Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
I. Đôi nét về tác giả
- Ca dao, dân ca là những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, dùng để diễn tả đời sống nội tâm của con người.
- Để phân biệt ca dao và dân ca, hiện nay, người ta đưa ra hai khái niệm như sau:
+ Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc, tức là những câu hát dân gian trong diễn xướng
+ Ca dao là lời thơ của dân ca. Ca dao còn bao gồm cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ của dân ca. Khái niệm ca dao còn được dùng để chỉ một thể thơ dân gian – thể ca dao
II. Đôi nét về tác phẩm : Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
1. Giá trị nội dung
“Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người” thường gợi nhiều hơn tả, hay nhắc đến tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét đặc sắc về hình thể, cảnh trí, lịch sử, văn hóa của từng địa danh. Đằng sau những câu hỏi, lời đáp, lời mời, lời nhắn gửi và các bức tranh phong cảnh là tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự hào đối với con người và quê hương, đất nước.
2. Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng thể thơ lục bát, lục bát biến thể
- Sử dụng hình thức đối đáp, ướm hỏi quen thuộc trong ca dao
- Hình ảnh so sánh, ẩn dụ, ước lệ, tượng trưng,...
- Các địa danh gần gũi, nổi tiếng,...
III. Phân tích văn bản
a) Dàn ý
Dàn ý phân tích mẫu số 1
I. Mở bài
- Giới thiệu về ca dao, dân ca (định nghĩa, đặc điểm nội dung và đặc điểm nghệ thuật,...)
- Giới thiệu về “Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người” (khái quát đặc điểm, giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật...)
II. Thân bài
1. Bài 1
- Bài ca là lời đối đáp của chàng trai và cô gái nói về những cảnh đẹp trên đất nước ta. Phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần sau là câu trả lười của cô gái
- Những địa danh và đặc điểm của các địa danh được nhắc đến trong lời đối đáp của chàng trai và cô gái:
+ Thành Hà Nội: năm cửa
+ Sông Lục Đầu: sáu khúc nước chảy xuôi một dòng
+ Sông Thương: nước bên đục bên trong
+ Núi Đức Thánh Tản: thắt cổ bồng lại có thánh sinh
+ Đền Sòng: thiêng nhất xứ Thanh
+ Tỉnh Lạng: có thành tiên xây
⇒ Thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về những cảnh đẹp của quê hương, đất nước và sự sắc sảo trong cách ứng xử của trai gái làng quê Việt
⇒ Bài ca dao thể hiện vốn hiểu biết phong phú về những cảnh đẹp của quê hương, đất nước, đồng thời, thể hiện tình yêu và lòng tự hào đối với quê hương
2. Bài 2
- Rủ nhau: gọi nhau cùng đi, đông vui, hồ hởi, hào hứng, muốn được cùng nhau du ngoạn, chia sẻ
- Điệp từ “xem”: nhấn mạnh sự háo hức, lòng tự hào của con người
- Những cảnh đẹp được nhắc đến: Kiếm Hồ, cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn
⇒ Những cảnh đẹp đặc trưng, tiêu biểu của Hà Nội được miêu tả cụ thể, từ khái quát đến chi tiết gợi nên tình yêu quê hương, đất nước
- Câu hỏi tu từ cuối bài vừa tự nhiên vừa mang âm điệu tâm tình, thủ thỉ gợi nhắc công ơn xây dựng đất nước của cha ông, khơi dậy trong lòng người đọc lòng biết ơn, niềm tự hào dân tộc
⇒ Bài ca dao thể hiện tình yêu, niềm tự hào của nhân dân ta tước những cảnh đẹp ở vùng Thăng Long
3. Bài 3
- Từ láy “quanh quanh” gợi sự quanh co, uốn khúc, gập ghềnh, khúc khuỷu, xa xôi
- Sử dụng thành ngữ “non xanh nước biếc”
- Hình ảnh sơ sánh “như tranh họa đồ”
⇒ Cảnh sắc thiên nhiên sông núi hùng vĩ, tráng lệ, thơ mộng, trữ tình, gợi nên trong lòng người đọc lòng tự hào, tình yêu quê hương
- Câu thơ cuối bài với việc sử dụng đại từ phiếm chỉ “ai” như một lời mời chào chân tình, lời vẫy gọi mọi người hãy về với sứ Huế hữu tình, nên thơ
⇒ Bài ca dao ca ngợi vẻ đẹp con đường vào xứ Huế, đồng thời, thể hiện tình yêu, lòng tự hào và ý tình kết bạn tinh tế, sâu sắc
4. Bài 4
- Cấu trúc câu đặc biệt:
+ Câu 1 và câu 2 dãn dài ra, dai 12 tiếng
+ Ngắt nhịp 4/4/4 cân đối, hài hòa
- Ngôn ngữ mang đậm dấu ấn vùng miền: bên ni, bên tê,…
- Nghệ thuật: điệp ngữ, đảo ngữ
⇒ Khắc họa không gian rộng lớn, bát ngát, mênh mông của cảnh vật qua cái nhìn mải mê, sung sướng của người ngắm cảnh
- Hình ảnh cô gái so sánh với “chẽn lúa đòng đòng”, “phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”
⇒ Người con gái tràn đầy sức sống, xuân sắc nhưng mảnh mai, yếu đuối
⇒ Bài ca dao ca ngợi vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên rộng lớn, trù phú cùng vẻ đpẹ và sức sống của con người lao động
III. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật
+ Nội dung: gợi nên những cảnh sắc của quê hương đất nước, khơi dậy tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, con người
+ Nghệ thuật: thể thơ lục bát/lục bát biến thể, giọng điệu nhẹ nhàng, tâm tình
- Cảm nhận về chùm ca dao: giáo dục, bồi đắp cho mỗi người tình yêu, lòng tự hào đối với quê hương, đất nước…
Dàn ý phân tích mẫu số 2
1. Bài 1
I. Mở bài
Giới thiệu về các truyền thống đạo lý tốt đẹp của nhân dân ta bao đời nay, trong đó phải kể đến truyền thống “yêu nước”.
Trong đó, không thể không nhắc đến câu hát: “Ở đâu năm cửa nàng ơi…Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây”.
II. Thân bài.
a. Hình thức:
Ca dao dân ca Việt Nam không chỉ có nội dung phong phú, mà còn có nhiều cách thể hiện khác nhau. Bài ca dao này được trình bày dưới dạng đối đáp. Toàn bài ca dao là những câu hỏi và trả lời của một đôi trai gái. → Giúp cho bài ca dao hấp dẫn, mới lạ.
Xuất hiện 2 nhân vật trữ tình gồm một nam và 1 nữ, xưng hô với nhau là chàng và nàng. Đây là cách xưng hô thể hiện sự thân mật của hai nhân vật, đồng thời là cách xưng hô thường thấy của các đôi trai gái khi hát, hay cả trong đời sống ngày xưa.
b. Về nội dung:
Bài ca dao mượn lời tâm tình của đôi trai gái để kể về những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của nước ta (thành Hà Nội, sông Lục Đầu, sông Thương, núi Đức Thánh Tản, đền Sòng, tỉnh Lạng).
Không chỉ dừng lại ở liệt kê, nhân vật trữ tình còn khắc họa được những nét đặc sắc nổi bật nhất của mỗi nơi, mà khó có thể nhầm lẫn với nơi khác (thành 5 cửa, sông 6 khúc nước, sông cùng lúc bên đục bên trong, đền thiêng, thành tiên xây).
→ Sự hiểu biết, nhịp điệu đối đáp nhịp nhàng của 2 nhân vật trữ tình góp phần thể hiện sự tự hào, yêu thương quê hương đất nước của con người Việt Nam.
c. Mở rộng và nâng cao:
Ngoài những địa danh được nhắc đến trong bài ca dao, nước ta còn vô vàn những cảnh đẹp khác, như động Phong Nha, cố đô Huế, núi Hoa Lư...
Hiện nay, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử luôn được người dân Việt Nam giữ gìn, bảo vệ. Tuy nhiên một bộ phận người dân vẫn chưa có ý thức bảo vệ cho cảnh đẹp của đất nước. Cũng như cảm thấy tự tin về dân tộc mình. Hiện tượng này cần xóa bỏ.
Cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong xã hội về việc giữ gìn các cảnh đẹp non sông, về tình yêu quê hương, đất nước.
