Trong không gian Oxyz, cho điểm E(2;1;3), mặt phẳng (P):2x+2y−z−3=0 và mặt cầu (S):(x−3)2+(y−2)2+(z−5)2=36. Gọi Δ là đường thẳng đi qua E, nằm trong (P) và cắt (S) tại hai điểm có khoảng cách nhỏ nhất. Phương trình của Δ là:
Trả lời bởi giáo viên
Dễ thấy E∈(P) . Gọi I(3;2;5) là tâm khối cầu.
Đường thẳng qua I vuông góc với (P): {x=3+2ty=2+2tz=5−t(d).
Gọi H là hình chiếu của I lên (P) ⇒H∈(d)⇒H(3+2t;2+2t;5−t)
Lại có H∈(P)
⇒2(3+2t)+2(2+2t)−5+t−3=0⇔6+4t+4+4t−5+t−3=0⇔9t+2=0⇔t=−29⇒H(239;149;479)⇒→EH(59;59;209)=59(1;1;4)//(1;1;4)=→a
Để đường thẳng (Δ) cắt mặt cầu (S) tại 2 điểm sao cho chúng có khoảng cách nhỏ nhất thì đường thẳng (Δ) đi qua E và vuông góc với HE.
Ta có: {→uΔ⊥→nP→uΔ⊥→a⇒→uΔ=[→nP;→a]=(|21−14|;|−1421|;|2121|)=(9;−9;0)=9(1;−1;0).
Vậy đường thẳng (Δ) đi qua E và nhận (1;−1;0) là 1 VTCP.
Vậy phương trình đường thẳng (Δ):{x=2+ty=1−tz=3
Hướng dẫn giải:
+) Gọi I là tâm mặt cầu, xác định hình chiếu H của điểm I lên (P).
+) Để đường thẳng (Δ) cắt mặt cầu (S) tại 2 điểm sao cho chúng có khoảng cách nhỏ nhất thì đường thẳng (Δ) đi qua E và vuông góc với HE.
Giải thích thêm:
Cách chứng minh Δ là đường thẳng đi qua E và vuông góc HE:
Mặt phẳng (P) cắt (S) theo giao tuyến là đường tròn tâm H như hình vẽ.
Đường thẳng Δ cắt (S) tại hai điểm cũng chính là giao điểm của Δ với đường tròn trên.
Gọi AB, CD là hai dây cung đi qua E, trong đó CD⊥HE tại E.
F là hình chiếu của H lên AB.
Dễ thấy ΔHEF vuông tại F nên HF < HE nên AB > CD (quan hệ giữa khoảng cách và dây trong đường tròn)
Vậy CD là dây cung đi qua E và có độ dài nhỏ nhất hay đường thẳng CD chính là đường thẳng Δ cần tìm.