Tác giả, Tác phẩm văn 7 – Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

I. Đôi nét về tác phẩm Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

1. Đôi nét về tục ngữ

- Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh.

- Tục ngữ thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân ta về mọi mặt:

+ Quy luật của thiên nhiên

+ Kinh nghiệm lao động, sản xuất

+ Kinh nghiệm về con người và xã hội

- Tục ngữ thường được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và đưa vào trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mình

2. Giá trị nội dung

Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những kinh nghiệm ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xã vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát.

3. Giá trị nghệ thuật

- Lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp

- Giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ

- Các về thường đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung

II. Phân tích tác phẩm

a) Dàn ý

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tục ngữ

- Giới thiệu về “Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất” (khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

II. Thân bài

1. Tục ngữ về thiên nhiên

a) Câu 1

- Nghệ thuật: cách nói thậm xưng, sử dụng phép đối

Phản ánh hiện tượng trong tự nhiên: tháng năm ngày dài, đêm ngắn còn tháng mười ngày ngắn, đêm dài

- Bài học kinh nghiệm: Đêm tháng năm và ngày tháng mười rất ngắn, vì vậy, phải chủ động sắp xếp công việc cho hợp lí

b) Câu 2

- Nghệ thuật:

+ Hai vế câu đối nhau

+ Kết cấu: nhân – quả

- Bài học kinh nghiệm: từ sự quan sát của người xưa về những vì sao để dự báo thười tiết, qua đó khuyên con người cần phải chủ động sắp xếp công việc để tránh rủi ro

c) Câu 3

- Nghệ thuật:

+ Gieo vần lưng

+ Kết cấu: nhân – quả

+ Hoán dụ

- Nội dung: Khi trên trời có ráng có màu sắc mỡ gà thường là lúc sắp có bão. Vì vậy, dự báo bão để chủ động giữ gìn nhà cửa

- Kinh nghiệm này của nhân dân ta vẫn còn đến ngày nay, tuy nhiên đã ít được sử dụng đến

d) Câu 4

- Nghệ thuật:

+ Kết cấu nhân quả

+ Gieo vần lưng: bò – lo

- Nội dung: Vào tháng bảy, khi kiến bò ra khỏi tổ thường có lũ lụt, vì vậy cần dự báo lũ lụt để chủ động phòng tránh, hạn chế rủi ro, thiệt hại

2. Tục ngữ về lao động, sản xuất

a) Câu 5

- Nghệ thuật: so sánh : tấc đất – tấc vàng

Đề cao giá trị của đất

- Một tấc đất có giá trị bằng hoặc hơn một tấc vàng, vì vậy con người cần phải biết quý trọng, nâng niu đất. Đồng thời, phê phán những người lãng phí đất đai.

b) Câu 6

- Nghệ thuật:

+ Gieo vần lưng

+ Liệt kê: nuôi cá, làm vườn, làm ruộng

- Nội dung:

+ Nghề đem lại giá trị vật chất, lợi ích kinh tế nhiều nhất cho con người là nuôi cá, sau đó là làm vườn và cuối cùng là làm ruộng

+ Câu tục ngữ giúp con người biết lựa chọn hình thức canh tác và dựa vào điều kiện tự nhiên để sản xuất, tạo ra nhiều của cải vật chất

c) Câu 7

- Nghệ thuật:

+ Gieo vần lưng

+ Liệt kê

- Nội dung:

+ Trong sản xuất nông nghiệp, bốn yếu tố nước, phân, sự chăm chỉ, chịu khó và giống đều rất quan trọng, giữa chúng có mối quan hệ mật thiệt với nhau. Trong đó, nước là yếu tố quan trọng nhất, tiếp đó là phân, sự chăm chỉ và cuối cùng là giống

+ Khuyên con người ta trong lao động sản xuất cần đảm bảo bốn yếu tố nếu trên để mùa màng bội thu

d) Câu 8

- Nghệ thuật:

+ Gieo vần lưng

+ Liệt kê

+ Đối xứng

+ Câu rút gọn

- Nội dung: Thời vụ và đất đai là hai yếu tố quan trọng với nhà nông, trong đó thời vụ là yếu tố quan trọng hàng đầu. Vì vậy, người lao động cần chọn thời vụ canh tác phù hợp

III. Nội dung

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật:

+ Nội dung: Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất

+ Nghệ thuật: gieo vần lưng, liệt kê, cách nói ngắn gọn, giàu nhịp điệu…

b) Phân tích

Phân tích câu 1 – Bài văn mẫu số 1

Ca dao tục ngữ là kho tàng trí tuệ của con người được tích lũy qua nhiều thế hệ. Người xưa thường tổng kết kinh nghiệm của mình bằng những câu nói ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Một trong những câu tục ngữ như thế đó là:

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

Trước hết, hãy hiểu hơn về thể loại văn học dân gian này. Ca dao, tục ngữ là những câu nói nhân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Kết tinh từ cuộc sống, tục ngữ trở lại bồi đắp thêm cho tâm hồn con người nhiều kinh nghiệm quý báu, làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú.

Câu tục ngữ trên nghe có vẻ nghịch lý. Bởi vì thời gian của ngày và đêm làm sao có thể dài và ngắn khác nhau được. Nhưng nó lại hết sức đúng đắn theo sự quan sát của con người. Vào tháng năm, mùa hạ, ngày dài hơn đêm. Vào tháng mười, mùa đông, đêm dài hơn ngày.

Thứ nhất về kiến thức địa lí: Trái đất thì chuyển động quanh Mặt trời. Trục Trái đất luôn nghiêng về một phía không đổi nên lần lượt từng nửa cầu ngả về phía mặt trời còn nửa kia thì chếch xa. Bởi thế, khí hậu trên trái đất chia làm 4 mùa khác nhau. Hiện tượng tháng năm ngày dài đêm ngắn hay tháng mười ngày ngắn đêm dài cũng được lí giải dựa trên quy luật đó.

Sự kì diệu của tự nhiên vẫn còn là điều bí ẩn đối với con người. Càng đi xa vào vũ trụ, con người càng lí giải được nhiều điều mà trước đây vốn là bí mật.

Nước ta nằm ở Bắc bán cầu. Từ tháng 3 đến tháng 9, Bắc bán cầu ngả về phía mặt trời. Nghĩa là, Bắc bán cầu nhận nhiều ánh sáng hơn Nam bán cầu. Do vật mùa xuân và mùa hạ ở Bắc bán cầu ngày dài hơn đêm, Nam bán cầu mùa thu đông đêm dài hơn ngày.

Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, Nam bán cầu ngả về phía mặt trời. Nghĩa là Nam bán cầu nhận được nhiều ánh sáng hơn Bắc bán cầu.Do vậy, mùa xuân hạ ở nam bán cầu ngày dài hơn đêm, bắc bán cầu mùa thu đông đêm dài hơn ngày.

Ở xích đạo quanh năm ngày đêm dài bằng nhau, càng xa xích đạo độ dài ngày đêm càng lệch.

Đó là những kiến thức khoa học về những quy luật chuyển biến của thiên nhiên. Còn đối với những người làm nông dân chất phác thì họ chỉ dựa vào những kinh nghiệm đúc kết từ bao nhiêu năm để họ hình dung về những ảnh hưởng của thiên nhiên khí hậu đến với họ như thế nào .

Vào khoảng tháng 5 âm lịch, đó là những ngày hè oi bức thì đây cũng là mùa vụ của người nông dân. Người nông dân thường làm việc rất vất vả vào thời điểm này. Sau một ngày dài làm việc vất vả họ chỉ mong mau đến tối để được nghỉ ngơi, thư giãn nhưng chưa nghỉ được bao lâu thì trời lại sáng (chưa nằm đã sáng). Vậy là họ phải tiếp tục thức dậy để bắt đầu một ngày làm việc vất vả mới .

Tiếp tục vào khoảng tháng 10, 11 âm lịch, là mùa đông lạnh giá, thời tiết khắc nghiệt nên không thích hợp cho mùa vụ , trồng trọt. Đây là khoảng thời gian thảnh thơi nhất của người nông dân trong năm. Ai cũng muốn đi chơi , đi chào hỏi mỗi người nhưng thời tiết khắc nghiệt nên mọi người có xu hướng ở nhà. Nhưng chưa được bao lâu thì trời lại tối (chưa cười đã tối) lại tới thời gian nghỉ ngơi .

Sự chuyển động của thiên nhiên luôn thay đổi thất thường nhưng bên cạnh đó cũng có những quy luật nhất định. Và người nông dân chất phác của chúng ta không cần những kiến thức khoa học cao xa mà chỉ cần nhờ sự nhanh nhẹn, tinh tế, chăm chỉ và giàu kinh nghiệm đã tìm ra những quy luật đó. Nhờ đó mà mùa vụ được diễn ra thuận lợi bên cạnh đó câu tục ngữ còn có ý nghĩa giúp chúng ta quý trọng thời gian.

Phân tích câu 1 – Bài văn mẫu số 2

Dựa vào kinh nghiệm nông nghiệp lâu năm, nhân dân ta hoàn toàn tự tin vào những điều mình học hỏi được để từ đó áp dụng vào cuộc sống sinh hoạt sao cho phù hợp, làm việc, hoạt động sao cho thuận tiện, hài hòa với thiên nhiên. Vậy, hoàn toàn phải kể đến câu ca dao nổi tiếng đã in vào tâm hồn mỗi người: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối”.