3. Kết bài
Bài ca dao đã giới thiệu đến chúng ta những cảnh đẹp của đất nước, đồng thời truyền đến chúng ta tình yêu quê hương, đất nước, đồng bào.
Qua đó, chúng ta cần luôn yêu thương, tự hào về dân tộc. Cố gắng rèn luyện để góp phần xây dựng đất nước vững mạnh.
2. Bài 2
I. Mở bài:
– Đây là bài ca dao giới thiệu về cảnh đẹp Hồ Gươm của Hà Nội.
– Người Hà Nội rất tự hào khi nói đến những danh lam thắng cảnh trên đất Thăng Long ngàn năm văn hiếu
II. Thân bài
* Nội dung và nghệ thuật của bài ca dao:
Kiểu mở đầu thường thấy trong ca dao: Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ, gợi không khí, hình ảnh khách thập phương nô nức đến thăm.
– Điệp từ xem lặp lại ba lần: xem cảnh Kiếm Hồ, xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn nhấn mạnh ý hồ Hoàn Kiếm có rất nhiều cảnh đẹp tạo nên thắng cảnh này.
– Hình ảnh Đài Nghiên, Tháp Bút xây trước lối vào chùa vừa như nét nhấn của toàn cảnh bức tranh hồ Hoàn Kiếm, vừa thể hiện ý chùa Ngọc Sơn là nơi thờ Văn Xương đế quân, vị thần trông coi về văn chương và thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo, vị anh hùng dân tộc.
* Lòng tự hào, kiêu hãnh của người Hà Nội:
– Ẩn chứa trong từng câu, từng chữ, từng hình ảnh của bài ca dao là niềm tự hào về đất Thăng Long thiêng liêng, tự hào về hồ Hoàn Kiếm gắn liền với truyền thuyết đòi gươm thần mà Long Quân cho Lê Lợi mượn để đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi nước nhà, lập nên sự nghiệp hiển hách muôn đời: Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn, Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
– Tự hào về con người Hà Nội tài hoa, khí phách, đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo của đất kinh thành.
III. Kết bài
– Thắng cảnh Hồ Gươm đẹp và giàu ý nghĩa lịch sử, văn hóa nên rất hấp dẫn đối với du khách.
– Vẻ đẹp Hà Nội tiêu biểu cho vẻ đẹp văn hiến của đất nước và dân tộc Việt Nam.
b) Bài văn phân tích
Phân tích bài 1 – Bài văn mẫu số 1
Dân tộc Việt Nam ta ngàn đời nay vẫn luôn gìn giữ và phát huy những đạo lý, truyền thống tốt đẹp, như truyền thống yêu nước, chăm chỉ, đoàn kết… Trong đó, không thể không nhắc đến truyền thống “yêu nước”. Được thể hiện rất rõ trong bài ca dao: “Ở đâu năm cửa nàng ơi…Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây”.
Phân tích ca dao Ở đâu năm cửa nàng ơi?
Kho tàng ca dao của dân tộc ta luôn được biết đến với nội dung phong phú. Tuy nhiên, các hình thức thể hiện của ca dao cũng đa dạng không kém. Như ở bài ca dao này, đã được trình bày dưới dạng lời đối đáp của một đôi trai gái. Chàng trai đưa ra các câu hỏi, và cô gái trả lời. Xưng hô với nhau là chàng và nàng, vô cùng thân thiết. Hai nhân vật trữ tình hô ứng, đối đáp vô cùng nhịp nhàng, đối ứng, tạo nên chất nhạc cho bài ca dao. Cùng với đó, tạo nên sự hấp dẫn cho văn bản, tránh sự nhàm chán khi tiếp thu.
Bài ca dao mượn lời tâm sự, đối đáp của đôi trai gái, để qua đó giới thiệu đến mọi người những danh lam thắng cảnh ấn tượng của đất nước ta. Điểm đặc biệt ở đây, chính là nhân vật trữ tình chỉ điểm ra duy nhất một đặc điểm nổi bật nhất của một địa danh, mà khó tìm thấy ở một nơi khác. Khiến cho bài ca dao không bị dài dòng, nhàm chán. Tạo nên các vế đối xứng ở câu hỏi và câu trả lời của hai nhân vật trữ tình. Thành Hà Nội là nơi có năm cửa, sông Lục Đầu là nơi có sau khúc sông chảy xuôi, sông Thương là nơi có cả 2 dòng trong đục, núi Đức Thánh Tản là nơi có thánh sinh ra, Thanh Hóa là nơi có đền Sòng rất thiêng, Lạng Sơn là nơi có thành tiên xây. Cứ như vậy, bài ca dao đã cung cấp những thông tin vô cùng thú vị một cách hấp dẫn. Như vậy, mượn hình thức đối đáp, bài ca dao đã truyền tải đến chúng ta tình yêu và niềm tự hào về quê hương, đất nước. Phải yêu thì mới hát ca về đất nước, và mới hiểu biết nhiều về quê hương như vậy.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, tình yêu quê hương đất nước vẫn luôn hiện diện bên trong trái tim mỗi công dân. Nó thể hiện từ những việc nhỏ bé như vứt rác đúng nơi quy định, tham gia trồng cây xanh, học tập tốt để xây dựng đất nước… Cho đến những việc lớn lao hơn, như các chú bộ đội canh giữ ở miền biên giới, đảo xa, các bác sĩ quên mình khám và chữa bệnh, các vận động viên đem giải quốc tế về cho đất nước… Tùy vào độ tuổi, khả năng mà chúng ta cống hiến, xây dựng cho tổ quốc. Quan trọng là luôn yêu thương và tự hào về đất nước mình. Tuy nhiên hiện nay có một bộ phận giới trẻ có tư tưởng sai lầm, tự xem thường đất nước mình và đề cao nước khác, không hiểu gì về sử ta những lại vanh vách sử tàu. Điều này cần phải thay đổi ngay.
Như vậy, bài ca dao đã khơi gợi trong mỗi người tình yêu, sự tự hào với quê hương, tổ quốc. Từ đó, chúng ta rút ra rằng cần phải luôn phấn đấu, nỗ lực hết mình để xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh.
Phân tích bài 1 – Bài văn mẫu số 2
Tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, con người là nội dung khá phổ biến của ca dao, dân ca. Ẩn chứa trong những câu hát đối đáp, những lời mời mọc, nhắn gửi… là tình yêu chân thành, tha thiết, là niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người… Sau đây là một vài bài tiêu biểu:
Hỏi: Ở đâu năm cửa nàng ơi?
Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng?
Sông nào bên đục, bên trong?
Núi nào thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh?
Đền nào thiêng nhất xứ Thanh?
Ở đâu mà lại có thành tiên xây?
Đáp: Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi!
Sông Lục Đầu sáu khúc, nước chảy xuôi một dòng.
Nước sông Thương bên đục, bên trong,
Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh.
Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh,
Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây.
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
Đường vô xứ Huế quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Ai vô xứ Huế thì vô …
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Câu hát thứ nhất:
Đây là câu hỏi và lời đáp (đố – giải đố) về những địa danh nổi tiếng của đất nước trong những buổi hát giao lưu, giao duyên của hai bên nam nữ ở các dịp lễ hội, đình đám, vui Tết, vui xuân … hay lúc nông nhàn. Các câu hỏi xoay quanh kiến thức địa lí, lịch sử, các nhân vật nổi tiếng hoặc phong tục xã hội … Điều thú vị là người hỏi biết chọn ra những đặc điểm tiêu biểu của từng địa danh để đánh đố:
Ở đâu năm cửa nàng ơi?
Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng?
Sông nào bên đục, bên trong?
Núi nào thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh?
Đền nào thiêng nhất xứ Thanh?
Ở đâu mà lại có thành tiên xây?
Người đáp trả lời rất đúng:
Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi!
Sông Lục Đầu sáu khúc, nước chảy xuôi một dòng.
Nước sông Thương bên đục, bên trong,
Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh.
Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh,
Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây.
Hỏi – đáp là hình thức thể hiện, chia sẻ sự hiểu biết cũng như niêm tự hào và tình yêu đối với quê hương, đất nước. Qua lời hỏi và lời đáp, ta thấy các chàng trai và các cô gái đều có hiểu biết sâu rộng, thái độ lịch lãm và tế nhị. Thử thách đầu tiên này là cơ sở để tiến xa hơn trong sự kết giao về mặt tình cảm.
