Đề bài
Đảng và Chính phủ đã thực hiện chủ trương, sách lược như thế nào đối với Pháp trong hai giai đoạn: trước ngày 6-3-1946 và từ ngày 6 -3 -1946 đến ngày 19-12-1946. Hãy nêu nhận xét về chủ trương, sách lược đó.
Nội dung | Giai đoạn trước ngày 6-3-1946 | Giai đoạn từ ngày 6-3-1946 đến ngày 19-12-1946 |
Chủ trương |
|
|
Sách lược |
|
|
Nhận xét |
|
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Lời giải chi tiết
Nội dung | Giai đoạn trước ngày 6-3-1946 | Giai đoạn từ ngày 6-3-1946
|
Chủ trương | - Đấu tranh với Trung hoa Dân Quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc | - Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa Dân Quốc ra khỏi nước ta. Hiệp định Sơ bộ Việt - Pháp (6/3/1946) |
Sách lược | - Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch chủ trương tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân Quốc. - Tháng 3/1946 Quốc hội khóa I đồng ý: + Nhượng cho Việt Quốc, Việt cách 70 ghế trong Quốc hội, 4 ghế Bộ trưởng trong Chính phủ liên hiệp, cho Nguyễn Hải Thần (lãnh tụ Việt Cách) giữ chức Phó Chủ tịch nước. + Cung cấp một phần lương thực thực phẩm, phương tiện giao thông vận tải, nhận tiêu tiền Trung Quốc. - Để giảm bớt sức ép của kẻ thù, tránh hiểu lầm, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết. Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố “tự giải tán” (11-1945), nhưng là tạm thời rút vào hoạt động bí mật, tiếp tục lãnh đạo chính quyền cách mạng. - Đối với các tổ chức phản cách mạng, tay sai, chính quyền dựa vào quần chúng, kiên quyết vạch trần âm mưu và hành động chia rẽ, phá hoại của chúng, nếu có đủ bằng chứng thì trừng trị theo pháp luật. Ban hành một số sắc lệnh trấn áp bọn phản cách mạng. | - Ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ ký với đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ tại Hà Nội với nội dung: - Pháp công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một quốc gia tự do, có Chính phủ, Nghị viện, quân đội và Tài chính riêng là thành viên của Liên bang Đông Dương nằm trong khối Liên Hiệp Pháp. - Chính phủ Việt Nam thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp ra miền Bắc thay quân Trung Hoa Dân Quốc giải giáp quân Nhật, và số quân này sẽ rút dần trong thời hạn 5 năm. - Hai bên ngừng xung đột ở miền Nam, tạo thuận lợi đi đến đàm phán chính thức. - Hồ Chủ tịch ký với Pháp Tạm ước 14-09-1946, nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hóa, tạo điều kiện cho ta có thêm thời gian xây dựng, củng cố lực lượng, chuẩn bị vào cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp lâu dài. |
Nhận xét | - Với hiệp định Sơ bộ và Tạm ước đã tạo điều kiện cho ta kéo dài thời gian hoà hoãn để xây dựng, củng cố lực lượng, chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp không thể tránh khỏi. - Chứng tỏ sự mềm dẻo, sáng tạo trong ngoại giao của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh. |