Giáo án GDCD 11 Bài Ôn tập học kì 1 mới nhất

ÔN TẬP HỌC KỲ I

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức

- Giúp học sinh hệ thống hoá một số kiến thức cơ bản trong chư­ơng trình đã học.

2. Về kĩ năng

- Trên cơ sở những kiến thức đã học có thể vận dụng vào hoạt động thực tiễn trong đời sống hàng ngày của bản thân mình.

3. Về thái độ

- Có ý thức tự giác trong học tập cũng như­ trong khi làm bài kiểm tra.

II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1.Chuẩn bị của GV:

- Đề kiểm tra

2.Chuẩn bị của HS:

- Giấy kiểm tra, bút viết.

C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ:Không

3. Tiến trình bài học:

-GVđưa ra hệ thống câu hỏiôn tập phần trắc nghiệm và tự luận

-GV hướng dẫn học sinh ôn tập

Hãy chọn đáp án đúng nhất trong các câu dưới đây:

Câu 1: Quan niệm nào sau đây là đúng nhất về hàng hóa?

a.Hàng hóa là sản phẩm của lao động

b.Hàng hóa là vật phẩm do con người làm ra, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người

c.Hàng hóa là tất cả những gì được đem ra trao đổi mua – bán trên thị trường

d.Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua – bán

Câu 2: Hàng hóa có hai thuộc tính là:

a.Giá trị sử dụng và giá trị

b.Giá trị sử dụng và giá trị trao đổi

c.Giá trị và giá trị trao đổi

d.Giá trị cá biệt và giá trị xã hội

Câu 3: Giá trị sử dụng của hàng hóa là:

a.Công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người

b.Tính hữu ích của vật

c.Thuộc tính tự nhiên của vật

d.Cả a, b và c đều đúng

Câu 4: Số lượng giá trị sử dụng của hàng hóa phụ thuộc vào các nhân tố nào?

a.Những điều kiện tự nhiên

b.Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và khoa học công nghệ

c.Chuyên môn hóa sản xuất

d.Cả a, b và c đều đúng

Câu 5: Giá trị của hàng hóa là:

a.Lao động cá biệt của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa đó

b.Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa

c.Nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi

d.Cả b và c đều đúng

Câu 6: Giá trị của hàng hóa được quyết định bởi:

a.Sự khan hiếm của hàng hóa

b.Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa

c.Lao động trừu tượng của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa

d.Công dụng của hàng hóa

Câu 7: Lượng giá trị xã hội của hàng hóa được quyết định bởi:

a.Hao phí vật tư kỹ thuật

b.Hao phí lao động sống của người sản xuất hàng hóa

c.Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó

d.Hao phí lao động cần thiết của người đã sản xuất ra hàng hóa đó

Câu 8: Lượng giá trị của đơn vị hàng hóa thay đổi:

a.Tỷ lệ thuận với năng suất lao động

b.Tỷ lệ nghịch với cường độ lao động

c.Tỷ lệ nghịch với năng suất lao động, không phụ thuộc vào cường độ lao động

d.Cả a và b đều đúng

Câu 9: Lượng giá trị của đơn vị hàng hóa thay đổi:

a.Tỷ lệ nghịch với thời gian lao động xã hội cần thiết và năng suất lao động

b.Tỷ lệ thuận với thời gian lao động xã hội cần thiết

c.Tỷ lệ nghịch với năng suất lao động

d.Cả b và c đều đúng

Câu 10: Lượng giá trị của đơn vị hàng hóa:

a.Tỷ lệ thuận với cường độ lao động

b.Tỷ lệ nghịch với cường độ lao động

c.Không phụ thuộc vào cường độ lao động

d.Cả a, b và c đều đúng

Câu 11: Giá trị cá biệt của hàng hóa do:

a.Hao phí lao động giản đơn trung bình quyết định

b.Hao phí lao động của ngành quyết định

c.Hao phí lao động cá biệt của người sản xuất quyết định

d.Hao phí lao động cá biệt của người sản xuất nhiều hàng hóa quyết định

Câu 12: Giá cả của hàng hóa là:

a.Sự thỏa thuận giữa người mua và người bán

b.Sự biểu hiện bằng tiền của giá trị

c.Số tiền người mua phải trả cho người bán

d.Giá tiền đã in trên sản phẩm hoặc người bán quy định.