Câu hát thứ hai:
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
Mở đầu câu hát là cụm từ Rủ nhau quen thuộc trong ca dao: Rủ nhau xuống biển mò cua … Rủ nhau lên núi đốt than … Rủ nhau đi tắm hồ sen … Ở bài này là Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ, một thắng cảnh có giá trị lịch sử và văn hóa rất tiêu biểu của đất Thăng Long ngàn năm văn vật.
Câu hát này gợi nhiều hơn tả. Nó gợi tưởng tượng của người đọc bằng cách nhắc đến những cái tên tiêu biểu cho cảnh đẹp Hồ Gươm như: cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút. Cảnh sắc đẹp đẽ, đa dạng hợp thành một không gian thơ mộng, thiêng liêng, mang đậm dấu ấn lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc.
Những địa danh, cảnh trí trên được nhắc đến bằng tình yêu tha thiết và niềm hãnh diện, tự hào của người dân về Hồ Gươm, về kinh đo Thăng Long nói riêng và cả đất nước nói chung.
Câu cuối: Hỏi ai gây dựng nên non nước này? là câu hỏi tu từ nghệ thuật, có tác dụng nhấn mạnh và khẳng định vai trò to lớn của tổ tiên, ông cha chúng ta trong sự nghiệp dựng xây non sông gấm vóc của dòng giống Tiên Rồng. Đây cũng là dòng thơ xúc động nhật. Câu hát nhắc nhở các thế hệ con cháu phải biết tiếp tục giũ gìn và phát huy tinh hoa truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc. Cảnh đẹp Hồ Gươm ở đây được nâng lên ngang tầm non nước, tượng trưng cho non nước Việt Nam.
Câu hát thứ ba:
Đường vô xứ Huế quanh quanh, Non xanh nước biếc như tranh họa đồ. Ai vô xứ Huế thì vô ...
Cảnh thiên nhiên non xanh, nước biếc trên đường vào xứ Huế đẹp như một bức tranh sơn thủy hữu tình.
Các tính từ quanh quanh, xanh, biếc … và cách so sánh thường thấy trong văn chương đã khẳng định vẻ đẹp tuyệt vời của phong cảnh trên con đường thiên lí từ miền Bắc vào miền Trung, đặc biệt là xứ Huế.
Ai vô xứ Huế thì vô là lời nhắn nhủ, mời gọi. Đại từ phiếm chỉ Ai thường có nhiều nghĩa. Nó có thể chỉ số ít hoặc số nhiều, có thể chỉ một người mà cũng có thể là mọi người.
Câu hát thể hiện tình yêu tha thiết và lòng tự hào về vẻ đẹp thơ mộng của đất cố đô. Đây cũng là cách giới thiệu mang sắc thái tinh tế, thanh lịch của người dân xứ Huế.
Câu hát thứ tư:
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Có hai cách hiểu khác nhau về câu hát này, dựa trên sự thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình có thể là một chàng tải hoặ một cô gái.
Cách hiểu thứ nhất: Đây là lời của một chàng trai trong một sớm mai nào đó ra thăm đồng. Đứng trước cánh đồng mênh mông bát ngát, bát ngát mênh mông và trước vẻ đẹp trẻ trung, đầy sức sống của cô thôn nữ, chàng trai đã cất lên lời ngợi ca để thông qua đó bày tỏ tình cảm của mình.
Bài này có những dòng kéo dài tới 12 tiếng đặc tả cánh đồng rộng mênh mông. Các điệp ngữ, đảo ngữ và phép đối xứng (đứng bên ni đồng – đứng bên tê đồng, mênh mông bát ngát – bát ngát mênh mông) gợi cho người đọc có cảm giác đứng ở phía nào cũng thấy cánh đồng kéo dài đến tận chân trời. Cánh đồng quê hương không chỉ rộng lớn mà còn đẹp đẽ, trù phú và đầy sức sống.
Hình ảnh cô gái được so sánh rất tự nhiên mà không kém phần đẹp đẽ: Thân em như chẽn lúa đòng đòng, Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. Giữa con người và cảnh vật có sự tương đồng ở nét tươi tắn, phơi phới sức xuân.
Cách hiểu thứ hai cho rằng bài ca này là lời của một cô gái. Trước cánh đồng lúa xanh tốt, ngời ngời sức sống, cô gái nghĩ về tuổi thanh xuân của mình và bỗng dưng cảm thấy có một nguồn hứng khởi đang dào dạt trong lòng; từ đó nảy ra so sánh tuyệt vời: Thân em như chẽn lúa đòng đòng, Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. Cô gái cảm thấy mình đẹp, một vẻ đẹp tươi tắn, trẻ trung, đầy sức sống. Niêm vui sướng, tự hào về cảnh vật và con người của quê hương được thể hiện rất tinh tế trong từng chữ, từng câu.
Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước thường nhắc đến tên núi, tên sông, tên những vùng đất với nét đặc sắc về cảnh trí, lịch sử, văn hóa… Ẩn chứa đằng sau những bức tranh phong cảnh đẹp đẽ ấy là tình yêu tha thiết, nồng nàn của người dân đất Việt.
Phân tích bài 1 – Bài văn mẫu số 3
Ca dao dân ca là sáng tạo văn chương của người lao động bình dân. Người nông dân sống gắn bó với đất, với làng, với quê hương đất nước. Bởi thế, quê hương đất nước không những là niềm tự hào mà còn là mọt phần thiêng liêng trong đời sống tâm thức của họ. Hát về quê hương, đất nước biểu lộ tình yêu sâu sắc của họ đối với mảnh đất chôn nhau cắt rốn ấy.
Bài ca có hình thức kết cấu hai vế đối dáp tương ứng đoạn hát xe kết trong một lời ca giao duyên. Căn cứ vào cách phân chia các phần và những đại từ nhân xưng “chàng – nàng” ta có thể biết được điéu đó. Phần đầu là lời hỏi của chàng trai, phần sau là câu đáp của cô gái. Đây là hình thức kết cấu không phổ biến nhưng rất đặc thù của thơ ca truyền thống dân gian. Hình thức ấy liên quan đến “hình thức sống”, tức là hình thức diễn xướng, môi trường thực hành sinh hoạt của tác phẩm văn học dân gian.
Nội dung lời hát đối đáp là tên và đặc điểm độc đáo của những con sông, dãy núi, thành quách, đền đài của cha ông ờ nhiêu vùng, miền khác nhau trong cả nước. Nghĩa là vừa có hỏi đáp về cảnh trí tự nhiên vừa tìm hiểu vẻ công trình nhân tạo do bàn tay con người xây dựng nên. Lời hát vừa là câu đố để thử tài, kiểm tra kiến thức văn hóa – lịch sử vừa gửi gắm kín đáo tình cảm của người hát.
Chàng trai và cô gái dùng những địa danh với những đặc điểm như vậy để hỏi đáp phải chăng vì họ muốn truyền tình yêu quê hương, đất nước cho nhau. Hơn nữa họ muốn khẳng định quan điểm thẩm mĩ của những người lao động: tình yêu và tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước là tiêu chí đầu tiên đánh giá mỗi con ngươi. Giống như một nhà văn Nga đã nói: Nếu như trong tác phẩm của anh không thể hiện được tinh cảm với mảnh đất mà anh dã sinh ra thì anh không phải là nhà văn chân chính. Cho nên, họ không thể hát xe kết cũng như hát giao duyên với một người không có tình cảm sâu nặng vói quề hương, đất nước.
Những địa danh ấy còn gợi lên gương mặt chung của đất nước Việt Nam với vẻ đẹp tự nhiên độc đáo, kì thú như : có “sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng”, có “nước sông Thương bên đục, bên trong”; cộng thêm đó là vẻ đẹp giàu truyền thống văn hóa lịch sử “thành Hà Nội năm cửa”, “đền Sòng linh thiêng”. Ẩn sau trong đó là những gương mặt con người theo quan niệm “địa linh nhân kiệt”. Núi Tản Viên là nơi sinh ra Đức Thánh Tản, tỉnh Lạng là nơi thần tiên trú ngụ,…
Những câu hát vút cao ca ngợi quê hương, đất nước có lẽ là những khúc ca đồng vọng trong mỗi trái tim của người Việt. Bởi vì, chúng đã nói lên tình yêu nước tha thiết, nhiệt thành trong lòng bao thế hệ con người Việt Nam.
Phân tích bài 1 – Bài văn mẫu số 4
Phân tích những câu hát đối đáp sau:
Ở đâu năm cửa nàng ơi!