Câu ca dao là sự đúc kết bởi bao đời, kinh nghiệm quen với thiên nhiên, truyền lại cho con cháu, cho người khác. Sự tâm lý, tếu táo vẫn không xa rời với thực tế từ một hiện tượng thiên nhiên lưu truyền trong những người dân với nhau, sau những giờ lao động căng thẳng, cũng vừa để giảm căng thăng, để trao đổi thông tin.

Về kiến thức địa lý, thì đó được hiểu là do sự chuyển động tịnh tiến của mặt trời đối với Trái Đất, tháng năm ở nước ta xảy ra đúng vào khi nửa cầu Đông nghiêng về phía mặt trời được chiếu sáng nhiều nên xảy ra hiện tượng ngày dài đêm ngắn,do đó mới có câu:"đêm tháng năm chưa nằm đã sáng", đây cũng là thời điểm mùa hạ mùa nóng nực nhất trong năm, vì là lúc mà thời gian chiếu sáng dài nhất nên ta cảm giác rằng mặt trời nhanh đến, nhanh sáng.

Còn cứ như vậy, thuận theo đến mùa đông, cái se lạnh đã kéo tới, là lúc mà Mặt Trời nhường chỗ cho mặt Trăng “làm việc” sớm hơn, nên lúc này, ngày ngắn hơn đêm. Chính là muốn nói về tháng mười ở nước ta xảy ra đúng vào khi nửa cầu tây nghiêng về phía mặt trời nhiều hơn,nửa cầu đông ít được chiếu sáng hơn nên xảy ra hiện tượng ngày ngắn đêm dài,do đó mới co câu:"ngày tháng mười chưa cười đã tối".

Từ đây ta hiểu rõ hơn về quy luật biến chuyển của thiên nhiên,thời điểm đổi mùa trong năm. Qua đây, còn muốn đưa đến con người chúng ta những hình dung về những điều ảnh hưởng của thiên nhiên, khí hậu ấy đến con người lao động thế nào, để chúng ta thêm thấm thía, trân trọng, từ đó sắp xếp sinh hoạt cho phù hợp, đạt kết quả cao.

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng”, đó là muốn chỉ đến những ngày hè kia, cũng là lúc để người dân ta vất vả nhất trong những ngày mùa, làm việc hăng hái trên đồng để tạo nguồn lương thực, thu nhập cho bản thân, gia đình họ. Thê mà khoảng thời gian ban đêm nhanh chóng qua đi, họ không kịp “nằm”- nghỉ ngơi sau ngày dài hoạt động tích cực và mệt mòi để bù đắp lại sức lực, vừa mới định vắt tay lên trán suy nghĩ mình nên làm việc gì vào ngày mai thì dường như thời gian buổi bình minh đã gõ cửa, lại bộn bề lo toan.

Còn ngược lại điều trớ trêu của thiên nhiên, đó cũng lại xảy ra vào tháng mười, đó là khi “chưa cười mà đã tối”, thời điểm mùa đông là những ngày mùa đông, là những ngày người nhà nông thảnh thơi hơn, bởi vì mùa màng, cây cối khô cằn hơn, không thích hợp cho trồng cấy, công việc đồng áng vì lạnh lẽo, con người ta cũng ngại hoạt động ngoài trời nhiều, nên ít có sự tiếp xúc với người khác hơn ngày hè, vậy nên mới nói “chưa cười”, thì đã đến giờ đi nghỉ ngơi.

Sự vận động của thiên nhiên thất thường nhưng có thể nói vẫn có những quy luật nhất định nếu chúng ta nhanh trí để ý, sự tinh tế, chăm chỉ thậm chí không cần kiến thức thiên văn gì cao xa đã có một nền tảng khoa học áp dụng cho bao đời, người nông dân ta giỏi giang, giàu kinh nghiệm là ở đây, từ đó còn cho ra đời bao nhiêu những kinh nghiệm khác đúng đắn nữa.

Nhờ đó, sau bao lâu, vụ mùa vẫn cứ thế được bội thu trên đồng, công việc nhà nông thì vẫn tươm tất, đúng nhịp, để rồi lan đến các nghành nghề khác, cũng vẫn tạo được những điều thích hợp, giúp ích nhất định.

Câu tục ngữ đã để lại trong chúng ta nhiều suy nghĩ, biết quý trọng thời gian không chỉ của một ngày, một giờ mà còn tính đến cả năm, cả tháng. Bằng những ngôn từ giản dị, giàu hình ảnh liên tưởng đã đưa những bài học về kinh nghiệm trước thời tiết, ngày mùa trở nên gần gũi, để tạo thuận lợi cho bản thân làm việc, hoạt động nói riêng, cho người nông dân ta hoạt động để tạo nên những giá trị về cả vật chất và tinh thần nói chung, đóng góp vào sự phát triển to lớn của xã hội.

Phân tích câu 1 – Bài văn mẫu số 3

Trong kho tàng văn học nghệ thuật Việt Nam. Tục ngữ ca dao được coi là thể loại văn học mang tính nhân văn giàu đẹp ý nghĩa và có tính triết lí nghệ thuật cao. Nó cho ta thấy những kinh nghiệm quý báu sâu xa của ông cha ta về con người, thiên nhiên. Đó hai câu thơ mang hàm chứa những kinh nghiệm sâu sắc. Thể hiện rõ nét tô đậm qua hai tục ngữ:

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

Hai câu thơ này đã thể hiện rõ những chuyển biến thời gian của thiên nhiên . Nếu hiểu theo lẽ vật lý tự nhiên đó là sự chuyển động quay quanh trục Trái Đất và xoay quanh mặt trời nên sinh ra hiện tượng tự nhiên dẫn đến sự trái lệch giữa hai nửa cầu và các mùa.

Bởi vậy vào tháng năm theo lịch âm theo cách tính của vòng quay lịch mặt trăng, do hướng nghiêng không đổi của Trái Đất, vậy nên ánh sáng của mặt trời chỉ có thể chiếu được một nửa của Trái Đất, vậy nên nửa cầu Bắc được nhận nhiều ánh sáng của mặt trời nhiều hơn so với nửa cầu Nam. Nên mới sinh ra hiện tượng tháng năm "Ngày ngắn đêm dài" khép lại mùa xuân se lạnh và bắt đầu và những tháng khởi đầu của mùa hè với cái nắng gay gắt.

Còn đến tháng mười âm lịch, do thời tiết chuyển sang cái se lạnh của khí trời mùa đông. Do nửa cầu Bắc bị chếch xa phía mặt trời nên nhận được ít ánh sáng nên nhận nguồn gió của khí lạnh từ áp cao thổi vào nước ta nên mang thời tiết lạnh khô vào mùa đông. Vậy nên mới thấy nước ta nằm ở nửa cầu Bắc nên " Ngày tháng mười chưa cười đã tối. Vậy nên để đi sâu rõ hơn về quy luật chuyển biến thiên nhiên đối.

Câu thứ nhất “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng”. Được hiểu rằng tháng năm là tháng bắt đầu của mùa hè nóng bức mang lại cái nắng, khiến cho bầu không khí trở nên oi ả. Thời gian sẽ chuyển biến một cách khác thường đêm ngắn ngày dài vì thế ông cha ta sau bao nhiêu năm sinh sống đã đúc kết được những kinh nghiệm quý báu và bài học ví von được thể hiện qua sự chảy trôi của thời gian đêm tháng năm chưa nằm đã sáng.

Sự chuyển biến khoảng thời gian ban đêm trôi đi rất nhanh khiến cho con ta cảm nhận vừa mới chợp mắt nghỉ ngơi thì trời đã chuyển sang sáng mất rồi lại bắt đầu một ngày với những lo toan công việc. Cũng giống như theo cách nghĩ xưa thường hay có những câu nói liên tưởng sau một ngày dài vất vả muốn được nghỉ ngơi vắt tay lên trán suy nghĩ xem mai phải làm những việc gì thì trời đã sáng rồi.

Do đó câu tục ngữ vừa mang đến ý nghĩa chỉ quy luật tự nhiên lại vừa mang âm hưởng vui tươi của người dân lao động sản xuất mang màu sắc dân gian. Vậy đưa ra cho ta cơ sở thực tiễn về hai câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng thực tế về cơ sở khoa học đã nghiên cứu và khẳng định hai vị trí của Trái Đất quỹ đạo quay quanh Mặt Trời.

Trong câu tục đúc kết cho ta bài học kinh nghiệm quý báu nhằm răn đe giáo dục trong cuộc sống. Qua hai câu tục ngữ cho ta thấy mọi người nên bố trí lịch trình công việc sao cho hợp lý, sắp xếp thời gian một cách phù hợp với những tháng ngày dài đêm ngắn, ngày ngắn đêm dài nhất là ở nông thôn. Nó sẽ giúp người dân có một mùa màng bội thu.

Như vậy ta thấy rõ sự hiểu biết sâu rộng khi nhìn nhận thời gian qua cái kinh nghiệm vốn có trước sự thay đổi về thời tiết, về các tháng, mùa trong năm và chuyển biến của thời gian không gian nhìn nhận sự việc bằng cái nhìn chân thực. Được ông cha ta chiêm nghiệm tìm tòi những lẽ sống đúng đắn.

