II. Ấn Độ
Diện tích: 3,3 triệu km^2, dân số: 1 tỉ 20 triệu người.
Sau CTTG II, cuộc đấu tranh chống Anh đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ phát triển mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại.
1. Cuộc đấu tranh giành độc lập.
Chia cắt Ấn Độ theo phương án Mao-bát-tơn (tháng 8 - 1947)
* Đặc điểm phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai:
- Phong trào đấu tranh của quần chúng đã vượt qua cả chủ trương bất bạo động của Đảng Quốc Đại (từ tự trị đến độc lập hoàn toàn; từ đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế đến đấu tranh đòi quyền lợi về chính trị).
- Đấu tranh từ thấp đến cao.
- Ảnh hưởng mạnh mẽ tới phong trào đấu tranh của các nước Á, Phi, Mĩ Latinh.
2. Xây dựng đất nước:
a) Kinh tế:
- Nông nghiệp: nhờ cuộc ”cách mạng xanh” trong nông nghiệp Ấn Độ đã tự túc được lương thực. Đến năm 1995, Ấn Độ trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 3 trên thế giới.
Nông dân Ấn Độ hậu cách mạng xanh
- Công nghiệp: phát triển mạnh công nghiệp nặng, chế tạo máy, điện hạt nhân,... đứng thứ 10 thế giới về công nghiệp.
b) Khoa học kỹ thuật:
- Ấn Độ đang cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ:
+ Năm 1974: Ấn Độ thử thành công bom nguyên tử.
+ Năm 1975: phóng vệ tinh nhân tạo lên Trái Đất bằng tên lửa của mình.
+ Năm 2002: Ấn Độ đã có 7 vệ tinh nhân tạo hoạt động trong vũ trụ.
- Cuộc “cách mạng chất xám” đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất phầm mềm lớn nhất thế giới.
c) Đối ngoại:
- Theo đuổi chính sách hòa bình trung lập tích cực, luôn luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc.
- Ngày 7-1-1972, Ấn Độ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
ND chính
- Quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. - Quá trình xây dựng đất nước ở Ấn Độ sau khi giành độc lập đến nay. |
Sơ đồ tư duy Ấn Độ