(…) Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây”
Ca dao dân ca có nhiều bài đối đáp rất hay, rất hóm hỉnh. Hát đối – đáp để thử tài, cao thấp, để mua vui lúc cày bừa cấy hái, lúc trục lúa đêm trăng, đế giao duyên “kết bạn trăm năm”:
“Cái gì sắc hơn dao cau,
Cái gì tiện chũm cho nhau ăn cùng?
Một quan là mấy trăm đồng?
Một mối tơ hổng là mấy trăm dây?…”
– “Con mắt anh liếc sắc hơn dao cau;
Cau non tiện chũm cho nhau ăn cùng.
Một quan là sáu trăm đồng;
Một mối tơ hồng là sáu trăm dây”…
hay:
“Quả gì khắc chữ chạm rồng?
Quả gì cùi trắng, nước trong hỡi chàng?
Quả gì da nó vàng vàng?
Quả gì lăn lóc giữa đàng cái đi?
Quả gì da nó sù sì?
Chàng mà đối được, thiếp thì theo không”
“Quả chuông khắc chữ chạm rồng;
Quả dừa cùi trắng nước trong đó nàng!
Quả thị da nó vàng vàng;
Bùa yêu lăn lóc giữa đàng cái đi.
Quả mít da nó sù sì;
Nay anh đố được, em thì theo anh!”
Có thể nói, những bài ca dao, dân ca đối – đáp thể hiện một cách hồn nhiên, đậm đà tâm hổn, trí tuệ dân gian đã bao đời nay.
Ai đã từng đi ngược về xuôi, đã từng lên rừng xuống biển, ra Bắc vào Nam,… chắc đã nhiều phen bồi hồi khi nhớ lại, hoặc khi được nghe nhắc lại bài hát đối – đáp “Ở đâu năm của nàng ơi!” này. Vốn có 18 cặp câu lục bát; ở đây chỉ nhắc lại 6 cập câu lục bát. Như ghẹo, như giao duyên, rất tình tứ.
Sáu câu anh hỏi nàng: “ở đâu? sông nào? sông nào? núi nào? đền nào? ở đâu lại có?”. Không gian địa lí thì mở ra bao la, tình ý thì như thắt lại. Không dơn giản, tầm thường mà hóc hiểm thú vị:
“Ớ đâu năm cửa nàng ơi!
Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng?
Sông nào hên đục bên trong?
Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?
Đền nào thiêng nhất xứ Thanh?
Ớ đâu mà lại có thành tiên xây?”
Những thành quách, sông núi, đền đài… đó đây, gần xa trên mọi miền Tổ quốc thân yêu bao la, ai mà biết được? “Ớ đâu năm cửa nàng ơi!” là câu hỏi hóc hiểm. Cửa của lâu đài? Cửa sông hay cửa thành quách, cửa tử, cửa sinh của trận đồ binh pháp? Năm cửa, sáu khúc, bên dục bên trong, thắt cố bồng mà có thánh sinh, thiêng nhất xứ Thanh, thành tiên xây… là những “mối thắt, nút mở” của những điều anh hỏi nàng. Cứ tưởng là cô gái bị dồn vào thế bí. Nếu chàng trai lịch duyệt hiểu biết sâu rộng bao nhiêu thì cô gái càng tỏ ra sắc sảo, mẫn tiệp bấy nhiêu. Hai tiếng “chàng ơi!” cất lên thật tình tứ, duyên dáng:
“Cái gì sắc hơn dao cau,
Cái gì tiện chũm cho nhau ăn cùng?
Một quan là mấy trăm đồng?
Một mối tơ hồng là mấy trăm dây?…”
– “Con mắt anh liếc sắc hơn dao cau;
Cau non tiện chũm cho nhau ăn cùng.
Một quan là sáu trăm đổng;
Một mối tơ hồng là sáu trăm dây”…
hay:
“Quả gì khắc chữ chạm rồng?
Quả gì cùi trắng, nước trong hỡi chàng?
Quả gì da nó vàng vàng?
Quả gì lăn lóc giữa dàng cái đi?
Quả gì da nó sù sì?
Chàng mà đối được, thiếp thì theo không”
“Quả chuông khắc chữ chạm rồng;
Quả dừa cùi trắng nước trong đó nàng!
Quả thị da nó vàng vàng;
Bùa yêu lăn lóc giữa đàng cái đi.
Quả mít da nó sù sì;
Nay anh đô' được, em thì theo anh!”
Có thể nói, những bài ca dao, dân ca đối – đáp thể hiện một cách hồn nhiên, đậm đà tâm hổn, trí tuệ dân gian đã bao đời nay.
Ai đã từng đi ngược về xuôi, đã từng lên rừng xuống biển, ra Bắc vào Nam,… chắc đã nhiều phen bồi hồi khi nhớ lại, hoặc khi được nghe nhắc lại bài hát đối – đáp “Ở đâu năm cửa nàng ơi!” này. Vốn có 18 cặp câu lục bát; ở đây chỉ nhắc lại 6 cặp câu lục bát. Như ghẹo, như giao duyên, rất tình tứ.
Sáu càu anh hỏi nàng: “ở đâu? sông nào? sông nào? núi nào? đền nào? ở đâu lại có?”. Không gian địa lí thì mở ra bao la, tình ý thi như thắt lại. Không đơn giản, tầm thường mà hóc hiểm thú vị:
“Ớ đâu năm cửa nàng ơi!
Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng?
Sông nào hên đục bên trong?
Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?
Đền nào thiêng nhất xứ Thanh?
Ớ đâu mà lại có thành tiên xây?”
Những thành quách, sông núi, đền đài… đó đây, gần xa trên mọi miền Tổ quốc thân yêu bao la, ai mà biết được? “Ở đâu năm cửa nàng ơi!” là câu hỏi hóc hiểm. Cửa của lâu đài? Cửa sông hay cửa thành quách, cửa tử, cửa sinh của trận đồ binh pháp? Năm cửa, sáu khúc, bên đục bên trong, thắt cổ bồng mà có thánh sinh, thiêng nhất xứ Thanh, thành tiên xây… là những “mối thắt, nút mở” của những điều anh hỏi nàng. Cứ tưởng là cô gái bị dồn vào thế bí. Nếu chàng trai lịch duyệt hiểu biết sâu rộng bao nhiêu thì cô gái càng tỏ ra sắc sảo, mẫn tiệp bấy nhiêu. Hai tiếng “chàng ơi!” cất lên thật tình tứ, duyên dáng:
Không gian nghệ thuật được mở rộng, được đón chào. Càng “xem” càng thấy lạ và rất thú vị:
“Đài Nghiên Tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”
Hai chữ “chưa mòn” là linh hồn của bài ca dao này. Đài Nghiên Tháp Bút là biểu tượng cho nền văn hiến lâu đời và rực rỡ của Đại Việt. Nó thể hiện rất đẹp đạo học và truyền thống hiếu học của nhân dân ta. Hai chữ “chưa mòn” khẳng định sự bền vững, sự trường tồn của nền văn hiến nước ta. Qua hàng nghìn nám, qua bao thăng trầm của lịch sử, bao bể dâu Tháp Bút Đài Nghiên vẫn “chưa mòn”, vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt”. Cũng như đất nước ta, thủ đô ta, nền văn hóa Việt Nam ta ngày một trở nên giàu đẹp. Hai chữ “chưa mòn” đã kín đáo gửi gắm niềm tự hào và tình yêu sông núi của nhân dàn.
Câu kết là một câu hỏi tu từ. “Hỏi ai” là phiếm chỉ, gợi ra nhiều bâng khuâng, man mác. “Ai” là ông cha, tổ tiên. “Ai” là nhân dân vĩ đại, những con người vô danh, như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết:
“Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”
(“Đất nước”)
Lòng biết ơn tổ tiên ông cha, biết ơn nhân dân đã được nói lên một cách xúc động qua câu hỏi tu từ. Cảm xúc như nén lại: “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”.
Có thể coi bài ca dao “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ” là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc. Bốn câu ca dao 28 chữ mà nêu lên được năm cảnh đẹp của Hà Nội mến yêu: cảnh Kiếm Hồ, cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút. Bút pháp liệt kê và điệp ngữ như mở rộng, như tô đậm bao thắng cảnh, càng xem càng thích thú. Tình yêu Hà Nội, yêu quê hương đất nước là cảm hững của bài ca.