Hai câu tục ngữ dân gian đã cho ta hiểu hết được những ta nghĩa sâu xa cao đẹp về tự nhiên hiểu và cảm nhận rõ bằng những vốn từ ngữ dân gian mộc mạc mà ông cha ta đúc kết được những ý nghĩa tốt đẹp bài học về thời tiết, thiên nhiên tạo điều kiện thuận lợi cho con người, người dân trong trồng trọt, chăn nuôi, canh tác.

Phân tích câu 2 – Bài văn mẫu số 1

“Mau sao” có nghĩa là nhiều sao, “vắng sao” có nghĩa ít sao. Trong những năm tháng sinh sống, nhân dân Việt Nam ta đã để ý được những hiện tượng của đất trời. Không cần đến máy dự báo thời tiết như ngày nay, nhân dân ta có thể đoán được thời tiết ngày mai qua những ngôi sao trên bầu trời. Đêm đến nếu nhiều sao, sao sáng rõ thì ắt hẳn ngày mai trời sẽ nắng còn ngược lại nếu trời ít sao hoặc không có sao thì trời ngày mai sẽ mưa.

Có thể nói, những câu tục ngữ ấy chưa đạt tới mức độ chắ chắn như khoa ngày nay. Tuy nhiên, trước kia khi khoa học chưa phát triển thì người nông dân Việt Nam hoàn toàn dựa theo những câu tục ngữ ấy để nhìn trời liệu việc ngày mai.

Phân tích câu 2 – Bài văn mẫu số 2

Nước ta có nền nông nghiệp phát triển lâu đời. Chính vì thê mà nhân dân ta có nhiều kinh nghiệm quý báu về trồng trọt, chăn nuôi và nhất là những kinh nghiêm về việc xem thời tiết. Khi khoa học còn chưa phát triển thì ý nghĩa của những câu tục ngữ dưới đây quả là vô cùng quan trọng trong đời sống cũng như trong sản xuất của tất cả chúng ta:

Mau sao cho nắng, vắng sao thì mưa

Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước

Ngày xưa khi chưa hề có một phương tiện kỹ thuật nào tham gia vào quá trình dự báo về thời tiết thì nhân dân ta chỉ còn một cách ứng xử với những thay đổi của đất trời là dựa vào những kinh nghiệm dân gian. Những kinh nghiệm ấy phần nhiều được tổng kết thông qua việc quan sát nhiều lần các hiện tượng tự nhiên. Nó chưa đạt tới sự chuẩn xác về khoa học. Những câu tục ngữ mà chúng ta vừa mới nêu ra cũng dựa trên những kinh nghiệm dân gian như thế.

Kinh nghiệm:

Mau sao cho nắng, vắng sao thì mưa

Chỉ việc xem trời mưa hay nắng. Mau sao nghĩa là nhiều sao dày sao và sao mọc sớm. Về mùa hè, khi trời vừa sẩm tối, chúng ta bắt đầu thấy sao xuất hiện. Sao cứ thế mọc dày dần rồi đến khi trời đã vào đêm sao có thể dày chi chít không thể nào đếm được. Những hôm trời nhiều sao như thế. Theo kinh nghiệm, ngày hôm sau trời sản xuất nắng đẹp, nắng to. Và như thế người làm có thể chủ động lên kế hoạch trước những công việc của mình.

Ngược với kinh nghiệm nêu trên, vào những hôm trời vắng sao, nghĩa là sao thưa, sao ít, lại thêm trời nhiều mây và u ám thì đó là hiện tượng cho biết trời sắp có mưa. Và như thế, người ta cũng có thể chủ động trong công việc hoặc chuyển sang làm việc khác nếu cần.

Có thể nói, đối với mọi người, nhất là người nông dân, thì việc biết trước trời mưa hay nắng khiến cho công việc làm ăn mới diễn ra một cách thuận lợi, dễ dàng. Cũng nhờ đó mà tránh được những thiệt hại, rủi ro không đáng có.

Câu tục ngữ này là một kinh nghiệm hay và đúng đắn về dự báo thời tiết khi trời đang ở vào lúc mùa hè. Cũng dựa trên câu tục ngữ vừa nêu thế nhưng đối với mùa đông thì kinh nghiệm trái lại:

Mau sao cho nắng, vắng sao thì mưa

Câu tục ngữ:

Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước

Cũng là một kinh nghiệm về việc dự đoán trời mưa. Ếch là một loài động vật rất mẫn cảm với việc đổi thay thời tiết, nhất là khi trời trở trời mưa. Khi trời chuẩn bị kéo cơn mưa, ếch thường cất tiếng kêu lên bờ ao, hồ, đồng ruộng. Chính vì thế mà dựa vào tiếng kêu của ếch, dân gian ta có thể biết trước trời sắp có mưa, mà hệ quả của trời mưa chính là “ao chuôm đầy nước”.

Những câu tục ngữ nêu trên đều là những kinh nghiệm quý về việc xem thời tiết. Vận dụng những kinh nghiệm ấy, chúng ta sẽ thấy kho tàng trí tuệ của dân gian vừa giản dị, độc đáo lại vừa sâu sắc, vừa hay.

Phân tích câu 2 – Bài văn mẫu số 3

Trong chùm tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, câu tục ngữ “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa” là một tục ngữ hay chỉ thiên nhiên. Nói cách khác, câu tục ngữ là sự đúc kết kinh nghiệm của cha ông ta về hiện tượng nắng mưa của trời.

“Mau sao” có nghĩa là nhiều sao, “vắng sao” có nghĩa ít sao. Trong những năm tháng sinh sống, nhân dân Việt Nam ta đã để ý được những hiện tượng của đất trời. Không cần đến máy dự báo thời tiết như ngày nay, nhân dân ta có thể đoán được thời tiết ngày mai qua những ngôi sao trên bầu trời. Đêm đến nếu nhiều sao, sao sáng rõ thì ắt hẳn ngày mai trời sẽ nắng còn ngược lại nếu trời ít sao hoặc không có sao thì trời ngày mai sẽ mưa.

Có thể nói, những câu tục ngữ ấy chưa đạt tới mức độ chắ chắn như khoa ngày nay. Tuy nhiên, trước kia khi khoa học chưa phát triển thì người nông dân Việt Nam hoàn toàn dựa theo những câu tục ngữ ấy để nhìn trời liệu việc ngày mai.

Phân tích câu 3 – Bài văn mẫu số 1

Kể từ khi con người Việt Nam xuất hiện, có miếng trầu xanh, quả cau nhỏ, có tiếng ru à ơi, có tên gọi bình dân mộc mạc thì khi đó cũng có những câu tục ngữ được hình thành. Văn hóa Việt Nam không chỉ dừng lại ở những phong tục tập quán mà nó còn là một hệ thống văn học mà trong đó văn học dân gian với những câu tục ngữ khúc chiết giàu ý nghĩa là một văn hóa bậc nhất. Nói về tục ngữ thiên nhiên có câu: “Ráng mỡ gà có nhà thì giữ”

Bầu trời trên đầu chúng ta cũng có muôn hình muôn trạng, muôn màu muôn vẻ. Khi thì trong xanh mây trắng, khi u ám đen sì, khi lại vàng vọt, khi đỏ âu, đặc biệt có lúc nó còn có màu mỡ gà. Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên trời thay đổi màu sắc như con người thay quần áo mỗi ngày vậy. Màu trời như màu da người có, người khỏe thì da đẹp, trời yên bể lặng thì trong xanh cao vút. Trái lại thì sẽ tồi tệ. Màu mỡ gà theo kinh nghiệm của ông cha là màu trời báo bão. Vậy nên nếu nhìn trời ráng mỡ gà thì phải lo dựng nhà cho chắc, che đậy những chỗ hỏng hóc, chỗ tụt mái để không bị bão làm cho sập nhà.

Có thể nói chỉ có một câu thôi nhưng cả một ý nghĩa lớn về cách nhìn hiện tượng thiên nhiên. Con người Việt Nam không tài giỏi đến mức có thể chế tạo ra những chiếc máy hạng tầm cỡ như Mỹ, như Nga nhưng việc đúc kết kinh nghiệm và sống hòa hợp với thiên nhiên thì chúng ta luôn có.

Phân tích câu 3 – Bài văn mẫu số 2

Nhà nông, dân chài lưới, dân đi rừng ở ta chỉ có nhìn mây, nhìn ráng, nhìn mống cụt, cầu vồng mà đoán được gió bão, lũ lụt,… Câu tục ngữ: ‘Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ’ là một kinh nghiệm quý báu về dự báo thời tiết. Ráng là gì? Cuốn ‘Từ điển Tiếng Việt’ do Văn Tân chủ biên đã giải nghĩa như sau: ‘Ráng là đám mây màu sắc hồng, hoặc vàng… do ánh mặt trời buổi sáng sớm hoặc buổi chiều tà chiếu vào’. Ráng mỡ gà là ráng vàng tươi óng ánh. Có ráng mỡ gà xuất hiện ở trên bầu trời, nhân dân ta biết trời sắp nổi gió to, sắp bão, cần phải chuẩn bị giữ gìn, chằng buộc, chống đỡ, nhất là nhà gianh vách đất. Còn có những câu tục ngữ khác cũng nói về ráng:

– ‘Ráng vàng thì gió, ráng đỏ thì mưa’.

