Cho góc nhọn \(\widehat {xOy},\) trên tia \(Ox\) lấy điểm \(A;\) trên tia \(Oy\) lấy điểm \(B\) sao cho \(OA = OB.\) Đường trung trực của \(OA\) và đường trung trực của \(OB\) cắt nhau tại \(I.\) Khi đó:
Trả lời bởi giáo viên
Giả sử đường trung trực của \(OA\) cắt \(OA\) tại \(H\); đường trung trực của \(OB\) cắt \(OB\) tại \(K\).
Vì \(HI\) là đường trung trực của \(OA\) nên \(IO = IA\) (tính chất đường trung trực của đoạn thẳng)
Vì \(KI\) là đường trung trực của \(OB\) nên \(IO = IB\) (tính chất đường trung trực của đoạn thẳng)
Do đó \(IA = IB\,\,(= IO)\)
Xét \(\Delta OIA\) và \(\Delta OIB\) có:
\(IA = IB\) (cmt)
\(IO\) là cạnh chung
\(OA = OB\) (gt)
Do đó \(\Delta OIA = \Delta OIB\, (c.c.c) \Rightarrow \widehat {{O_1}} = \widehat {{O_2}}\) (hai góc tương ứng)
Vậy \(OI\) là tia phân giác của \(\widehat {xOy}\). Đáp án A đúng
Theo giả thiết: \(OA = OB\) suy ra \(O\) thuộc đường trung trực của đoạn thẳng \(AB\).
Theo chứng minh trên ta có \(IA = IB\) suy ra \(I\) thuộc đường trung trực của đoạn thẳng \(AB\).
Do đó \(OI\) là đường trung trực của đoạn thẳng \(AB\).
Đáp án B đúng.
Hướng dẫn giải:
- Sử dụng tính chất đường trung trực của đoạn thẳng:
+ Điểm nằm trên đường trung trực của một đoạn thẳng thì cách đều hai mút của đoạn thẳng đó.
+ Điểm cách đều hai mút của một đoạn thẳng thì nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng đó.
- Sử dụng tính chất tia phân giác của một góc: “Nếu tia \(Oz\) là tia phân giác của góc \(xOy\) thì \(\widehat {xOz} = \widehat {yOz} = \dfrac{{\widehat {xOy}}}{2}\)”.