Như kẻ uống nước nhớ nguồn, ta biết được tác giả bài “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ” là của thi sĩ Á Nam Trần Tuấn Khải (1894 – 1983). Bài ca được in trong mục “Phong dao” của tác, phẩm “Duyên nợ phù sinh”, xuất bản năm 1920.
Phân tích bài 2 – Bài văn mẫu số 1
Đây là bài ca dao nói về cảnh đẹp của Hà Nội. Tục truyền, vua Lý Thái Tổ đi tìm đất đóng đô, ngang qua đây chợt thấy có rồng vàng bay vút lên trời, cho là điềm lành, bèn quyết định dừng lại, cho xây dựng kinh thành và đặt tên là Thăng Long.
Lịch sử của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội đã ngót ngàn năm. Hàng trăm thế hệ nối tiếp nhau đổ mồ hôi, xương máu để xây dựng mảnh đất này thành gương mặt tiêu biểu cho Việt Nam giàu đẹp. Hà Nội được coi là một vùng đất thiêng, là nơi kết tụ tinh hóa của quốc gia, dân tộc. Thủ đô đã đứng vững qua bao phen khói lửa, bao cuộc chiến tranh đau thương và oanh liệt chống giặc ngoại xâm. Bởi vậy cho nên người Hà Nội rất đỗi tự hào khi giới thiệu về mảnh đất của mình:
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
Cái tên hồ Hoàn Kiếm gắn liền với một truyền thuyết lịch sử đẹp đẽ. Truyện kể rằng vào thế kỉ XV, dưới ách đô hộ của giặc Minh, nhân dân ta phải chịu bao điều cơ cực. Mọi người căm giận quân xâm lược đến tận xương tủy. Nghĩa binh Lam Sơn buổi đầu nổi dậy, lực lượng còn non yếu nên Long Quân đã kín đáo cho Lê Lợi mượn thanh bảo kiếm để đánh giặc giữ nước. Sau khi quét sạch mấy chục vạn quân xâm lược Minh ra khỏi bờ cõi, Lê Lợi lên ngôi vua, dựng lại nền độc lập, thống nhất Tổ Quốc. Nhân buổi nhàn du, vua Lê đã cùng quân thần đi thuyền dạo chơi trên hồ Tả Vọng. Bỗng có một con Rùa Vàng rất lớn nổi lên mặt nước. Thuyền đi chậm lại. Tự nhiên nhà vua thấy thanh gươm đeo bên mình động đậy. Rùa Vàng bơi đến trước thuyền và nói: Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân! Vua Lê rút gươm thả xuống cho Rùa Vàng. Rùa Vàng đớp lấy thanh gươm và lặn nhanh xuống nước. Một lúc lâu sau, vệt sáng vẫn còn le lói dưới đáy hồ sâu. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.
Hồ gươm nằm giữa lòng thành phố là một thắng cảnh xinh tươi của Thủ đô. Giữa hồ có đền Ngọc Sơn nép mình dưới bóng dâm cổ thụ, có Tháp Rùa xinh xắn xây trên gò cỏ quanh năm xanh mướt.
Lối vào đền Ngọc Sơn là một cây cầu nhỏ cong cong sơn màu đỏ có tên Thê Húc (Tức là nơi ánh sáng ban mai đậu lại). Hai bên là Đài Nghiên, Tháp Bút do nhà thơ Nguyễn Siêu xây dựng vào giữa thế kỉ XIX. Đền Ngọc Sơn thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo - vị anh hùng dân tộc nổi tiếng đời nhà Trần và thờ Văn Xương đế quân - một vị thần trông coi về văn học - vì Hà Nội được coi là xứ sở của văn chương thi phú.
Trong những năm chiến tranh ác liệt chống đế quốc Mỹ ném bom bắn phá miền Bắc, bắn phá Hà Nội - trái tim của cả nước - chú bé Trần Đăng Khoa mười tuổi đã nhận ra điều kì diệu trong tư thế hiên ngang, bất khuất của Thủ đô. Sau mịt mùng lửa đạn, bầu trời Hà Nội lại xanh trong, soi bóng xuống mặt hồ Hoàn Kiếm và Tháp Bút giống như một cây bút trong tay thi sĩ, ung dung viết thư lên trời cao, những vần thơ sảng khoái thể hiện tài hoa và khí phách của người Hà Nội.
Cũng bởi hồ Hoàn Kiếm đẹp và giàu ý nghĩa như vậy nên du khách đến thăm Hà Nội không thể bỏ qua. Thắng cảnh này tiêu biểu cho truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam cho nên bài ca dao trên vừa là lời giới thiệu, vừa là lời mời mọc chân tình: Du khách muôn phương hãy đến đây để cùng thưởng thức cảnh đẹp, cùng chia sẻ niềm vui, niềm kiêu hãnh với chúng tôi, những người dân Thủ đô khéo léo, cần cù, thanh lịch và hiếu khách!
Phân tích bài 2 – Bài văn mẫu số 2
Ca dao dân ca là một bộ phận văn học đặc sắc trong nền văn học Việt Nam. Những bài ca dao ngắn gọn nhưng nội dung ý nghĩa thì vượt lên trên giới hạn của câu chữ. Trong kho tàng ca dao ấy có rất nhiều những bài ca dao nói về tình cảm gia đình, tình anh em, tình yêu nước và đặc biệt còn có cả sự tự hào những cảnh đẹp và truyền thống lịch sử nước nhà. Bài ca dao Rủ nhau xem cảnh kiếm hồ là một bài ca dao như thế.
Ba câu thơ đầu trong bài ca dao thể hiện sự mời gọi và những cảnh đẹp nên thơ trữ tình nơi Hồ Gươm nơi ngày xưa vua Lê Lợi đã trả gươm cho rùa vàng:
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn
Hai từ “Rủ nhau” thể hiện sự mời gọi, sự thân thiện và háo hức với những cảnh đẹp nơi Hồ Gươm lộng gió. Động từ “xem” kết hợp các địa danh như Kiếm Hồ, cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn và những cái tên như Đài Nghiên, tháp Bút như vừa liệt kê ra những cảnh đẹp lại vừa như mời gọi du khách đến nơi đây. Từng câu thơ thể hiện được sự tự hào của tác giả nói riêng của nhân dân ta nói chúng về truyền thống quý báu của dân tộc ta được thể hiện một cách cụ thể qua những địa danh nơi Hồ Gươm.
Đặc biệt câu thơ cuối “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?” vừa là một câu hỏi lại vừa là một câu nói biết ơn đến những thế hệ ông cha đã gây dựng nên cho con dân Việt Nam chúng ta một đất nước tươi đẹp hòa bình như hôm nay.
Có thể nói cả bài ca dao đã vẽ lên một cảnh đẹp Hồ Gươm của nước ta. Ở đây chúng ta không những được tận hưởng những cảnh đẹp nên thơ trữ tình mà chúng ta còn tự hào về truyền thống dân tộc và biết ơn quý trọng công sức của cha ông.
Phân tích bài 3 – Bài văn mẫu số 1
Bài ca dao ba câu lục bát, dừng lại ở câu lục, một hiện tượng độc đáo, ít thấy trong thơ ca dân gian:
“Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Ai vô xứ Huế thì vô…”
Có nhiều người cho rằng bài ca dao này nói về cảnh đẹp xứ Huế. Chưa đầy đủ. Không gian địa lý và không gian nghệ thuật được nói trong bài ca dao rộng lớn hơn nhiều.
Câu thứ nhất nói về “đường vô xứ Huế”, đó là con đường rất dài phải qua chí ít sáu tỉnh miền Trung (từ Bắc đi vào): Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên. Hai chữ “quanh quanh” gợi tả sự uốn lượn, khúc khuỷu, hiểm trở, gập ghềnh xa xôi. Ngày xưa vô Huế phải vượt qua “Hoành Sơn nhất đái” (một dải Hoành Sơn), phải vượt qua bao sông suối, núi đèo; sông Mã, sông Lam, sông La, sông Gianh, sông Thạch Hãn… đến sông Hương núi Ngự. Phải qua núi Hồng Lĩnh, đèo Ngang, lũy Thầy, truông Nhà Hồ, phá Tam Giang…
Hồng Sơn cao ngất mấy tầng,
Đò Cài mấy trượng là lòng bấy nhiêu!
