu), Văn hóa (phong tục, tập quán, lễ hội,...), Nghệ thuật (các công trình kiến trúc, điêu khắc) là các lĩnh vực chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ
b. Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc
Tư tưởng (Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo), Chính trị (mô hình tổ chức nhà nước), Văn hóa (phong tục, lễ hội..), Giáo dục (thi cử nho học), Văn học- nghệ thuật ( kiến trúc, hội họa, thi ca, v.v…) chính là các linh vực chịu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa đối với Đông Nam Á
Một số ví dụ cho thấy ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa ở Việt Nam:
- Tôn giáo: Phật giáo bắc tông
- Chính trị: Mô hình tổ chức nhà nước
- Tư tưởng: Nho giáo
- Lễ tết: Tết Hàn thực, Tết Nguyên tiêu, v.v…
- Văn học: tiểu thuyết chương hồi, thơ tứ tuyệt, v.v..