Câu 13: Yếu tố quyết định đến giá cả hàng hóa là:

a.Giá trị của hàng hóa

b.Quan hệ cung – cầu về hàng hóa

c.Giá trị sử dụng của hàng hóa

d.Mốt thời trang của hàng hóa

Câu 14: Hai hàng hóa trao đổi được với nhau vì:

a.Chúng cùng là sản phẩm của lao động

b.Có lượng thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra chúng bằng nhau.

c.Có lượng hao phí vật tư kỹ thuật bằng nhau

d.Cả a và b đều đúng

Câu 15: Chọn các ý không đúng về sản phẩm và hàng hóa:

a.Mọi sản phẩm đều là hàng hóa

b.Mọi hàng hóa đều là sản phẩm

c.Mọi sản phẩm đều là kết quả của sản xuất

d.Không phải mọi sản phẩm đều là hàng hóa

Câu 16: Tiền tệ là gì?

a.Thước đo giá trị của hàng hóa

b.Phương tiện để lưu thông hàng hóa và để thanh toán

c.Là hàng hóa đặc biệt đóng vai trò là vật ngang giá chung

d.Là vàng, bạc

Câu 17: Bản chất của tiền tệ là gì ? Chọn các ý đúng :

a.Là hàng hóa đặc biệt, làm vật ngang giá cho các hàng hóa khác

b.Thể hiện lao động xã hội kết tinh trong hàng hóa

c.Phản ánh quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa với nhau

d.Cả a, b, c đều đúng

Câu 18: Tiền tệ có mấy chức năng khi chưa có quan hệ kinh tế quốc tế?

a.Hai chức năng

b.Ba chức năng

c.Bốn chức năng

d.Năm chức năng

Câu 19: Tiền tệ có mấy chức năng?

a.Hai chức năng

b.Ba chức năng

c.Bốn chức năng

d.Năm chức năng

Câu 20: Hậu quả khi lạm phát xảy ra là:

a.Giá cả của hàng hóa tăng, sức mua của tiền giảm

b.Đời sống của nhân dân lao động gặp khó khăn

c.Các công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước kém hiệu lực

d.Tất cả đều đúng

Câu 21: Nhân tố cơ bản của thị trường là:

a.Hàng hóa

b.Tiền tệ

c.Người mua, người bán

d.Bao gồm tất cả các nhân tố trên

Câu 22: Sản xuất và lưu thông hàng hóa chịu sự chi phối của những quy luật kinh tế nào?

a.Quy luật giá trị

b.Quy luật cạnh tranh và quy luật cung cầu

c.Quy luật lưu thông tiền tệ

d.Cả a, b và c đều đúng

Câu 23: Quy luật giá trị có yêu cầu gì?

a.Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết

b.Lưu thông hàng hóa dựa trên nguyên tắc ngang giá

c.Hao phí lao động cá biệt phải phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần thiết

d.Cả a, b và c đều đúng

Câu 24: Lưu thông hàng hóa dựa trên nguyên tắc ngang giá. Điều này được hiểu như thế nào là đúng?

a.Giá cả của từng hàng hóa luôn luôn bằng giá trị của nó

b.Giá cả của từng hàng hóa có thể cao hoặc thấp hơn giá trị hàng hóa được hình thành trong sản xuất nhưng phải vận động xoay quanh trục giá trị của nó

c.Tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải bằng tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất

d.Cả b và c đều đúng

Câu 25: Quy luật giá trị tồn tại ở riêng:

a.Nền sản xuất hàng hóa giản đơn

b.Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa

c.Trong nền sản xuất vật chất nói chung

d.Trong nền kinh tế hàng hóa

Câu 26: Quy luật giá trị có tác động:

a.Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa

b.Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và tăng năng suất lao động

c.Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa

e.Bao gồm tất cả các tác động trên

Câu 27: Việc làm nào sau đây của Nhà nước thể hiện sự vận dụng quy luật giá trị?

a.Xây dựng và phát triển mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

b.Thực hiện chế độ một giá, một thị trường thống nhất trong cả nước và mở cửa với thị trường nước ngoài

c.Điều tiết thị trường nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực

d.Tất cả các việc làm trên

Câu 28: Việc làm nào sau đây của công dân thể hiện sự vận dụng nội dung và tác động của quy luật giá trị?

a.Phấn đấu giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh, thu nhiều lợi nhuận

b.Chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu mặt hàng và ngành hàng sao cho phù hợp với nhu cầu

c.Đổi mới kỹ thuật – công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng hàng hóa

d.Tất cả các việc làm trên

Câu 29: Nộidung cốt lõi của khái niệm cạnh tranh được thể hiện ở khía cạnh chủ yếu nào sau đây?

a.Tính chất của cạnh tranh

b.Các chủ thể kinh tế tham gia cạnh tranh

c.Mục đích của cạnh tranh

d.Tất cả các khía cạnh trên

Câu 30: Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh là:

a.Do sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất kinh doanh

b.Do điều kiện sản xuất và lợi ích của mỗi chủ thể kinh tế khác nhau

c.Để giành lấy các điều kiện thuận lợi, tránh được những rủi ro, bất lợi trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ

d.Tất cả các nguyên nhân trên

Câu 31: Cạnh tranh nhằm mục đích gì?

