II. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương (1965-1968)
1. Mĩ tiến hành chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc
- Ngày 5/8/1964, Mỹ dựng lên "sự kiện vịnh Bắc Bộ" cho máy bay ném bom, bắn phá một số nơi ở miền Bắc (cửa sông Gianh, Vinh - Bến Thủy)...
- Ngày 7/2/1965, Mỹ ném bom thị xã Đồng Hới, đảo Cồn Cỏ... chính thức gây ra cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc.
Mỹ cáo buộc Việt Nam đã tấn công tàu khu trục Turner Joy và Maddox
* Âm mưu của Mĩ:
- Phá tiềm lực kinh tế - quốc phòng, phá công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
- Ngăn chặn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.
- Uy hiếp tinh thần, làm lung lay quyết tâm chống Mĩ của nhân dân Việt Nam.
2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương
a) Miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại
- Chuyển mọi hoạt động sang thời chiến, quân sự hóa toàn dân, đắp công sự, đào hầm, sơ tán... để tránh thiệt hại về người và của, tiếp tục chiến đấu và sản xuất. Hễ địch đến là đánh, ai không trực tiếp chiến đấu thì phục vụ sản xuất.
- Với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, quân dân miền Bắc thi đua chống Mỹ, đạt nhiều thành tích lớn trong chiến đấu và sản xuất.
- Sau hơn 4 năm (5/08/1964 - 01/11/1968), miền Bắc bắn rơi 3.243 máy bay (6 B52, 3 F111), loại khỏi vòng chiến hàng ngàn phi công, bắn chìm 143 tàu chiến.
- Ngày 1/11/1968, Mỹ buộc phải ngưng ném bom miền Bắc.
b) Miền Bắc vừa sản xuất vừa làm nghĩa vụ hậu phương
* Sản xuất:
- Nông nghiệp: diện tích canh tác được mở rộng, năng suất tăng, đạt “ba mục tiêu” (5 tấn thóc, 2 đầu lợn, 1 lao động/1ha/1 năm).
- Công nghiệp: năng lực sản xuất ở một số ngành được giữ vững, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của sản xuất và đời sống.
- Giao thông vận tải: đảm bảo thường xuyên thông suốt.
* Làm nghĩa vụ hậu phương:
- Miền Bắc luôn hướng về miền Nam ruột thịt, phấn đấu “mỗi người làm việc bằng hai”. Vì tiền tuyến kêu gọi, hậu phương sẵn sàng đáp lại: “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.
Thửa ruộng vì Miền Nam của nông dân xã Hòa Lạc, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
- Tuyến đường Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển bắt đầu khai thông (tháng 5.1959), nối liền hậu phương với tiền tuyến.
- Trong 4 năm (1965 - 1968) đưa hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội vào Nam chiến đấu và xây dựng vùng giải phóng, cùng hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, lương thực, thuốc men,… tăng gấp 10 lần so với trước.
3. Mở rộng: Ngã ba Đồng Lộc
- Di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc ở tỉnh Hà Tĩnh từng là một trong những trọng điểm bắn phá của Mĩ trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965 - 1968).
- Đồng Lộc là một yết hầu giao thông quan trọng trên con đường vận tải chiến lược Bắc - Nam nên Mĩ tập trung hỏa lực bắn phá, nhằm cắt đứt đường tiếp tế của người dân miền Bắc cho chiến trường miền Nam.
- Rất nhiều chiến sĩ đã anh dũng hy sinh ở đây, trong đó tiêu biểu là 10 cô gái thành niên xung phong thuộc tiểu đội 4 tổng đội 55.
- Ngày nay, Hà Tĩnh có công trình phụng tượng 10 nữ thanh niên xung phong ngã ba Đồng Lộc là công trình có giá trị lịch sử, tâm linh sâu sắc, được xây dựng bằng sự tự nguyện đóng góp của các viên chức ngành giáo dục, học sinh, sinh viên trong cả nước.
ND chính
- Mĩ tiến hành chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1965-1968). - Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương. - Giới thiệu di tích lịch sử: Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh). |
Sơ đồ tư duy Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương (1965-1968)