Bài 6: Một số nền văn minh phương Đông-Ấn Độ (tiếp)

Sách cánh diều

Đổi lựa chọn

I. Sơ đồ tư duy văn minh Ấn Độ

II. Điều kiện tự nhiên

- Ấn Độ là một bán đảo rộng lớn ở Nam Á, ba mặt giáp biển, thuận lợi cho giao thương và giao lưu văn hóa,

- Phía bắc là khu vực đồi núi, có dãy Hi-ma-lay-a, nơi khởi nguồn của những con sông lớn.

III. Dân cư

- Cư dân bản đại của Ấn Độ cổ đại sinh sống trên lưu vực sông Ấn. Khoảng thiên niên kỉ III đến thiên niên kỉ II TCN, họ đã xây dựng nền văn minh đầu tiên với dấu tích được khai quật ở Mô-hen-giô Đa-rô.

- Khoảng thiên niên kỉ II TCN, người A-ri-a gốc từ I-ran xâm nhập, chinh phục và làm chủ vùng Bắc Ấn. Sau này nhiều người ở nhiều nơi đến cư trú tạo nên sự hỗn chủng và sự đa dạng về tộc người.

IV. Tình hình kinh tế

- Ngay từ thời cổ đại, ở Ấn Độ đã phát trển ngành nông nghiệp dựa trên kĩ thuật canh tác. Cư dân biết trồng nhiều loại cây và chăn nuôi gia súc, gia cầm.

- Thủ công nghiệp sớm xuất hiện với các nghề luyện kim, gốm, dệt, chế biến hương liệu. Giao thương trong và ngoài nước phát triển.

V. Tình hình chính trị-xã hội

- Vào thiên niên kỉ III TCN, ở Ấn Độ đã hình thành đất nước, có trung tâm đô thị và thành lũy kiên cố.

- Từ giữa thiên niên kỉ II đến giữa thiên niên kỉ I TCN là thời kì văn minh sông Hằng của người A-ri-a.

- Từ thế kỉ VI, chế độ phong kiến xác lập và phát triển thịnh đat ở giai đoạn vương triều Hồi giáo Mô-gôn.

VI. Chữ viết và văn học

- Chữ viết:

+ Ban đầu, dùng loại kí tự cổ khắc trên 3000 con dấu được tìm thấy ở văn minh sông Ấn.

+ Tiếp theo là chữ cổ Bra-mi, cơ sở để xây dựng chữ Phạn.

+ Về sau chữ Hin-đi được sáng tạo và trở thành chữ viết chính thức hiện nay của Ấn Độ.

- Văn học:

+ Phản ánh đời sống tinh thần phong phú. Tác phẩm cổ xưa nhất là kinh Vê-đa.

+ Từ thế kỉ V, kịch thơ chữ Phạn phát triển, tiêu biểu là tác giả Ka-li-đa-sa.

VII. Tôn giáo và chữ viết

- Tôn giáo: 

+ Bà La Môn giáo là tôn giáo cổ xưa nhất của Ấn Độ, ra đời từ thiên nhiên kỉ I TCN, giáo lí chủ yếu dựa theo bộ kinh Vê-đa, là công cụ dùng để bảo vệ cho chế độ đẳng cấp.

+ Hin đu giáo ra đời trên cơ sở Bà La Môn giáo, do đó vẫn giữ nguyên quan điểm về số phận con người.

+ Đạo Phật xuất hiện vào thế kỉ VI TCN, theo truyền thuyết Xít-đác-ta Gô-ta-ma sáng lập, chủ trương không phân biệt đẳng cấp, tránh làm điều ác, chỉ làm điều thiện lí, lí giải nỗi khổ.

Ngoài ra, còn nhiều tôn giáo khác như Giai-nơ, Đạo Sích,… và nhiều tín ngưỡng thờ thần.

- Triết học: 

+ Các trào lưu triết học Ấn Độ đề cập đến nhiều vấn đề cơ bản của triết học, từ các quan niệm về vũ trụ, nhân sinh, tư duy đến các thế hệ triết gia, đặc biệt là tư tưởng giải thoát.

VIII. Nghệ thuật

- Kiến trúc: 

+ Văn minh Ấn Độ có nền nghệ thuật phong phú, đặc sắc, mang đậm yếu tố tôn giáo.

+ Kiến trúc Phật giáo với đặc trưng là tháp, chùa, trụ đá.

+ Kiến trúc Hin-đu giáo với các đền tháp nhọn nhiều tầng, tượng trưng cho đỉnh Mê-ru linh thiêng.

+ Kiến trúc Hồi giáo được phổ biến khi tôn giáo trở thành quốc giáo.

- Điêu khắc:

+ Nghệ thuật điêu khắc thể hiện trên các pho tượng Phật bằng đá, đồng; tượng thần Hin-đu giáo.

IX. Khoa học, nghệ thuật

- Thiên văn học: Người Ấn Độ đã tạo ra lịch, một năm có 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày, phân biệt được các hành tinh Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

- Toán học: sáng tạo ra hệ số 10 chữ số, tính được số pi

- Vật lí: Người Ấn Độ đã nêu ra thuyết Nguyên tử, biết được sức hút của Trái Đấy.

- Hóa học:  ra đời sớm do nhu cầu của các nghề thủ công nhuộm, chế biến xà phòng, thủy tinh.

- Y học:  Các thầy thuốc Ấn Độ đã biết sử dụng thuốc tế, thuốc mê.