I. Sơ đồ tư duy sử học với các lĩnh vực khoa học
II. Sử học-môn khoa học mang tính liên ngành
- Sử học là ngành khoa học có đối tượng nghiên cứu rộng, liên quan đến nhiều ngành khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Sử học sử dụng tri thức từ các ngành khác nhau để tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề một cách toàn diện, hiệu quả, khoa học về con người và xã hội loài người. Sử học có khả năng liên kết các môn học, các ngành khoa học với nhau, cả khoa học xã hội nhân văn lẫn khoa học tự nhiên và công nghệ.
III. Mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học và nhân văn khác
- Sử học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác đều lấy xã hội loài người làm đối tượng nghiên cứu.
- Sử học cung cấp thông tin cho các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác về bối cảnh hình thành, phát triển.
- Các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác có thể hỗ trợ khoa học lịch sử trên các phương diện tri thức, kết quả nghiên cứu,..
IV. Sử học với các ngành khoa học tự nhiên
1. Vai trò của Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ
- Cung cấp thông tin quá khứ, hiện tại và chủ động dự báo sự vận động phát triển.
- Xác định không gian, bối cảnh lịch sử qua các thời kì, giúp các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ hiểu rõ bản chất của sự hình thành và phát triển.
- Phục dựng lịch sử phát triển các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ, rút ra bài học kinh nghiệm làm cơ sở cho tương lai.
2. Vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học
- Các ngành khoa học tự nhiên (Sinh học, Hóa học, Vật lí) và công nghệ tùy theo đối tượng và kết quả sẽ cung cấp những tri thức, kĩ thuật và phương pháp tiếp cận mang tính liên ngành.
- Thành tựu phát triển khoa học tự nhiên và công nghệ giúp Sử học làm sáng tỏ quá trình phát sinh, phát triển và những tác động, hệ quả, ý nghĩa của các khoa học trong sự tiến bô của văn minh nhân loại, nhờ đó Sử học thực hiện chức năng, nhiệm vụ xã hội của mình.