(Nguyễn Du)
“Yêu em anh cũng muốn vô,
Sợ truông Nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”
(Ca dao)
Câu thứ hai nêu lên một ấn tượng khái quát về cảnh sắc thiên nhiên trên “đường vô xứ Huế”. “Non xanh nước biếc” vừa là thành ngữ vừa là hình ảnh rất đẹp, có màu “xanh” bất tận của non, có màu “biếc” mê hồn của nước. Đó là cảnh sông núi tráng lệ, hùng vĩ, hữu tình, nên thơ… “Non xanh nước biếc” ấy lại được so sánh “như tranh họa đồ” gợi lên trong lòng người niềm tự hào về giang sơn gấm vóc, về quê hương đất nước kỳ thú, xinh đẹp, mến yêu.
Câu cuối là lời chào mời chân tình, như một tiếng lòng vẫy gọi: “Ai vô xứ Huế thì vô “… Vô xứ Nghệ hay vô xứ Huế là đến với một miền quê rất đẹp, rất đáng yêu có “Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”. Bởi thế, nhà thơ Huy Cận mới viết:
“Ai đi vô nơi đây
Xin dừng chân xứ Nghệ
Ai đi ra nơi này
Xin chân dừng xứ Nghệ
Nghe câu hò ví giặm
Càng lắng lại càng sâu
Như sông La chảy chậm
Đọng bao thuở vui sầu”
(“Gởi bạn người Nghệ Tĩnh”)
Bài ca dao “Đường vô xứ Huế quanh quanh” đích thực là một viên ngọc trong kho tàng ca dao dân ca Việt Nam. Nó là bài ca về tình yêu và niềm tự hào đối với quê hương đất nước. Hình tượng mỹ lệ, vần điệu nhạc điệu du dương. Ba chữ "vớ“ rất mộc mạc đậm đà, vần chân, vần lưng, điệp thanh phối hợp hài hòa: “quanh quanh – xanh – tranh”, “vô – dồ – vô – vô“, gợi lên sự ân cần tha thiết. “Ai” là đại từ nhân xưng phiếm chỉ, nhưng người đọc, dù quê hương ở đâu vẫn cảm thấy mình đang được mời gọi.
Phân tích bài 3 – Bài văn mẫu số 2
"Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như họa đồ.
Ai vô xứ Huế thì vô…"
Có nhiều người cho rằng bài ca dao này nói về cảnh đẹp xứ Huế. Chưa đầy đủ. Không gian địa lí và không gian nghệ thuật được nói trong bài ca dao rộng lớn hơn nhiều.
Câu thứ nhất nói về “đường vô xứ Huế”, đó là con đường rất dài phải qua chí ít sáu tỉnh miền Trung (từ Bắc đi vào): Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên. Hai chữ “quanh quanh” gợi tả sự uốn lượn, khúc khuỷu, hiểm trở, gập ghềnh xa xôi. Ngày xưa vô Huế phải vượt qua “Hoành Sơn nhất đái” (một dải Hoành Sơn), phải vượt qua bao sông suối, núi đèo; sông Mã, sông Lam, sông La, sông Gianh, sông Thạch Hãn... đến sông Hương núi Ngự. Phải qua núi Hồng Lĩnh, đèo Ngang, lũy Thầy, chuông Nhà Hồ, phá Tam Giang...
Hồng Sơn cao ngất mấy tầng,
Đò Cài mấy trượng là lòng bấy nhiêu
(Nguyễn Du)
“Yêu em anh cũng muốn vô
Sợ truông Nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”.
(Ca dao)
Câu thứ hai nêu lên một ấn tượng khái quát về cảnh sắc thiên nhiên trên “đường vô xứ Huế”. “Non xanh nước biếc” vừa là thành ngữ vừa là hình ảnh rất đẹp, có màu “xanh” bất tận của non, có màu “biếc” mê hồn của nước. Đó là cảnh sông núi tráng lệ, hùng vĩ, hữu tình, nên thơ... “Non xanh nước ấy lại được so sánh tranh họa đồ” gợi lên trong lòng người niềm tự hào về giang sơn gấm vóc, về quê hương đất nước kì thú, xinh dẹp, mến yêu.
Câu cuối là lời chào mời chân tình, như một tiếng lòng vẫy gọi: “Ai vô xứ Huế thì vô”... Vô xứ Nghệ hay vô xứ Huế là đến với một miền quê rất đẹp, rất đáng yêu có “Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”.Bởi thế, nhà thơ Huy Cận mới viết:
... "Ai đi vô nơi đây
Xin dừng chân xứ Nghệ
Ai đi ra nơi này
Xin chân dừng xứ Nghệ.
Nghe câu hò ví dặm
Càng lắng lại càng sâu
Như sông La chảy chậm
Đọng bao thuở vui sầu
(Gởi bạn người Nghệ Tĩnh)
Bài ca dao “Đường vô xứ Huế quanh quanh” đích thực là một viên ngọc trong kho tàng ca dao dân ca Việt Nam. Nó là bài ca về tình yêu và niềm tự hào đối với quê hương đất nước. Hình tượng mĩ lệ, vần điệu nhạc, điệu du dương. Ba chữ “vô” rất mộc mạc đậm đà. Vần chân, vần lưng, điệp thanh phối hợp hài hòa: “quanh quanh - xanh - tranh”, “vô - đỗ - vô - vô”, gợi lên sự ân - cần tha thiết. Ai là đại từ nhân xưng phiếm chỉ, nhưng người đọc, dù quê hương ở đâu vẫn cảm thấy mình đang được mời gọi.
Phân tích bài 4 – Bài văn mẫu số 1
Bên cạnh những câu ca dao trữ tình đằm thắm ca ngợi tình cảm gia đình, bè bạn còn có vô số những câu ca dao ca ngợi quê hương đất nước. Cánh cò bay lả bay la, nương dâu xanh ngắt một màu, Đồng Tháp mười cò bay thẳng cánh... Tất cả đã đem lại cho mọi người những giai điệu ngọt ngào về tình thương nỗi nhớ.
Bài ca dao như được cất lên từ chính cánh đồng lúa bát ngát mênh mông trong lời tự tình của cô thôn nữ đẹp xinh phơi phới sức xuân như chẽn lúa đòng đòng ngọt ngào hương quê:
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng,
mênh mông bát ngát
Đứng bền tê đồng ngó bên ni đồng
bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Thông thường ca dao làm theo thể thơ lục bát, nhịp thơ này gợi âm hưởng nhẹ nhàng êm đềm dễ đi vào lòng người. Tuy nhiên bài ca dao trên là sự biến thể mở rộng câu thơ thành 12, 13 từ rất độc đáo.
Nhân vật trữ tình trong bài ca dao là cô thôn nữ phơi phới như lúa chiêm đương thời con gái. Đứng trước khung cánh đồng quê bát ngát mênh mông lòng không khỏi dâng trào cảm hứng, say sưa trước cánh đồng thân thuộc quê mình.
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng,
mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng
bát ngát mênh mông
Tác giả dân gian đã lựa chọn từ ngữ rất đắt để tạo lời, mở ý cho câu ca dao. Từ ngó cũng gần nghĩa với: nhìn, trông, ngắm... nhưng ngó thể hiện sự nhìn ngắm say sưa hơn quan sát kỹ hơn. Cô thôn nữ với chiếc nón như bông hoa trên đầu quần xắn ngang đôi chân thon thả, vai vác cuốc thăm đồng một hình ảnh lao động bình thường thân thuộc. Nhưng khi đọc câu ca dao ta thấy hình ảnh chủ thể trữ tình hiện ra đẹp lạ.
Cô thôn nữ đứng bên này ngó sang bên kia, rồi lại phóng tầm mắt từ phía bên kia sang bên này, dù quan sát ở vị trí nào, góc độ nào cũng thấy bát ngát mênh mông của cánh đồng quê hương. Hai từ bên ni, bên tê là ngôn ngữ địa phương (bên này, bên kia) được đưa vào bài ca dao gợi chất mộc mạc bình dị của một tình quê hồn hậu. Ngoài ra thủ pháp đảo ngữ được sử dụng thành công mênh mông bát ngát rồi lại bát ngát mênh mông gợi khung cảnh cánh đồng quê rộng lớn xanh ngắt một màu. Xanh mơn mởn của lúa chiêm đương độ làm đòng. Với cô thôn nữ đây không phải là lần đầu tiên cô nhìn ngắm cánh đồng từ các góc độ. Mà với cô, cánh đồng đã trở nên quá đỗi thân quen. Nó như một phần của linh hồn, máu thịt, nơi đây đã nuôi sống cô bằng hạt gạo thơm từng tháng từng ngày. Ấy vậy mà hôm nay sao trông nó vẫn lạ vậy, đẹp vậy! Dường như cánh đồng quê từng ngày từng giờ thay da đổi thịt, hay chính trong lòng cô gái đang dâng trào niềm tự hào yêu thương gắn bó với quê hương.
