Sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Mục III

III. Sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thế giới diễn ra nhiều sự kiện quan trọng với xu hướng hình thành hai phe: Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa đối lập nhau gay gắt.

* Thứ nhất, sự đối lập về chính trị:

- Trên lãnh thổ nước Đức đã xuất hiện hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau.

+ Tháng 9 - 1949, Nước Cộng hòa Liên bang Đức ra đời với vai trò của các nước Mĩ, Anh, Pháp.

+ Tháng 10 - 1949 được sự giúp đỡ của Liên Xô các lực lượng dân chủ ở Đông Đức đã thành lập Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức.

- Chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước và trở thành một hệ thống thế giới.

+ Trong những năm 1945 - 1947, các nước Đông Âu tiến hành nhiều cải cách quan trọng. Đồng thời, Liên Xô cùng các nước Đông Âu kí nhiều hợp tác tay đôi về kinh tế như trao đổi buôn bán, viện trợ lương thực, thực phẩm.

=> Mối quan hệ giữa Liên Xô và các nước Đông Âu ngày càng được củng cố, từng bước hình thành hệ thống XHCN - đối lập với hệ thống TBCN.

* Thứ hai, sự đối lập về kinh tế.

- Năm 1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập. Đây là tổ chức hợp tác về chính trị, kinh tế, giữa Liên Xô và các nước Đông Âu.

- Mĩ đề ra "Kế hoạch phục hưng châu Âu" (còn gọi là kế hoạch Mácsan) nhằm viện trợ các nước Tây Âu khôi phục kinh tế, đồng thời tăng cường ảnh hưởng và sự khống chế của Mĩ đối với các nước này. Nhờ đó, nền kinh tế các nước Tây Âu được phục hồi nhanh chóng.

* Thứ ba, sự đối lập về quân sự.

- Ngày 4-4-1949, Mĩ thành lập khối quân sự Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đây là liên minh quân sự của Mĩ và các nước tư bản phương Tây nhằm chống Liên Xô và các nước XHCN.

- Tháng 5-1955, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava - một liên minh chính trị - quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước XHCN châu Âu.

ND chính

=> Như vậy, ở châu Âu đã xuất hiện sự đối lập về chính trị và kinh tế, quân sự giữa hai khối nước: Tây Âu tư bản chủ nghĩa (đứng đầu là Mĩ) và Đông Âu xã hội chủ nghĩa (đứng đầu là Liên Xô).