Đề bài
1. Điểm mới trong chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở nước ta là gì
A. Pháp đầu tư với quy mô lớn, tốc độ nhanh vào các ngành kinh tế thu nhiều lợi nhuận
B. Pháp đặc biệt coi trọng ngành khai mỏ
C. Chính quyền thực dân thi hành nhiều biện pháp để tăng thuế và huy động vốn từ nhân dân ta
D. Phát triển kinh tế đồn điền nói chung
2. Ngân hàng Đông Dương của Pháp nắm quyền chỉ huy toàn bộ kinh tế Đông Dương vì
A. chính quyền thực dân muốn chứng tỏ sức mạnh của nền kinh tế Pháp ở Đông Dương
B. Thực dân Pháp muốn biến Đông Dương thành thị trường riêng của mình
C. Toàn quyền Đông Dương đồng thời là người đứng đầu ngân hàng Đông Dương
D. Giới tư bản tài chính có quyền lực cao nhất ở Pháp muốn nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương
Câu 2
Phương pháp: Xem lại mục 1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp
Lời giải: Ngân hàng Đông Dương của Pháp nắm quyền chỉ huy toàn bộ kinh tế Đông Dương vì: giới tư bản tài chính có quyền lực cao nhất ở Pháp muốn nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương.
Chọn D
3. Hậu quả lớn nhất về kinh tế do chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp là
A. các ngành, các vùng kinh tế phát triển không đều.
B. một số ngành kinh tế có nguy cơ bị thui chột.
C. Việt Nam từng bước trở thành thị trường riêng của Pháp
D. nguồn tài nguyên và ngân sách của nước ta vơi cạn dần
Câu 3
Phương pháp: Xem lại mục I. Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
Lời giải: Hậu quả lớn nhất về kinh tế do chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp là Việt Nam từng bước trở thành thị trường riêng của Pháp.
Chọn C
4. Thực dân Pháp thi hành một số cải cách về chính trị - hành chính và văn hóa ở nước ta chủ yếu để
A. Chứng tỏ tính chất dân chủ và tiến bộ của chính quyền thực dân
B. Xóa bỏ tình trạng mù chữ và lạc hậu ở Việt Nam
C. Mị dân và đối phó với những biến động ở Đông Dương
D. Pháp hóa Đông Dương
5. Sự kiện có ảnh hưởng tích cực đến phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1919- 1925 là
A. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc
B. Các nước thắng trận họp hội nghị ở Vécxai - Oasinhtơn để bàn về hoà bình thế giới.
C. Cách mạng tháng Mười Nga thành công, nước Nga Xô viết ra đời.
D. Pháp thực hiện chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam.
6. Yếu tố nào không phải là cơ sở hình thành những khuynh hướng cách mạng mới ở nước ta hồi đầu thế kỉ XX
A. Sự phát triển của mầm mống kinh tế TBCN
B. Số lượng giai cấp vô sản, tư sản ngày càng tăng
C. Các trào lưu văn hóa phương Tây tràn vào Việt Nam
D. Những cải cách chính trị - hành chính mà thực dân Pháp thi hành ở Đông Dương
7. Sôi nổi nhất trong phong trào yêu nước thời kì 1919 -1925
A. Phong trào "chấn hưng nội hóa", "bài trừ ngọai hóa" của giai cấp tư sản
B. Phong trào đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ của giai cấp tiểu tư sản
C. Phong trào công nhân
D. Những hoạt động yêu nước của người Việt Nam sống ở nước ngoài
8. Mục tiêu đấu tranh thời kì 1919 -1925 là gì
A. Đòi các quyền tự do dân chủ
B. Đòi thả tự do cho Phan Bội Châu và truy điệu, để tang Phan Châu Trinh
C. Chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất cảng lúa gạo tại Nam Kì của tư bản Pháp
D. Đòi tăng lương cho công nhân và giảm sưu thế cho nông dân
9. Hình thức đấu tranh chủ yếu của thời kì 1919 -1925 là gì
A. Đấu tranh vũ trang
B. Đấu tranh chính trị
C. Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí
D. Đấu tranh vũ trang kết hợp đấu tranh chính trị
10. Nói cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son (8-1925) là bước tiến mới của phong trào công nhân vì
A. Công nhân đã thay đổi hình thức đấu tranh, buộc thực dân Pháp phải chấp nhận tất cả mọi yêu cầu mà họ đưa ra
B. Phong trào thể hiện rõ tinh thần quốc tế vô sản của công nhân Việt Nam khi ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc
C. Đây là cuộc đấu tranh có quy mô tổ chức rộng lớn nhất tính đến tháng 8 -1925
D. Qua phong trào thể hiện sự trưởng thành về ý thức và mục đích đấu tranh của công nhân
11. Hạn chế lớn nhất của phong trào cách mạng ở nước ta trong những năm 1919-1925 là gì?
A. Những giai cấp mới như tư sản, vô sản còn non yếu
B. Tương quan lực lượng không có lợi cho ta
C. Phong trào đấu tranh lẻ tẻ, tự phát
D. Thiếu đường lối đúng đắn và giai cấp lãnh đạo tiên tiến
12. Sự kiện có ý nghĩa đánh dấu bước ngoặt về tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc là
A. gia nhập Đảng Xã hội Pháp năm 1919
B. đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin năm 1920.
C. được bầu vào Ban Chấp hành Hội Nông dân Quốc tế năm 1923.
D. tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản năm 1924
13. Sự kiện Nguyễn Ái Quốc trở thành đảng viên cộng sản có ý nghĩa gì?
A. Kết thúc hành trình đi tìm đường cứu nước của Người
B. Khẳng định lập trường cứu nước của Người trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin
C. Là sự kết nối cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới
D. Gồm cả ba ý trên.
14. Để chuẩn bị trực tiếp cho quá trình tuyên truyền, giác ngộ cách mạng ở nước ta, Nguyễn Ái Quốc đã làm gì
A. Gửi đến hội nghị Vécxai bản Yêu sách của nhân dân An Nam
B. Tham gia hoạt động trong Quốc tế cộng sản
C. Viết sách báo nhằm tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân, khơi dậy lòng yêu nước
D. Về Trung Quốc hoạt động
Lời giải chi tiết
Câu 1
Phương pháp: Xem lại mục 1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp
Lời giải: Pháp đầu tư mạnh với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam, trong vòng 6 năm (1924 – 1929), số vốn đầu tư khoảng 4 tỉ phrăng.
Chọn A
Câu 4
Phương pháp: Xem lại mục I. Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
Lời giải: Thực dân Pháp thi hành một số cải cách về chính trị - hành chính và văn hóa ở nước ta nhằm thực hiện chính sách mị dân và đối phó với những biến động ở Đông Dương.
Chọn C
Câu 5
Phương pháp: Xem lại mục II. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
Lời giải: Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của nước Nga Xô viết có ảnh hưởng tích cực đến phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1919- 1925
Chọn C
Câu 6
Phương pháp: Xem lại mục II. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
Lời giải: Yếu tố nào không phải là cơ sở hình thành những khuynh hướng cách mạng mới ở nước ta hồi đầu thế kỉ XX Những cải cách chính trị - hành chính mà thực dân Pháp thi hành ở Đông Dương
Chọn D
Câu 7
Phương pháp: Xem lại mục II. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
Lời giải: Sôi nổi nhất trong phong trào yêu nước thời kì 1919 -1925 là phong trào công nhân
Chọn C
Câu 8
Phương pháp: Xem lại mục II. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
Lời giải: Mục tiêu đấu tranh thời kì 1919 -1925 là đòi các quyền tự do dân chủ
Chọn A
Câu 9
Phương pháp: Xem lại mục II. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
Lời giải: Hình thức đấu tranh chủ yếu của thời kì 1919 -1925 là gì đấu tranh vũ trang kết hợp đấu tranh chính trị
Chọn D
Câu 10
Phương pháp: Xem lại mục II. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
Lời giải: Cuộc bãi công của thợ máy Ba Son (8-1925) thể hiện bước chuyển quan trọng trong phong trào công nhân Việt Nam, từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác.
Chọn D
Câu 11
Phương pháp: Xem lại mục II. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
Lời giải: Hạn chế lớn nhất của phong trào cách mạng ở nước ta trong những năm 1919-1925 là thiếu đường lối đúng đắn và giai cấp lãnh đạo tiên tiến
Chọn D
Câu 12
Phương pháp: Xem lại mục 3. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc
Lời giải: Giữa năm 1920, đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa (Lênin). Đây sự kiện có ý nghĩa đánh dấu bước ngoặt về tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc
Chọn B
Câu 13
Phương pháp: Xem lại mục 3. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc
Lời giải:
Tháng 12/1920, tham dự Đại hội Đại biểu của Đảng Xã hội Pháp ở Tua, gia nhập Quốc tế Cộng sản, trở thành đảng viên Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
=> Đánh dấu bước ngoặt về tư tưởng, Nguyễn Ái Quốc đã từ chủ nghĩa dân tộc đến với chủ nghĩa cộng sản, từ chiến sĩ chống chủ nghĩa thực dân thành chiến sĩ quốc tế vô sản, là người mở đường cho sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
Chọn B
Câu 14
Phương pháp: Xem lại mục 3. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc
Lời giải: Để chuẩn bị trực tiếp cho quá trình tuyên truyền, giác ngộ cách mạng ở nước ta, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia hoạt động trong Quốc tế cộng sản.
Chọn B