– ‘Ráng vàng thì gió, ráng mỡ chó thì mưa’.

Phân tích câu 3 – Bài văn mẫu số 3

Kể từ khi con người Việt Nam xuất hiện, có miếng trầu xanh, quả cau nhỏ, có tiếng ru à ơi, có tên gọi bình dân mộc mạc thì khi đó cũng có những câu tục ngữ được hình thành. Văn hóa Việt Nam không chỉ dừng lại ở những phong tục tập quán mà nó còn là một hệ thống văn học mà trong đó văn học dân gian với những câu tục ngữ khúc chiết giàu ý nghĩa là một văn hóa bậc nhất. Nói về tục ngữ thiên nhiên có câu: “Ráng mỡ gà có nhà thì giữ”

Bầu trời trên đầu chúng ta cũng có muôn hình muôn trạng, muôn màu muôn vẻ. Khi thì trong xanh mây trắng, khi u ám đen sì, khi lại vàng vọt, khi đỏ âu, đặc biệt có lúc nó còn có màu mỡ gà. Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên trời thay đổi màu sắc như con người thay quần áo mỗi ngày vậy. Màu trời như màu da người có, người khỏe thì da đẹp, trời yên bể lặng thì trong xanh cao vút. Trái lại thì sẽ tồi tệ. Màu mỡ gà theo kinh nghiệm của ông cha là màu trời báo bão. Vậy nên nếu nhìn trời ráng mỡ gà thì phải lo dựng nhà cho chắc, che đậy những chỗ hỏng hóc, chỗ tụt mái để không bị bão làm cho sập nhà.

Phân tích câu 4 – Bài văn mẫu số 1

Nhân dân ta không chỉ tỉ mỉ trong công việc mà còn tỉ mỉ trong cách nhìn trời, nhìn đời. Vì tỉ mỉ cho nên nhân dân ta có thể nhìn thấy con vật mà đoán được hiện tượng của thiên nhiên. Câu tục ngữ: “Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt” chính là minh chứng cho sự tỉ mỉ và óc quan sát của nhân dân ta.

Trong các tháng trong năm, tháng bảy là tháng bắt đầu với những cơn bão lớn, khi bão lớn thì lượng nước sẽ dâng lên và có thể gây ra lụt. Bình thường mùa đông chúng ta không thể nào bắt gặp hình ảnh những con kiến đi tha mồi nhưng tháng bảy kiến hành quân đầy đường. Vì sao lại thế? Tháng bảy nước lên, đàn kiến phải lo bò đi kiếm ăn để ăn trong những ngày tháng bão lụt, hay nó cũng kiếm những vật liệu xây tổ để đảm bảo tổ của mình trong mùa thiên nhiên dữ dội ấy. Trông hành động của kiến mà con người có thể đoán được trời sẽ mưa bão hay không.

Tóm lại câu tục ngữ cho thấy được sự trí tuệ dân gian của ông cha ta. Chỉ bằng một câu tục ngữ ngắn gọn mà có thể nói lên được cả một dự đoán về thời tiết. Cũng chính bằng kinh nghiệm ấy nhân dân ta đã phòng ngừa được bão lũ.

Phân tích câu 4 – Bài văn mẫu số 2

Nhân dân ta không chỉ tỉ mỉ trong công việc mà còn tỉ mỉ trong cách nhìn trời, nhìn đời. Vì tỉ mỉ cho nên nhân dân ta có thể nhìn thấy con vật mà đoán được hiện tượng của thiên nhiên. Câu tục ngữ: “Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt” chính là minh chứng cho sự tỉ mỉ và óc quan sát của nhân dân ta.

Trong các tháng trong năm, tháng bảy là tháng bắt đầu với những cơn bão lớn, khi bão lớn thì lượng nước sẽ dâng lên và có thể gây ra lụt. Bình thường mùa đông chúng ta không thể nào bắt gặp hình ảnh những con kiến đi tha mồi nhưng tháng bảy kiến hành quân đầy đường. Vì sao lại thế? Tháng bảy nước lên, đàn kiến phải lo bò đi kiếm ăn để ăn trong những ngày tháng bão lụt, hay nó cũng kiếm những vật liệu xây tổ để đảm bảo tổ của mình trong mùa thiên nhiên dữ dội ấy. Trông hành động của kiến mà con người có thể đoán được trời sẽ mưa bão hay không.

Tóm lại câu tục ngữ cho thấy được sự trí tuệ dân gian của ông cha ta. Chỉ bằng một câu tục ngữ ngắn gọn mà có thể nói lên được cả một dự đoán về thời tiết. Cũng chính bằng kinh nghiệm ấy nhân dân ta đã phòng ngừa được bão lũ.

Phân tích câu 5 – Bài văn mẫu số 1

Nhân dân lao động Việt Nam có một tâm hồn đẹp và một trí tuệ sắc sảo, được trui rèn qua cuộc sống và công việc của họ. Trải qua bao năm tháng, người xưa đúc kết được thật nhiều kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất, cách ứng xử... và gửi gắm chúng vào trong những câu tục ngữ hàm súc, độc đáo. Khi bàn về giá trị quan trọng của đất đai, người nông dân Việt Nam ta có câu tục ngữ: "Tấc đất, tấc vàng". Ta thử tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ rất đỗi ngắn gọn này.

Mở đầu câu tục ngữ, tác giả dân gian đưa vào hình ảnh "tấc đất". Đây là cách nói rất hay, bởi "tấc" là đơn vị đo lường của người bình dân trong thời cổ xưa. Hiện nay, "tấc" được quy đổi ra khoảng 1/10 mét, tức là khoảng 10 xen-ti-mét. Nói như thế để chúng ta thấy rằng tác giả dân gian muốn nhấn mạnh cái ít ỏi của "tấc đất", ít như thế mà cũng quý giá như thế, quý bằng một "tấc vàng". Vàng là kim loại quý, từ xưa đến nay, vàng được coi là thứ của quý, phản ánh sự giàu sang của một con người. "Tấc đất" nghe thì ít, nhưng "tấc vàng" thì chẳng ít chút nào. Một chiếc nhẫn vàng nhỏ bé cũng đã có giá trị rất cao, huống hồ gì cả "tấc vàng". Đến đây thì ta đã nhận ra, người dân lao động xưa đã làm một phép so sánh ngang bằng giữa đất và vàng, để nhấn mạnh sự quý giá của đất chẳng kém gì thứ kim loại quý hiếm kia mà con người thường ưa thích và kiếm tìm.

"Tấc đất tấc vàng" chính là sự khẳng định rằng đất đai là tài sản có giá trị lớn của con người. Một tấc đất là chừng đó vàng. Cả một khu vườn, mảnh ruộng thì bao nhiêu "vàng" mới sánh được. "Đất đai quý lắm cháu con ơi!", đó là lời người xưa gửi đến thế hệ hôm nay vậy.

Vì sao đất quý như vàng? Không phải chỉ có người nông dân mà chúng ta ai cũng không thể phủ nhận giá trị của đất đai đối với cuộc sống của con người. Đất đai quý, trước tiên là bởi đây là nơi canh tác, trồng trọt, đem lại lương thực, thực phẩm cho người Việt từ bao đời nay. Nước ta có những cánh đồng màu mỡ, những khu vườn xanh tươi, đó chẳng phải do đất đai mới có được hay sao. Sự đầm ấm của cuộc sống bắt nguồn từ đất đai quê nhà, từ "Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn". Vậy nên, người Việt ta từ xưa luôn yêu quý đất đai quê hương là điều tất yếu. Đất còn quý, bởi trên đó, con người xây nhà dựng cửa, sinh sống làm ăn, thực hiện những ước mơ của mình. Mảnh đất thân thuộc không phải chỉ là nơi canh tác đơn thuần, mà còn là tình cảm gia đình đằm thắm, tình làng nghĩa xóm ấm cúng quanh năm. Mỗi tấc đất là một tấc lòng gắn bó với quê hương, có lẽ "vàng" cũng chưa sánh hết được! Đất là của cải, đem đến sự giàu có, trù phú và đất cũng là niềm yêu thương, hạnh phúc mộc mạc thân thương nhất của chúng ta. Có nhiều người cũng hiểu câu tục ngữ theo nghĩa đen, bởi giá trị của đất thật sự đã quý như vàng. Nhưng cha ông ta, thực chất muốn chuyển tải ý nghĩa trong việc gắn giá trị của đất với lao động. Chỉ có lao động mới đem tới cho con người cuộc đời đầy đủ, tốt đẹp hơn. Và giá trị của đất đai chính là từ đó mà ra. Ta lại nghĩ đến lời ca dao xưa nói rằng:

"Ai ơi, đừng bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu"

Và để phát huy giá trị của đất đai, con người Việt Nam xưa đã luôn cần cù, sáng tạo để trồng trọt, làm giàu trên mảnh đất của minh. Từ đồng bằng Bắc Bộ đất chật người đông đến những đồng quê Nam Bộ rộng mênh mông, đâu đâu cũng thấy dấu ấn con người bầu bạn cùng đất đai để có những vựa lúa cho đất nước. Đó là khởi nguồn của ấm no và hạnh phúc. Để khai thác tiềm năng đất đai, ngày nay, người Việt Nam ta còn ứng dụng nhiều khoa học kỹ thuật tiến bộ vào nông nghiệp, để có thể bảo vệ sự màu mỡ của đất, mà cũng có thể thu hoạch được nhiều thành quả hơn.

