Cho 8 gam bột Cu vào 20 ml dung dịch AgNO3, sau một thời gian thu được dung dịch A và lọc được 9,52 gam chất rắn. Cho tiếp 8 gam bột Pb vào dung dịch A đến khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch B chỉ chứa một muối duy nhất và tách ra được 6,705 gam chất rắn. Nồng độ mol của AgNO3 ban đầu là
Trả lời bởi giáo viên
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
1 mol 2 mol tăng: 2.108 - 64 = 152 gam
0,01 mol ← tăng: 1,52 gam
=> nCu(NO3)2 = nCu phản ứng = 0,01 mol
=> nAgNO3 phản ứng = 2nCu phản ứng = 2.0,01 = 0,02 mol
Gọi a M là nồng độ của dung dịch AgNO3 ban đầu, ta có: nAgNO3 dư = 0,02a – 0,02 mol
Sau phản ứng với Pb chỉ thu được 1 muối sản phẩm duy nhất chứng tỏ các muối nitrat đã phản ứng hết
Pb + 2AgNO3 → 2Ag + Pb(NO3)2 (1)
nPb phản ứng = ½.nAgNO3 = 0,01.(a - 1) mol
nAg (1) = nAgNO3 = 0,02.(a - 1) mol
Pb + Cu(NO3)2 → Pb(NO3)2 + Cu (2)
nPb phản ứng = nCu (2) = nCu(NO3)2 = 0,01 mol
=> mPb (dư) = 8 - 207.[0,01(a - 1) + 0,01] = 8 – 2,07a (g)
mchất rắn = mPb (dư) + mAg (1) + mCu (2) = 6,705 gam
=> 8 – 2,07a + 108.0,02(a - 1) + 64.0,01 = 6,705
=> a = 2,5M
Hướng dẫn giải:
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
1 mol 2 mol tăng: 2.108 - 64 = 152 gam
0,01 mol ← tăng: 1,52 gam
+) nAgNO3 dư = 0,02a – 0,02
+) nPb phản ứng = ½.nAgNO3
+) nPb phản ứng = nCu (2) = nCu(NO3)2
+) mchất rắn = mPb (dư) + mAg (1) + mCu (2) = 6,705 gam