Hoàng Cầm phải say đắm với quê hương Kinh Bắc nơi có dòng sông Đuống mến yêu đến thế nào thì mới nhìn nó mềm mại diệu kỳ đến vậy.
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì
(Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm)
Phải gắn bó lắm, tha thiết lắm về quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, tổ tiên ông bà mới viết được những vần thơ trong sáng như những viên ngọc vậy.
Trở lại bài ca dao ta thấy cánh đồng quê bát ngát như không nhìn thấy bờ hiện lên lạ kì qua đôi mắt đầy tự hào lãng mạn của thôn nữ và giờ đây hình ảnh cô thôn nữ ấy hiện ra rõ hơn dưới ánh hồng ban mai long lanh sương sớm. Ca dao dũng thường thấy việc các cô gái tự ví mình như hạt mưa xa, tấm lụa đào chẳng qua đó là tiếng lòng, tiếng khóc than thân trách phận. Trái lại cô thôn nữ ở đây trẻ trung, xinh đẹp căng tràn nhựa sống như chẽn lúa đòng đòng. Hình ảnh đầy tự hào tin tưởng vào cuộc đời phơi phới tương lai, chẽn lúa đòng đòng như được tiếp thêm nhựa sống cho sự phát triển trưởng thành hứa hẹn mùa vàng bội thu. Đây là vẻ đẹp duyên dáng, sức lực căng tràn như chính quê hương và con người nơi đây vươn lên trong cuộc sống.
Trên cái nền xanh ngút mắt của lúa, hình ảnh thôn nữ đẹp vô cùng:
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
Phất phơ nghĩa là nhẹ nhàng đung đưa uốn lượn... Chẽn lúa đòng đòng nhẹ nhàng bay trước làn gió nhẹ trong ánh bình minh. Thiếu nữ như hân hoan vui sướng hướng về ngày mai tươi sáng. Rõ ràng ngọn nắng làm cho câu ca dao hay hơn thay vì dùng từ ánh nắng, tia nắng... Dưới ngọn nắng hồng ban mai thôn nữ trong vẻ đẹp căng tràn đang cùng quê hương đón đợi một mùa gặt hái.
Bài ca dao trên tuy chỉ có bốn câu nhưng nó cũng đủ để vẽ lên hình ảnh quê hương, tươi sáng, con người tin yêu vào cuộc sống, làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. Đặc biệt hình ảnh thôn nữ đã làm cho bức tranh quê thêm náo nức, vẻ đẹp của cô cũng chính là vẻ đẹp của cánh đồng quê hương yêu dấu.
Đọc bài ca dao ta thấy như tâm hồn thêm gắn bó, thêm yêu cuộc sống, quê hương. Ta hãy biết trân trọng gìn giữ những truyền thống quê hương đồng thời phải biết ơn những người nông dân Việt Nam dầm mưa dãi nắng đem đến cho ta bát cơm ngày mùa dẻo hạt.
Phân tích bài 4 – Bài văn mẫu số 2
Bài ca dao mờ đầu bằng hai câu thơ lục bát biến thể:
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
Đọc lên thì có cảm giác hai câu thơ này là một câu chỉ khác nhau ờ vị trí một số từ ngữ như “ni, tê”, “mênh mông, bát ngát”… Nhưng chính cách đảo như thế tạo nên hai góc nhìn khác nhau. Người đứng ngắm cánh đồng lúa ấy thật kĩ lưỡng và kì công. Chính bởi thế câu ca dao đã gợi lên hình ảnh cánh đồng lúa ngút ngàn không tận trải rộng ra trước tầm mắt ta không bờ bến, không giới hạn. Ánh mắt nhìn đó mang theo niềm tự hào trào dâng trong lòng. Những tiếng địa phương “ni, tê” vang lên cùng niềm vui được “khoe” vẻ đẹp trù phú của làng quê mình gửi trong mỗi câu hát.
Hai câu thơ cuối quay trở lại thổ lục bát nhuần nhị:
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Cùng bắt đầu bằng từ “thân em” khơi nguồn cho cảm hứng về thân phận nhưng khác với chùm ca dao than thân, tiếng thơ cất lên tràn ngập niềm tự hào, kiêu hãnh về vẻ đẹp của “thân em”. “Chẽn lúa đòng đòng” là chẽn lúa tươi non, căng đầy sức sống. Cái “phất phơ ” của “tấm lụa đào” giữa chợ” là sự phất phơ của thân phận trôi nổi, vô định, hoàn toàn bị phụ thuộc vào tay kẻ khác. Còn “chẽn lúa đòng đòng” đang “phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai” là vẻ đẹp giàu sức tạo hình. Chẽn lúa ấy không chỉ căng tràn sức sống mà còn thật mềm mại, duyên dáng “khoe sắc” dưới ánh nắng ban mai tinh khôi, trào tràn nhựa sống.
Hai dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối của bài tưởng như không liên hệ với nhau nhưng giữa chúng có mối liên hệ ngầm. Hai dòng thơ dầu ca ngợi vẻ đẹp trù phú, bát ngát của cánh đồng quê hương. Hai câu thơ cuối là lời ca ngợi vẻ đẹp của cô thôn nữ. Hơn nữa vẻ đẹp ấy còn được ví như “chẽn lúa đòng đòng”. Cô gái chính là một phần của vẻ đẹp quê hương. Chính cô đã góp phần tạo nên. Vẻ đẹp trù phú cho cánh đồng và đồng thời cánh đồng như phông nền tỏa ngời lên vẻ đẹp duyên dáng, khỏe khoắn ở cả hình dáng và tâm hồn của cô thôn nữ.
Vậy, nên hiểu đây là lời của chàng trai hay lời một cô gái? Chàng trai ca ngợi vẻ đẹp của cánh đồng và ca ngợi vẻ đẹp của cô gái như một lời bày tỏ tình cảm một cách kín đáo với cô. Cũng có thể hiểu đây là lời cô gái tự hào về vẻ đẹp quê hương và ý thức vẻ đẹp của chính mình.
Tuy nhiên, nên hiểu theo cách thứ hai là lời của cô gái thì sát hợp hơn. Bởi một trong những nội dung quan trọng thứ hai của chùm ca dao “thân em” không chỉ là than thân mà còn là ý thức về vẻ đẹp bản thân. Người phụ nữ nhận rõ giá trị của vẻ đẹp bản thân như dải lụa dào mềm mại, như giếng giữa đàng trong mát hay như cây quế ngát hương… Tuy thế, vẻ đẹp ấy lại hoàn toàn đối lập với thân phận chìm nổi của họ. Vậy thì bài ca dao này quả là ngoại lệ độc dáo. Gắn mình với vẻ đẹp quê hương, người thôn nữ với giọng điệu lạc quan, khỏe khoắn “tự hát” về vẻ đẹp của mình giống như nữ sĩ Hồ Xuân Hương trong bài “Bánh trôi nước”.
Thiên nhiên quê hương, đất nước luôn là một phần trong tâm hồn đa cảm của con người. Nói như Hoàng Tiến Tựu: “thiên nhiên phong phú đa dạng của đất nước đã giúp cho nhân dân ta sáng tạo rất nhiều hình tượng nghệ thuật có sức khái quát cao”. Tình yêu quê hương đất nước ở các bài ca trên luôn gắn liền với niềm tự hào, lời ngợi ca cảnh trí quê hương vừa thơ mộng, hữu tình vừa mang chicu sâu của truyền thống văn hóa, lịch sử. Ở đó, vẻ đẹp con người vừa gắn bó hài hòa nhưng cũng chính họ đã “làm nên đất nước muôn đời này”.