"Tấc đất tấc vàng" quả là câu tục ngữ vô cùng đúng đắn. Thế hệ trẻ hôm nay cần hiểu rõ giá trị tài nguyên đất đai của Tổ quốc, tiếp nối truyền thống cần cù của cha ông, chăm chỉ làm việc để cho đất đai nở hoa, "có sức người sỏi đá cũng thành cơm". Bên cạnh đó, thế hệ trẻ còn phải ra sức bảo vệ môi trường đất, phủ xanh quê hương, sao cho đất đai lúc nào cũng màu mỡ, chỉ như thế, quê hương ta mới phát triển vững bền.

Phân tích câu 5 – Bài văn mẫu số 2

Trên mảnh đất hình chữ S của chúng ta từ lâu đời nay đã có nghề trồng lúa nước lâu năm cho nên đất luôn luôn là người bạn thân thiết và quan trọng của người nông dân. Cho nên ông cha ta mới nói rằng “Tất đất tấc vàng” để nói về tầm quan trọng của đất đai.

“Tấc” chính là một đơn vị đo lường, theo cách nói, cách tính toán, đo đạc của nhân dân ta trước kia. Ta phải hiểu được rằng từ “tấc đất” khái niệm về diện tích chuyển sang cách nói tấc vàng. Đó có thể là một diện tích hạn hẹp, so sánh với một khối lượng và giá trị khác đó là “tấc vàng”. Nhân dân ta thật tinh tế khi đã lấy “tấc đất” so sánh với “tấc vàng”, đã lấy cái bình thường để so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định một chân lý đó chính là đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị thật là đặc biệt. Câu tục ngữ dường như vẫn còn mang một hàm nghĩa, đó chính là đã khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để tăng gia sản xuất ra những thực phẩm có ích cho con người.

Khi nhận biết được đúng vai trò của đất đai ta mới thấy được câu “tấc đất, tấc vàng” hoàn toàn đúng. Đất được dùng để trồng cây cho những trái cây tươi ngon, cho những bông lúa thêm trĩu nặng và thật khó có thể tưởng tượng được rằng không có đất con người sẽ sinh sống ở đâu? Lấy gì để sản xuất lương thực, thực phẩm?

Đất dường như cũng đã tồn tại với mọi người, mọi nhà. Đất cũng chính là tài sản vô giá của quốc gia. Hay chúng ta cứ hiểu theo nghĩa rộng đó chính đất là giang sơn Tổ quốc. Ta như hiểu được rằng trái đất chính là ngôi nhà chung của nhân loại. Đất còn được xem là nguồn sống vô tận của tất cả con người, không thể thiếu. Trong lòng đất hàm chứa nguồn nước và bao khoáng sản quý báu. Nói chung nhất thì đất quý như vàng, đất quý hơn vàng.

Ta cũng như thấy được rằng chính đất đai, ruộng vườn chỉ quý và vô giá khi có bàn tay, khối óc của con người tác động vào. Con người đã có những tác động không nhỏ vào đất đó chính là chăm bón, vun xới, dẫn thủy nhập điền… làm cho đất thêm màu mỡ. Có tác động công sức lao động vào đất thì đất trở thành “bờ xôi ruộng mật” thì lúc ấy mới thật sự là “tấc đất, tấc vàng” như cha ông ta đã từng nói.

Thông qua câu tục ngữ thật súc tích này thì nhân dân ta khuyên nhủ mọi người biết quan tâm bảo vệ, giữ gìn đất, con người cũng không được làm cho ruộng đồng, vườn tược…bị bạc màu, khô xác, cằn cỗi. Dường như cũng không ai được lãng phí hoặc bỏ hoang đất. Ca dao có câu:

“Ai ơi, chớ bỏ ruộng hoang,

Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”

Nước Việt Nam ta từ một nền nông nghiệp đi lên, đất là tài sản quốc gia. Cho nên nước ta cũng có rất nhiều các chính sách khai khẩn ruộng hoang để cải tạo đất. Đất có tơi xốp thì mới có thể cho vụ mùa bội thu được. Khi chúng ta mà cải tạo đất tót kết hợp với nguồn nước cũng như giống cây trồng mới, trồng theo đúng kỹ thuật sẽ cho ra những sản phẩm nông sản cần thiết. Nông nghiệp nước ta chiếm tỷ trọng cao nhất trong nền kinh tế, chính vì vậy mà đất cũng là một trong những nhân tố

Mồ hôi – công sức lao động của con người đã làm cho đất thêm màu mỡ. Thật không quá khi nói rằng máu đổ xuống mới giữ được “đất”, mới bảo vệ được giang sơn gấm vóc. Trong những năm tháng kháng chiến, Hồ Chủ tịch đã từng dạy:

“Ruộng rẫy là chiến trường,

Cuốc cày là vũ khí,

Nhà nông là chiến sĩ”

Trong thời kỳ nào cũng vậy, tình yêu đất đai, vườn tược, ruộng đồng của con người Việt Nam gắn liền với tình yêu quê hương đất nước.

“Tấc đất, tấc vàng” là một câu tục ngữ hay dường như cũng đã khẳng định giá trị của đất đó chính là đất quý như vàng, đất quý hơn vàng. Như đã khéo léo nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng, giữ gìn, bảo vệ đất đai cho nhân dân cho Tổ quốc và không ai được phá hoại đất đai, lãng phí đất đai. Nhà nông phải chăm bón, vun xới cho vườn tược, ruộng rẫy được màu mỡ, tươi tốt được. Nhân dân phải có nghĩa vụ giữ gìn và bảo vệ đất đai, đồng ruộng hơn nữa.

Phân tích câu 5 – Bài văn mẫu số 3

Câu tục ngữ "Tấc đất tấc vàng" nhằm nói lên tầm quan trọng của ruộng đất trong cuộc sống con người. Dân tộc Việt Nam chính là một đất nước làm nghề nông nghiệp khi con người có ruộng đất trong tay thì sẽ có thể tạo ra nhiều của cải vật chất, nhiều lúa gạo. Một nước nông nghiệp thì lúa gạo quý như vàng ngọc.

Tấc đất tấc vàng là gì? Người ngày xưa thường lấy "tấc" để dùng làm đơn vị đo lường trong cuộc sống. Hình ảnh "tấc đất" được so sánh với một "tấc vàng" nhằm nói tới sự quý giá của đất đai với cuộc sống của người dân lao động. Vàng là một kim loại quý được người đời trân trọng, chính vì vậy khi so sánh "đất" với "vàng" nhằm nói tới sự quan trọng, quý giá vô cùng.

Đất đai chính là nguồn tài sản lớn lao của mỗi quốc gia, bởi tất cả mọi thứ trên đời đều phải xây dựng và phát triển trên đất. Từ việc xây dựng nhà cửa, trường học, cho tới việc trồng trọt, khai thác khoáng sản, kim loại, hay than, quặng… đều từ trong lòng đất mà ra. Bên cạnh đó câu tục ngữ "tấc đất tấc vàng" còn có ý nghĩa sâu sắc khác. đó là nước ta là một nước trải qua nhiều gian khổ, khó khăn, chúng ta từng trải qua nhiều cuộc kháng chiến đối đầu với nhiều kẻ thù lớn mạnh, nhiều vị anh hùng dân tộc của chúng ta đã phải nằm xuống để bảo vệ từng nắm đất của quê hương.

Mỗi năm đất trên quê hương Việt Nam chúng ta đều nhuộm máu đỏ của từng người dân chúng ta, để có một đất nước Việt Nam hòa bình tự do như ngày hôm nay chúng ta đã phải trả giá hy sinh rất nhiều. Chính vì vậy, người xưa mới ví von rằng "Tấc đất tấc vàng" nhằm khẳng định sự quý giá của đất đai đối với cuộc sống con người. Con người muốn tồn tại cần phải có đất đai để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, tạo ra nhiều của cải vật chất. Đất đai còn là tài sản vô giá của mọi quốc gia trên trái đất này. Nó chính là tổ quốc là giang sơn của mỗi chúng ta, là ngôi nhà chung của mỗi con người chúng ta. Mỗi chúng ta sống luôn gắn liền với đất, đất sống không thể thiếu với mỗi người "tấc đất tấc vàng" có giá trị vô cùng to lớn với người dân.

Câu tục ngữ "Tấc đất tấc vàng" chính là một câu nói thể hiện việc quan trọng của đất đai, muốn mỗi người dân chúng ta hãy biết trân trọng bảo vệ giữ gìn bảo vệ từng mảnh đất quê hương, không được hoang phí tài nguyên đất đai, không bỏ hoang đất đai. Một đất nước đi lên từ một nước nông nghiệp như nước ta, sau khi chiến tranh kết thúc chính sách của nhà nước ta chính xây dựng một đất nước mới. Chính sách khai hoang được đưa ra nhằm xây dựng một đất được giàu mạnh không bị bỏ hoang mảnh đất nào nhằm xây quê hương mới giàu mạnh, giàu có hơn.

