Mục 1
1. Kinh tế
- Từ năm 1973, các nước tư bản Tây Âu lâm vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng, phát triển không ổn định, kéo dài đến đầu thập kỉ 90.
+ Nền kinh tế các nước Tây Âu gặp không ít khó khăn và thách thức. Sự phát triển thường diễn ra xen kẽ với khủng hoảng, suy thoái, lạm phát và thất nghiệp.
+ Tây Âu luôn vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ phái Mĩ, Nhật Bản và các nước công ngiệp mới (NICs).
+ Quá trình “nhất thể hóa” Tây Âu trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu vẫn còn nhiều trở ngại.
Mục 2
2. Chính trị - xã hội
- Bên cạnh sự phát triển, nền dân chủ tư sản ở Tây Âu vẫn tiếp tục bộc lộ những mặt trái của nó. Tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn.
- Các tệ nạn xã hội thường xuyên xảy ra, trong đó tội phạm maphia là rất điển hình ở Italia.
Mục 3
3. Đối ngoại
- Tháng 11/1972, ký Hiệp định về cơ sở quan hệ giữa hai nước Đức làm quan hệ hai nước hòa dịu.
- Năm 1975, các nước Tây Âu tham gia ký Định ước Henxinki về an ninh và hợp tác châu Âu.
- Do hệ quả của việc kết thúc Chiến tranh lạnh, bức tường Béc-lin bị xóa bỏ (11-1989) và sau đó không lâu, nước Đức đã tái thống nhất (3/10/1990).
Bức tường Béc-lin bị phá bỏ (tháng 11/1989)
ND chính
- Những nét chung về tình hình kinh tế, chính trị, đối ngoại của các nước Tây Âu giai đoạn 1973 - 1991. |
Sơ đồ tư duy Tây Âu