Phân tích bài 4 – Bài văn mẫu số 3
Có câu hát nào đẹp như ca dao dân ca? Ca dao dân ca đã hòa nhập một cách hồn nhiên, kì diệu vào tâm hồn tuổi thơ của mỗi người. Ca dao dân ca Việt Nam giàu bản sắc, vô cùng đẹp đẽ và phong phú. Nó là tiếng hát tâm tình nơi bờ xôi ruộng mặt, nơi bến cũ đò xưa., lưu luyến trong dân gian, phản ánh cuộc sống và ước mơ của nhân dân ta từ bao đời nay. Có những khúc hát ru ngọt ngào chứa chan tình nghĩa. Có những bài hát giao duyên say đắm lòng người. Có những bài ca nói về đất nước quê hương, với nương dâu, ruộng lúa, với hình ảnh người dân quê một nắng hai sương, cần mẫn, hiền lành, đáng yêu. Cánh cò “bay lả bay la”, có đầm sen “lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng”. Cô thôn nữ tát nước đêm trăng “múc ánh trăng vàng đổ đi”… tất cả đều đem đến cho lòng ta biết bao niềm thương nỗi nhớ. Ấy là ca dao. Ấy là tuổi thơ của mỗi chúng ta. Cánh đồng làng quê và hình ảnh cô thôn nữ được nói đến trong bài ca dao sau đây là hình ảnh thân thuộc đáng yêu đối với mỗi người Việt Nam từ ngàn xưa:
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.
Thân em như chẹn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Ca dao thường được viết bằng thể thơ lục bát. Nhưng ở bài ca dao này, nhà thơ dân gian đã viết bằng thơ lục bát biến thể, mở rộng câu thơ thành 12, 13 từ. Cô thôn nữ không làm chuyện văn chương thơ phú như ai, mà cô chỉ nói lên những rung động, những cảm xúc tự nhiên, hồn nhiên của lòng mình khi ngắm nhìn cánh đồng lúa thân yêu của làng mình. Trước mắt là cánh tồng lúa “bát ngát mênh mông… mênh mông bát ngát”, thẳng cánh cò bay, càng trông càng “ngó”, càng thích thú tự hào. Câu ca dài mãi ra cùng với chân trời, với sóng lúa: Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát, Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông. “Ngó” gần nghĩa với với nhìn, trông, ngắm nghía.. Từ “ngó” rất dân dã trong văn cảnh này gợi tả một tư thế say sưa ngắm nhìn không chán mắt, một cách quan sát kĩ càng. Cô thôn nữ “đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng” rồi lại “đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng”, dù ở vị trí nào, góc độ nào, cô rồi lại “đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng”, dù ở vị trí nào, góc độ nào, cô cũng cảm thấy sung sướng tự hào trước sự “mênh mông bát ngát… bát ngát mênh mông” của cánh đồng thân thuộc. Hai tiếng “bên ni” và “bên tê” vốn là tiếng nói của bà con Thanh, Nghệ dùng để chỉ vị trí “bên này”, “bên kia”, được đưa vào bài ca thể hiện đức tính mộc mạc, chất phác của cô thôn nữ, của một miền quê.
Nghệ thuật đảo từ ngữ: “mênh mông bát ngát // bát ngát mênh mông” góp phần đặc tả cánh đồng lúa rộng bao la, tưởng như không nhìn thấy bến bờ “lúa hai mùa cuộn sóng, đến chân trời"… Có yêu quê hương tha thiết mới có cái nhìn đẹp, cách nói hay như thế!
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông
Tục ngữ có câu: “Ngắm núi, nhìn sông, trông đồng, trông chợ”. Nghĩa là ngắm nhìn sông núi để biết xứ lạ ít hay nhiều nhân tài; trông đồng, trông chợ mà biết miền quê giàu hay nghèo. Cánh đồng lúa là cảnh sắc của làng quê ta. Cánh đồng “mênh mông bát ngát… bát ngát mênh mông” nói lên sự giàu có của quê “em”. Bằng tấm lòng yêu mến, tự hào nơi chôn nhau cắt rốn của mình, mảnh đất đã thấm biết bao máu và mồ hôi của ông bà tổ tiên, của đồng bào từ bao đời nay thì nhà thơ dân gian mới có thể viết nên những lời ca mộc mạc mà đằm thắm nghĩa tình đọc lên làm xao xuyến lòng người như vậy. Câu ca không hề nói đến màu xanh và hương thơm của lúa, sắc trắng của cánh cò “chớp trắng” trên nền trời xanh bao la, mà ta vẫn cảm thấy cái ngào ngạt của “hương lúa nếp thơm nồng”, “mùa thu hương cốm mới”, nơi bờ ruộng mật quyện lấy tâm hồn ta. Nhờ thế, ta yêu thêm đất mẹ quê cha, với hoài niệm tuổi thơ:
Đất hiền như tuổi thơ,
Cánh cò bay trong sắc trời lá mạ.
(Lê Anh Xuân) Hai câu tiếp theo nói về cô thôn nữ ra thăm đồng. Niềm vui sướng trào dâng trong lòng. Nhìn lúa tốt tươi rồi cô nghĩ về mình. Cô không mặc cảm thân phận mình là “hạt mưa sa”, “là tấm lụa đào”, là “củ ấu gai”., như ai đó, thân phận vui ít buồn nhiều. Trái lại, cô đã so sánh mình với chẹn lúa đòng đòng trên cánh đồng quê hương. “Chẹn lúa” còn gọi là dảnh lúa, một bộ phận của khóm lúa. “Chẹn lúa đòng đòng” nói lên sự trưởng thành, sinh sôi nẩy nở, hứa hẹn một mùa sây hạt, trĩu bông. Hình ảnh so sánh “thân em như chẹn lúa đòng đòng” gợi tả một vẻ đẹp duyên dáng, xinh tươi, một sức lực căng tràn hứa hẹn. Đây là một hình ảnh trẻ trung, khỏe khoắn, hồn nhiên nói về cô gái Việt Nam trong ca dao, dân ca: Thân em như chẹn lúa đòng đòng, Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. “Phất phơ” là nhẹ nhàng đung đưa, uốn lượn… “Chẹn lúa đòng đòng” phất phơ nhẹ bay trước làn gió trên đồng nội một buổi sớm mai hồng tuyệt đẹp. “Em” sung sướng hân hoan thấy hồn mình phơi phới niềm vui trước một bình minh đẹp. Có thể dùng hình ảnh “tia nắng”, “làn nắng” mà ý câu ca dao vẫn không thay đổi. Nhưng “ngọn nắng” hay hơn, sát nghĩa hơn, vì đó là làn nắng, tia nắng đầu tiên của một ngày nắng đẹp, ánh hồng rạng đông đang nhuốm hồng ngọn lúa đòng đòng xanh ngào ngạt.
Hai câu cuối bài ca hội tụ bao vẻ đẹp nói lên một tình quê vơi đầy. vẻ đẹp màu xanh của lúa, màu hồng của nắng ban mai… vẻ đẹp duyên dáng, xinh tươi của cô thôn nữ và vẻ đẹp căng tràn nhựa sống của chẹn lúa đòng đòng trên cánh đồng bát ngát mênh mông. Qua đó, ta cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ chính xác, hình tượng và biểu cảm. Giá trị thẩm mỹ của bài ca là ở cách nói mộc mạc, bình dị mà hồn nhiên, đáng yêu. Hai tiếng “thân em” gợi ra trong lòng người thưởng thức ca dao, dân ca một trường liên tưởng về hình ảnh cô gái làng quê: trinh trắng, dịu dàng, cần mẫn, thuỷ chung… những nàng “môi cắn chỉ quết trầu”, rất đáng yêu, đáng nhớ.
Đọc bài ca dao này có người tự hỏi: buổi sớm mai hồng của mùa xuân hay mùa thu? Mùa xuân mới có “ngọn nắng hồng ban mai” đẹp rực rỡ như thế. Vả lại đã có thiếu nữ thì phải có mùa xuân. Người đọc xưa nay vẫn cảm nhận là cô thôn nữ vác cuốc ra thăm đồng một sáng sớm mùa xuân đẹp.
Tóm lại, bài ca dao nói về mùa xuân, đồng xanh và thôn nữ. Cảnh và người rất thân thuộc, đáng yêu. Cảnh vừa có diện vừa có điểm, câu ca đồng hiện không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật “đơn sơ mà lộng lẫy”. Thơ lục bát biến thể sống động, lối so sánh ví von đậm đà, ý vị. “Thơ ca là sự chắt lọc tâm hồn, là tình yêu ta mơ ước…”. Đọc bài ca dao “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng…”, ta cảm thấy như thế, hương quê và tình quê làm vương vấn tâm hồn ta, đem đến cho ta “tình yêu và mơ ước”.