Câu tục ngữ "Tấc đất tấc vàng" nhằm khẳng định vị trí quan trọng của đất đai đối với cuộc sống của con người. Thông qua câu tục ngữ "Tấc đất tấc vàng" người xưa muốn nhắc nhở con cháu mình hãy trân trọng tài nguyên đất của nước mình. Bởi đất đai chính là một tài nguyên vô giá của quốc gia dân tộc, vì nguồn tài nguyên này vì bảo vệ đất đai mà nhiều người dân nhiều vị anh hùng dân tộc đã hy sinh trong chiến tranh gian khổ.

Từ xưa đến này thì đất nước ta vốn là một đất nước thuần nông cho nên coi trọng đất đai cũng chính là một điều dễ hiểu. Ông cha ta cũng đã có câu tục ngữ nói về tầm quan trọng cũng như giá trị của đất đó là “Tất đất tấc vàng” như muốn nhắn nhủ con người cần phải trân trọng và gìn giữ đất đai hơn.

“Tấc đất tấc vàng” chính là câu nói thể hiện giá trị của đất, đồng thời câu tục ngữ dường như cũng đã cho thấy được đất quý như vàng. Lý do ở đây chính là khi có đất thì còn người có thể có rất nhiều việc làm và nuôi sống bản thân cũng như cả gia đình của mình. Không những vậy, các câu tục ngữ còn khẳng định được giá trị của những sản phẩm khi con người chúng ta được làm ra cần quý trọng và gìn giữ nó một cách cẩn thận, trân trọng nó hơn nữa. Cũng bên cạnh nhưng giá trị của nó đó lại chính là biết bao nhiêu những công lao của ông cha ta đã gìn giữ lại cho con cháu đến ngày hôm nay. Thực sự có thể nhận thấy được chính từ đất đai, ông cha ta như khuyên răn con người như cũng phải thật chăm chỉ trồng trọt cấy cầy, làm ra được cả những hạt gạo trắng ngần để nuôi sống chúng ta. Không thể phủ nhận được chính câu tục ngữ nó cũng đã khẳng định được chắc chắn giá trị to lớn của đất với con người.

Song, chúng ta cũng hãy nên nhìn nhận được câu tục ngữ nên được hiểu theo một cách rộng lớn, và hiểu theo được ý nghĩa khái quát to lớn hơn. Ta có thể hiểu được đất ở đây là đất đai trong cuộc sống của con người. Còn vàng ở đây là kim loại và nó lại có giá trị về mặt vật chất rất lớn, tất cả những điều gì quý đều được ông cha ta ví với vàng. Khi có vàng trong tay cũng chẳng khác là tiền, là vật báu có thể quy đổi ra rất nhiều những món đồ khác mà chúng ta mong muốn có. Và tác giả gian gian cũng thật tài tình biết bao nhiêu khi đã miêu tả, so sánh một cách tương đồng đó là một tấc đất thì bằng một tất vàng. Điều này như nhằm nhấn mạnh được thêm rằng đất thực sự quý với con người chúng ta nên chúng ta cần phải biết yêu thương cũng như sử dụng nó.

Khi có đất thì con người ta cũng có thể lại trồng trọt chăn nuôi, xây dựng nhà để có thể ở. Và khi có đất, chính là chúng ta có một điểm tựa và cũng đồng thời sản xuất được ra hàng hóa cũng như của cải vật chất bằng chính sức lao động của chính mình. Con người ta không có vàng thì vẫn có đất, đất vẫn nuôi ta có thể sinh sống được nếu như con người không cho đất ngơi nghỉ, luôn cải tạo đất và ra sức trồng trọt.

Thực sự với một đất nước thuần nông như nước Việt Nam ta thì việc lấy nông nghiệp làm trọng là một điều vô cùng thiết thực. Có lẽ cũng chính bởi vậy đất đai luôn luôn vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Khi có đất thì cũng lại có thể làm ra nhiều thứ khác có giá trị cũng giống như vàng vậy. Không những thế lời dạy trên còn như muốn nhắn nhủ rằng con người chúng ta không nên ỷ lại mình có vàng nên bỏ đất trống. Cũng không trồng trọt gì cả và nếu làm như thế thì cho đến một ngày khi ăn hết vàng đi thì cũng không còn gì để sinh sống nữa. Thông qua câu tục ngữ, ông cha ta muốn khẳng định giá trị của đất đai đặc biệt đối với một nước thuần nông. Khi có đất có thể làm ra tất cả nhưng vàng thì không thể cho nên mỗi người cũng nên phải biết và tôn trọng những điều mình đang có, đừng lãng phí vì khi mình chưa biết hết giá trị sử dụng của đất.

Mỗi người dân lao động chúng ta cũng hãy cứ cố gắng biến đất thành vàng bằng chính công sức lao động của chính mình, bằng mồ hôi xương máu của chính mình chứ đừng bỏ đất hoang.

Thực sự thì câu tục ngữ “Tấc đất, tấc vàng” là một câu tục ngữ thật hay và đã có sự khẳng định giá trị của đất đó chính là đất quý như vàng. Câu tục ngữ như nhắc nhớ chúng ta hãy biết coi trọng và sử dụng đất hợp lý hơn nữa. Quả thật đây là một bài học thật thấm thía và cũng thật đúng đắn mà chúng ta cần khắc ghi.

Phân tích câu 5 – Bài văn mẫu số 4

Việt Nam ta là một nước nông nghiệp, chính vì thế yếu tố đất đối với chúng ta là một yếu tố quan trọng. Không có đất thì không thể trồng trọt và đương nhiên là không có đất thì làm sao có thể sinh sống được. Câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” thể hiện rõ sự quý giá của đất đối với con người Việt Nam ta.

Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng xét về mặt thể loại thì nó lại là một chỉnh thể thẩm mỹ. Nó chỉ có một câu bốn từ nhưng lại được các nhà nghiên cứu phê bình coi là một tác phẩm. Nó đứng ngang hàng với những bài thơ dài hay những tác phẩm truyện ngắn. Đất là đất còn vàng là vàng, bình thường vàng là thứ quý giá nhất, nó cũng là thứ tài nguyên mà ngày trước biết bao nhiêu đế quốc hùng mạnh đã xâm lược nước ta để cướp đi. Thế nhưng ở đây đất lại quý như vàng.

Bởi vì một tấc đất người nông dân Việt Nam cũng có thể canh tác, trồng trọt, ở. Một tấc đất ấy có thể làm nên sức khỏe, sinh sống, thức ăn cho con người. Có đất thì con người mới có nhà ở, có đất mới có trồng trọt để có thức ăn, có thức ăn mới có thể có sức khỏe và làm ra những thứ quý giá khác.

Chính vì thế, ta có thể khẳng định rằng câu tục ngữ của cha ông để lại hoàn toàn chính xác, nó có ý nghĩa vô cùng lớn lao trong việc giáo dục các thế hệ mai sau phải biết quý trọng đất. Vì tấc đất là tấc vàng.

Phân tích câu 6 – Bài văn mẫu số 1

Dân tộc Việt Nam ta lớn lên cùng với những câu ca dao tục ngữ, nó trở thành mạch nguồn trong trẻo nuôi dưỡng tâm hồn con người. Nếu những câu ca dao bồi đắp cho cảm xúc bên trong, thì những câu tục ngữ lại đúc rút ra cho chúng ta những kinh nghiệm ngàn đời. “Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền” là một câu tục ngữ như thế.

Khi đã được đúc rút thành tục ngữ, đó sẽ phải là những kinh nghiệm quý báu nhất, chính xác nhất mà ông cha ta dành bao đời để làm nên. Dù ở bất cứ nơi đâu, hoạt động sản xuất vẫn được chú ý coi trọng nhất. Câu tục ngữ “nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền” là kinh nghiệm về những nghề phổ biến ở nước ta, nghề nào mang lại lợi nhuận cao nhất. Với người nông dân, đây thực sự là một bài học quý giá.

“Nhất canh trì” tức là, thứ nhất vẫn là nghề nuôi cá. Không phải là làm ruộng hay trồng trọt, nghề nuôi cá đem lại cho người nông dân lợi nhuận cao nhất mà không tốn nhiều sức lực. Chỉ cần có một cái ao để thả cá, đi chọn những giống cá mới đem lại nhiều năng suất là người nông dân đã có thể thu hoạch. Không cần phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, người nông dân bớt đi được phần nào vất vả. Những nghề trồng rau gặt lúa, đôi khi còn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, nhưng nuôi cá thì việc bị tổn hao là rất ít. Bởi vậy mà không phải ngẫu nhiên ông cha ta đúc rút: nhất canh trì.

