Bài 6: Một số nền văn minh phương Đông (tiếp)

Sách cánh diều

Đổi lựa chọn

I. Sơ đồ tư duy văn minh Trung Hoa

II. Điều kiện tự nhiên và dân cư

- Trung Quốc nằm ở phía đông châu Á, địa hình có nhiều núi và cao nguyên. Phía đông, lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang tạo nên những đồng bằng màu mỡ, thuận lợi phát triển nông nghiệp.

- Trên lưu vực sông Hoàng Hà, từ thời nguyên thủy hình thành tộc Hoa Hạ, mở rộng lãnh thổ về phía nam, đồng hóa các cư dân bản địa.

III. Sự phát triển kinh tế

- Người Hoa Hạ trồng các loại cây: lúa mì, kê, dâu, đay,… công cụ sản xuất chủ yếu bằng gỗ, đá, xương.

- Những tiến bộ về kĩ thuật sản xuất và trị thủy đã thúc đẩy kinh tế phát triển. Các ngành nghề thủ công như làm gốm, đúc đồng, luyện sắt,…

- Hoạt động ngoại thương cực kì phát triển mạnh mẽ thông qua con đường tơ lụa.

IV. Điều kiện chính trị-xã hội

- Khoảng thế kỉ XXI TCN, cư dân ở lưu vực Hoàng Hà bước vào thời kì tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước.

- Trải qua các triều đại Hạ, Thương, Chu, tổ chức bộ máy nhà nước từng bước được xây dựng và phát triển theo mô hình quân chủ chuyên chế. Từ thời Chu, do chế độ phân phong cho tôn tất và công thần, trên lãnh thổ Trung Quốc hình thành rất nhiều nước nhỏ.

- Thời Hạ, Thương, Chu cơ cấu xã hội Trung Quốc bao gồm vua, quý tộc, nông dân, thương nhân và thợ thủy công. Từ thời Tần trở đi, nông dân là giai cấp đông đảo nhất, giữ vai trò quan trọng.

V. Chữ viết Trung Hoa cổ đại

- Từ thời nhà Thương, người Trung Quốc đã sáng tạo ra loại chữ tượng hình, được khắc trên mai rùa, xương thú, trên cơ sở đó sáng tạo ra nhiều loại chữ để biểu đạt.

- Thời Tần, chữ viết được cải tiến và thống nhất được gọi là chữ Tiểu triện và định hình cho chữ viết ngày nay.

VI. Văn học

- Có nhiều thể loại như thơ ca, từ, phú, kịch, tiểu thuyết. 

- Thời cổ đại, hàng trăm bài thơ được tập hợp trong Kinh Thi và Sở Từ.

- Văn học Trung Quốc cổ-trung đại không những có những giá trị nghệ thuật cao, mà còn phản ánh mọi mặt của xã hội Trung Quốc thời bấy giờ.

VII. Sử học

- Những ghi chép mang nội dung lịch sử đã xuất hiện từ thời cổ đại. Trong cung đình thời Tây Chu, Đông Chu có quan chuyên trách việc chép sử. Những tác phẩm tiêu biểu là sách Xuân Thu, Tả truyện, Sử kí,…

- Thời Đường, Sử quán là cơ quan biên soạn lịch sử của Nhà nước được thành lập biên soạn 24 bộ sử lớn.

VIII. Khoa học-kĩ thuật

- Toán học: 

+ Thời Chu, toán là một trong sáu môn con em quý tộc phải học 

+ Thời Nam-Bắc triều, nhà toán học Tổ Xung Chi đã tìm ra số pi chính xác.

- Thiên văn học và lịch pháp:

+ Người Trung Quốc cổ đại sớm có những hiểu biết quan trong về Thiên văn học.

+ Trên cơ sở đó, người Trung Quốc sáng tạo ra đại lịch.

- Y học: 

+ Những kiến thức, kinh nghiệm về khám chữa bệnh, các phương thuốc đã được tập hợp thành các bộ sách y dược nổi tiếng, nhiều thầy thuốc nổi tiếng như Hoa Đà, Trương Trọng Cảnh.

- Các phát minh kĩ thuật:

+ Người Trung Quốc có bốn phát minh kĩ thuật quan trọng là kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, thuốc súng và la bàn.

IX. Nghệ thuật

- Kiến trúc: coi trọng sự hài hòa với thiên nhiên, sự đối xứng, trật tự và chiều sâu bên trong bố cục công trình xây dựng.

- Điêu khắc: thể hiện rất phong phú các tượng tròn, các phù điêu trên các công trình kiến trúc và các chạm trổ trên đồ đồng, đồ ngọc,…

- Hội họa: rất phong phú, với các đề tài đời sống về cung đình, tôn giáo, phong cảnh, con người, chim, thú,…

- Âm nhạc: được mệnh danh là đất nước của nhạc lễ, nhạc vũ, ca vũ, hí khúc cũng rất phát triển.

X. Tư tưởng, tôn giáo

- Các thuyết Âm dương, Bát quái, Ngũ hành: tìm cách giải thích nguồn gốc thế giới, đúc kết thành cách thuyết Âm dương, Ngũ hành, Bát quái.

- Nho gia: người sáng lập phái là Khổng Tử, trở thành tư tưởng chính thống của chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc, kéo dài hơn 2 000 năm.

- Pháp gia: tư tưởng Pháp gia được khởi xướng bởi Quản Trọng- tướng quốc nước tề, chủ trương của pháp gia là dùng pháp luật để quản lí đất nước.

- Mặc gia: người sáng lập là Mặc Tử, ông đề xuất thuyết Kiêm ái, phản đối chiến tranh.

- Đạo gia và Đạo giáo: Lão Tử là người khởi xướng tư tưởng Đạo gia.