Kinh nghiệm thứ hai là “nhị canh viên”, tức là nghề trồng trọt. Trồng những loại cây như cây ăn quả, cây công nghiệp cũng luôn đem lại cho người nông dân lợi nhuận lớn. Bởi chúng ta có được sự hậu thuẫn từ thiên nhiên với khí hậu nhiệt đới bốn mùa luân chuyển, mỗi mùa lại một thức quả. Có điều muốn giữ cho cây trái được đến ngày thu hoạch, lại cần người nông dân phải chịu khó chăm bón, phải tự đúc rút ra những kinh nghiệm cho riêng mình. Có như vậy, hoa trái mới không bị phá hoại. Việt Nam chúng ta giờ đây mạnh khi xuất khẩu hoa quả sang nước ngoài, đời sống người dân cũng đủ đầy hơn. Nhưng đau lòng khi bắt gặp những loại quả bị tiêm hoá chất đến biến đổi hoàn toàn, khiến cho chính chúng ta còn phải né tránh. Bởi vậy mà “canh viên” cũng vẫn xếp sau “canh trì”

Cuối cùng, chúng ta vẫn không thể không nhắc đến “canh điền”. Việt Nam chúng ta vốn có nền văn minh lúa nước lâu đời, dù xã hội có phát triển đến đâu, ta vẫn giữ lại một góc nhỏ cho nghề làm nông ấy. Bởi chỉ có cây lúa hạt gạo mới nuôi sống được con người, và đức tính của người Việt lại là cần cù chăm chỉ. Nhưng trồng lúa, người nông dân phải chịu nhiều vất vả, lợi nhuận có khi không được như mong muốn. Bão lũ hay hạn hán đi qua, lại quét sạch công sức của người lao động. Bởi vậy mà trồng lúa cũng chỉ được xếp thứ ba.

Câu tục ngữ thực sự đã đúc kết lại kinh nghiệm quý báu của ông cha ta từ ngàn đời này. Đó là bài học về lao động, muốn lao động cũng phải chọn nghề để làm. Đến bây giờ, câu tục ngữ vẫn chưa hết giá trị. Người nông dân vẫn đi theo những chỉ dẫn ấy, vẫn để nghề nuôi cá lên hàng đầu, và luôn mang lại những lợi nhuận cao. Tôi tin rằng, dù xã hội có phát triển đến thế nào, sẽ chẳng có gì thay thế được những kinh nghiệm ấy. Tiến bộ khoa học kĩ thuật sẽ bồi đắp thêm cho những kinh nghiệm của cha ông trở nên có giá trị hơn.

Hãy yêu lấy những câu ca dao tục ngữ, đó là huyết quản, là mạch nguồn chảy trong tâm trí mỗi người. Đừng tưởng nó là lạc hậu, bởi lẽ không có những kinh nghiệm ấy, chưa chắc đã có một xã hội hiện đại ngày hôm nay. Không gì có thể tồn tại trong môi trường chân không, ngày hôm nay chắc chắn phải là sự phôi thai từ ngày hôm qua.

Phân tích câu 6 – Bài văn mẫu số 2

Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn thể hiện kinh nghiệm của dân gian về nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội trong đó có lao động sản xuất. Những kinh nghiệm đó xuất phát từ thực tế việc quan sát công cuộc lao động để sản xuất ra của cải vật chất của dân gian. Câu tục ngữ sau là một trong số đó: Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền. Người, xưa muốn nói điều gì qua câu tục ngữ ấy và nói như thế có lí hay không?

Câu tục ngữ trên sử dụng một số yếu tố Hán Việt. Nhất, nhị, tam có nghĩa là thứ nhất, thứ hai, thứ ba. “Canh” nghĩa là làm (canh tác). “Trì” là ao, “viên” là vườn, “điền” là ruộng. Như vậy, bám sát câu chữ để giải nghĩa thì câu tục ngữ đó có nghĩa là: Thứ nhất là làm ao, thứ hai làm vườn, thứ ba làm ruộng. Nhưng cơ sở của việc xếp thứ tự trong câu tục ngữ là gì vậy?

Trước hết, có thể hiểu câu tục ngữ đề cập đến giá trị kinh tế của các mô hình lao động của. nhà nông. Theo dó, làm ao mang lại giá trị kinh tế lớn nhất, tiếp đến là làm vườn rồi mới đến làm ruộng. Hiểu theo nghĩa đó không phải là không có lí. Nếu làm ao, người nông dân có thể sử dụng diện tích mặt nước để nuôi các loại cá: cá mè, cá trắm,… Đó đều là những loại thực phẩm thiết yếu của đời sống và có giá trị kinh tế cao. Hơn nữa, thức ăn lại dễ dàng, có thế nuôi cá hằng các loại cỏ, lá rau, phân gia súc, gia cầm,… Không chỉ vậy, người làm ao còn có thể tận dụng mặt nước để trồng lúa hoặc các rau rihư rau cần. Làm vườn thì có thể trồng các loại cây ăn quả: bưởi, táo, xoài,… So với cá thì các loại quả có giá trị kinh tế thấp hơn và giá cả thường biến động thất thường hơn. Nhưng trong ba mô hình canh tác ấy thì làm ruộng vẫn mang lại giá trị kinh tế thấp hơn cả. Ruộng phổ biến ở nhiều nơi. Ruộng thường chỉ trồng lúa và các loại rau màu theo thời vụ. Do sự phổ biến đó mà giá cả của lúa và các loại rau màu rẻ nhất trong ba loại sản phẩm của ba mô hình canh tác kể trên.

Tuy nhiên, cũng có thể hiểu câu tục ngữ theo một cách khác. Tiêu chí so sánh ba mô hình canh tác đó còn có thể là công sức đẳu tư, sự vất vả và độ khó của kĩ thuật canh tác. Làm aọ phải đầu tư nhiều để đào ao, nạo vét, xây đắp bờ, mua giống, học hỏi kĩ thuật nuôi, thức ăn, chăm sóc, phòng bệnh. Có thể nói, trong ba loại sản phẩm: cá, quả, rau lúa thì kĩ thuật nuôi và chăm sóc cá phức tạp nhất, nếu bất cẩn có thế dẫn đến thiệt hại nặng nề về kinh tế. Không chỉ vậy, việc chăm sóc, thu hoạch cá đều phải tiếp xúc với nước nên mất nhiều công sức. Việc trồng cây ăn quả không đòi hỏi nhiều về vốn, giống… như nuôi cá nhưng cũng phẳi đầu tư để chọn được giống cho quả ngon, sai; học kĩ thuật chăm sóc cây để bón phân, phòng bệnh, thụ hoạch,… Việc trồng lúa và hoa màu đơn giản hơn cả. Có điều đó do giống rẻ, kĩ thuật canh tác truyền thống nên rất phổ’ biến, không mất công sức học hỏi nhiều

Những nhận định trên của nhân dân đều xuất phát từ cơ sở thực tiễn là những trải nghiệm thực tế trong đời sống lao động sản xuất. Kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện giúp người nông dân lựa chọn được mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện và khai thác tốt điều kiện tự nhiên ấy từ đó làm ra nhiều của cải vật chất.

Phân tích câu 6 – Bài văn mẫu số 3

Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn thể hiện kinh nghiệm của dân gian về nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội trong đó có lao động sản xuất. Những kinh nghiệm đó xuất phát từ thực tế việc quan sát công cuộc lao động để sản xuất ra của cải vật chất của dân gian. Câu tục ngữ sau là một trong số đó: Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền. Người xưa muốn nói điều gì qua câu tục ngữ ấy và nói như thế có lí hay không?

Câu tục ngữ trên sử dụng một số yếu tố Hán Việt. Nhất, nhị, tam có nghĩa là thứ nhất, thứ hai, thứ ba. “Canh” nghĩa là làm (canh tác). “Trì” là ao, “viên” là vườn, “điền” là ruộng. Như vậy, bám sát câu chữ để giải nghĩa thì câu tục ngữ đó có nghĩa là: Thứ nhất là làm ao, thứ hai làm vườn, thứ ba làm ruộng. Nhưng cơ sở của việc xếp thứ tự trong câu tục ngữ là gì vậy?

Trước hết, có thể hiểu câu tục ngữ đề cập đến giá trị kinh tế của các mô hình lao động của nhà nông. Theo đó, làm ao mang lại giá trị kinh tế lớn nhất, tiếp đến là làm vườn rồi mới đến làm ruộng. Hiểu theo nghĩa đó không phải là không có lí. Nếu làm ao, người nông dân có thể sử dụng diện tích mặt nước để nuôi các loại cá: cá mè, cá trắm,… Đó đều là những loại thực phẩm thiết yếu của đời sống và có giá trị kinh tế cao. Hơn nữa, thức ăn lại dễ dàng, có thể nuôi cá bằng các loại cỏ, lá rau, phân gia súc, gia cầm,… Không chỉ vậy, người làm ao còn có thể tận dụng mặt nước để trồng lúa hoặc các rau như rau cần. Làm vườn thì có thể trồng các loại cây ăn quả: bưởi, táo, xoài,… So với cá thì các loại quả có giá trị kinh tế thấp hơn và giá cả thường biến động thất thường hơn. Nhưng trong ba mô hình canh tác ấy thì làm ruộng vẫn mang lại giá trị kinh tế thấp hơn cả. Ruộng phố biến ở nhiều nơi. Ruộng thường chỉ trồng lúa và các loại rau màu theo thời vụ. Do sự phổ biến đó mà giá cả của lúa và các loại rau màu rẻ nhất trong ba loại sản phẩm của ba mô hình canh tác kể trên.

Tuy nhiên, cũng có thể hiểu câu tục ngữ theo một cách khác. Tiêu chí so sánh ba mô hình canh tác đó còn có thể là công sức đầu tư, sự vất vả và độ khó của kĩ thuật canh tác. Làm ao phải đầu tư nhiều để đào ao, nạo vét, xây đắp bờ, mua giống, học hỏi kĩ thuật nuôi, thức ăn, chăm sóc, phòng bệnh. Có thể nói, trong ba loại sản phẩm: cá, quả, rau lúa thì kĩ thuật nuôi và chăm sóc cá phức tạp nhất, nếu bất cẩn có thể dẫn đến thiệt hại nặng nề về kinh tế. Không chỉ vậy, việc chăm sóc, thu hoạch cá đều phải tiếp xúc với nước nên mất nhiều công sức. Việc trồng cây ăn quả không đòi hỏi nhiều về vốn, giống… như nuôi cá nhưng cũng phải đầu tư để chọn được giống chờ quả ngon, sai; học kĩ thuật chăm sóc cây để bón phân, phòng bệnh, thu hoạch,… Việc trồng lúa và hoa màu đơn giản hơn cả. Có điều đó do giống rẻ, kĩ thuật canh tác truyền thống nên rất phố biến, không mất công sức học hỏi nhiều.

Những nhận định trên của nhân dân đều xuất phát từ cơ sở thực tiễn là những trải nghiệm thực tế trong đời sống lao động sản xuất. Kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện giúp người nông dân lựa chọn được mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện và khai thác tốt điều kiện tự nhiên ấy từ đó làm ra nhiều của cải vật chất.

Phân tích câu 7 – Bài văn mẫu số 1

Không chỉ đúc kết kinh nghiệm trong cách dự đoán thời tiết, nhìn người, nhìn xã hội mà nhân dân Việt Nam ta còn đúc kết kinh nghiệm trong lao động sản xuất. Những câu tục ngữ về lao động sản xuất như một bài học của thế hệ mai sau để biết cách nâng cao năng suất lao động.

Câu tục ngữ “Nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền”. Đây là câu tục ngữ được đúc kết bằng văn tự chữ Hán. “Nhất canh trì” có nghĩa thứ quan trọng nhất là ao, “nhì canh viên” có nghĩa là thứ quan trọng thứ hai là vườn tược, và cuối cùng “tam canh điền” chính là làm ruộng. Ba thứ quan trọng ao, vườn, ruộng có ý nghĩa rất lớn trong đời sống nông nghiệp của nhân dân ta. Để lao động có hiệu quả thì người nông dân nên làm ao cá trước, thứ hai có thể làm vườn và cuối cùng là làm ruộng. Làm ao sẽ thu được nhiều nguồn lợi hơn làm vườn và ruộng.

Câu tục ngữ “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Ở đây tác giả dân gian muốn thể hiện kinh nghiệm trồng lúa của nhân dân ta xưa nay. Yếu tố quan trọng hàng đầu chính là yếu tố nước. Có nước thì lúa mới sống tươi tốt được, sau đó thì mới đến phân – thức ăn để lúa phát triển nhanh. Yếu tố thứ ba là sự chăm có của con người và cuối cùng mới là giống.

Câu tục ngữ “nhất thì, nhì thục” có nghĩa yếu tố quan trọng nhất là thời gian mùa vụ, sau đó mới là đất đai màu mỡ tươi xốp. Đất quý là thế tốt là thế nhưng phải cây đúng thời vụ, cấy đúng mùa lúa phát triển thì mới cho năng suất được

Như vậy, ba câu tục ngữ trên thể hiện được kinh nghiệm của nhân dân ta trong cách sử dụng các yếu trong trồng trọt để đạt được năng suất cao trong công việc.

Phân tích câu 7 – Bài văn mẫu số 2

Nhất nước: Nước là thành phần chính của cây trồng, nướctham gia vào mọi hoạt động sống như quang hợp; vận chuyển, trao đổi chất; định hình cơ thể... nước sạch cho sản phẩn sạch, nước ô nhiễm cho sản phẩm ô nhiễm... Mỗi thời kì sinh trưởng, phát triển cây cần lượng nước khác nhau, thừa thiếu đều không tốt. Không có nước cây không thể duy trì sự sống.

Nhì phân: Phân bón là thức ăn của cây, mỗi giai đoạn cây cần thành phần, tỉ lệ các chất dinh dưỡng khác nhau. Phân bón không thể thiếu trong nông nghiệp hiện đại, đặc biệt với phương pháp trồng cây không cần đất.

Tam cần: Cần cù, chăm chỉ trong lao động chân tay và trí óc. Nông nghiệp hiện đại không chỉ cần những con người chỉ biết 1 nắng hai sương mà còn cần những nhà nông thông thái, chịu khó học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu kiến thức khoa học, kĩ thuật, có kiến thức về thị trường kinh tế nông nghiệp...

Tứ giống: Giống có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng. Cần nghiên cứu tạo giống tốt, phù hợp với địa phương.

Cả 4 yếu tốt trên đều quan trọng và không thể thiếu thì nông nghiệp sẽ phát triển.

Phân tích câu 7 – Bài văn mẫu số 3

Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

Đây là bốn khâu quan trọng trong quá trình làm ra cây lúa, hạt gạo trên đồng ruộng Việt Nam. Theo cách nói trên, cha ông ta đã sắp xếp thứ tự quan trọng của bốn yếu tố, cũng có thể gọi là bốn quy trình kĩ thuật, bốn điều kiện, nguyên nhân để sản xuất thắng lợi. Thứ nhất là "ruộng phải có nước", nước nhiều và đủ. Thứ hai là "ruộng phải bón phân", bón đúng thời vụ, bón đủ yêu cầu. Rồi tiếp đó phải chuyên cần, chăm chí vun xới, làm cỏ, trừ sâu, theo dõi từng bước sinh trưởng của cây. Cuối cùng, việc thứ tư : cần coi trọng giống lúa, giống cây. Tất nhiên, trong khoa học nông nghiệp ngày nay, thứ tự nhất, nhì, ba, tư đó không phải máy móc, lúc nào cũng như thế, nơi nào cũng như thế... Song, quy trình bốn yếu tố nước, phân, cần, giống phải luôn đầy đủ, hài hoà ; là những kinh nghiệm quý báu giúp các kĩ sư nông nghiệp, những chiến sĩ trên đồng ruộng Việt Nam ngày nay làm tốt nhiệm vụ sản xuất lúa gạo, đem lại no ấm cho nhân dân ta, Tổ quốc ta.

Chỉ điểm qua vài câu tục ngữ đặc sắc như thế, chúng ta cũng hiểu rằng : bằng lối nói ngắn gọn, có vần nhịp, giàu hình ảnh, những cân tục ngữ về thiên nhiên và lao dộng sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thời tiết và trong sản xuất nông nghiệp. Những câu tục ngữ ấy là hài học thiết thực, là hành trang, "túi khôn" của nhân dân lao động, giúp cha ông ta xưa cũng như chúng ta ngày nay dự đoán thời tiết vù nâng cao năng suất lao động.

Phân tích câu 8 – Bài văn mẫu số 1

“Nhất thì, nhì thục” là câu tục ngữ nêu lên kinh nghiệm về kĩ thuật trồng trọt, làm lúa nước. Thứ nhất là phải coi trọng thời vụ: “nhất thì” (kịp thời vụ, đúng thời vụ). Trái thời vụ, thời tiết là thất bát. mất án. Thứ nhì là phải cày sâu cuốc bẫm, vun xới, chăm bón, làm cỏ, không để ruộng đất hoang hóa, bạc màu; làm cho đất đai ngày một thêm màu mỡ: “nhì thục”. Yếu tố thời gian, mùa vụ, yếu tố sức lao động cần cù của con người là hai yếu tố tạo nên mùa màng tốt tươi, năng suất cao, bội thu.

Phân tích câu 8 – Bài văn mẫu số 2

“Nhất thì, nhì thục”

Nghĩa tiếng Vệt của câu này là thứ nhất là đúng thời gian, thứ hai là đất đai được làm thuần thục, nhuần nhuyễn. Câu tục ngữ đã khẳng định rằng trong trồng trọt quan trọng nhất là trồng đúng thời gian, mùa vụ và thứ hai là đất đai được chuẩn bị kĩ càng. Kinh nghiệm này đã đi sâu vào thực tế, dù trồng bất kì loại cây nào nếu đúng mùa và chuẩn bị tốt sẽ cho ra sản phẩm đạt chất lượng.

Thông qua các câu tục ngữ trên, ta có thể nhận thấy hình thức của chúng là rất ngắn gọn bởi đặc thù truyền miệng của văn học dân gian, tuy nhiên ý nghĩa lại rất cô đọng, hàm súc và đầy đủ. Hình ảnh, từ ngữ được sử dụng mang tính biểu đạt cao, các câu tục ngữ luôn có sự dí dỏm như bản tính vốn có của người nông dân Việt Nam.

Từ những kinh nghiệm được truyền lại thông qua những câu tục ngữ trên ta có thể thấy rằng dù trong điều kiện hết sức khó khăn nhưng thế hệ cha ông ta ngày trước đã không ngừng quan sát và học hỏi, tạo nên những bài học quý giá cho thế hệ con cháu sau này. Ngày nay dù khoa học phát triển nhưng những kinh nghiệm thực tế đó chưa bao giờ bị lãng quên. Sự kết hợp hài hóa của hai yếu tố trên đã mang lại nhiều lợi ích cho nông dân Việt Nam.