a.Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác

b.Giành ưu thế về khoa học và công nghệ

c.Giành thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng và các đơn đặt hàng

d.Giành ưu thế về chất lượng, giá cả hàng hóa và phương thức thanh toán…

e.Tất cả các mục đích trên

Câu 32: Mục đích của cạnh tranh là gì? Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời sau:

a.Nhằm thu lợi nhuận nhiều nhất

b.Nhằm mua, bán hàng hóa với giá cả có lợi nhất

c.Giành các điều kiện sản xuất thuận lợi nhất

d.Giành lợi ích tối đa cho mình

Câu 33: Nhà nước sử dụng công cụ, biện pháp gì để khắc phục, điều tiết mặt hạn chế của cạnh tranh?

a.Thông qua giáo dục

b.Thông qua hệ thống pháp luật

c.Các chính sách kinh tế - xã hội thích hợp

d.Tất cả các công cụ, biện pháp trên

Câu 34: Cạnh tranh có mấy loại:

a.3 loại

b.4 loại

c.5 loại

d.6 loại

Câu 35: Đâu là mặt tích cực của cạnh tranh?

a.Kích thích lực lượng sản xuất, khoa học – kỹ thuật phát triển, năng suất lao động tăng lên

b.Làm cho môi trường, môi sinh mất cân bằng nghiêm trọng

c.Sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương

d.Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường

Câu 36: Đâu là mặt hạn chế của cạnh tranh?

a.Kích thích lực lượng sản xuất, khoa học – kỹ thuật phát triển, năng suất lao động tăng lên

b.Khai thác tối đa mọi nguồn lực

c.Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

d.Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường

Câu 37: Những nhân tố khách quan nào ảnh hưởng tới giá cả thị trường?

a.Giá trị thị trường của hàng hóa

b.Cung – cầu hàng hóa và sức mua của tiền

c.Cạnh tranh trên thị trường

d.Cả a, b, c

Câu 38: Cung – cầu là quy luật kinh tế. Thế nào là cầu?

a.Là nhu cầu của thị trường về hàng hóa

b.Là nhu cầu của người mua hàng hóa

c.Là sự mong muốn, sở thích của người tiêu dùng

d.Là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kỳ nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định

Câu 39: Thế nào là cung hàng hóa?

a.Là số lượng hàng hóa xã hội sản xuất ra

b.Là toàn bộ số hàng hóa đem bán trên thị trường

c.Là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kỳ nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định

d.Là toàn bộ khả năng cung cấp hàng hóa cho thị trường

Câu 40: Quan hệ cung – cầu có ảnh hưởng đến:

a.Giá trị hàng hóa

b.Giá cả hàng hóa

c.Giá trị thặng dư

d.Cả a, b, c đều đúng

Câu 41: Đâu là biểu hiện của nội dung quan hệ cung – cầu?

a.Cung – cầu tác động lẫn nhau

b.Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường

c.Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung – cầu

d.Cả a, b, c

Câu 42: Nội dung nào sau đây đề cập đến vai trò của quan hệ cung – cầu?

a.Là cơ sở để nhận thức vì sao giá cả thị trường và giá trị hàng hóa chênh lệch nhau

b.Là căn cứ để người sản xuất, kinh doanh mở rộng hay thu hẹp sản xuất, kinh doanh

c.Là cơ sở để người tiêu dùng lựa chọn khi mua hàng hóa

d.Tất cả các nội dung trên

Câu 43: Nội dung nào thể hiện sự vận dụng quan hệ cung – cầu của Nhà nước?

a.Điều tiết các trường hợp cung – cầu trên thị trường thông qua các giải pháp vĩ mô thích hợp

b.Ra các quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, kinh doanh thích ứng với các trường hợp cung – cầu

c.Ra các quyết định mua hàng thích ứng với các trường hợp cung – cầu để có lợi

d.Cả a và b đều đúng

Câu 44: Nội dung nào thể hiện sự vận dụng quan hệ cung – cầu của người sản xuất, kinh doanh?

a.Điều tiết các trường hợp cung – cầu trên thị trường thông qua các giải pháp vĩ mô thích hợp

b.Ra các quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, kinh doanh thích ứng với các trường hợp cung – cầu

c.Ra các quyết định mua hàng thích ứng với các trường hợp cung – cầu để có lợi

d.Cả b và c đều đúng

Câu 45: Nội dung nào thể hiện sự vận dụng quan hệ cung – cầu của người tiêu dùng?

a.Điều tiết các trường hợp cung – cầu trên thị trường thông qua các giải pháp vĩ mô thích hợp

b.Ra các quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, kinh doanh thích ứng với các trường hợp cung – cầu

c.Ra các quyết định mua hàng thích ứng với các trường hợp cung – cầu để có lợi

d.Tất cả đều sai

GỢI Ý TRẢ LỜI PHẦN KIẾN THỨC (LÝ THUYẾT)

Câu 1: Trình bày nội dung và biểu hiện của nội dung quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.

- Nội dung khái quát: Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó.

- Biểu hiện nội dung của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa:

+ Trong sản xuất, quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất hàng hóa phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết.

. Đối với từng hàng hóa, phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra từng hàng hóa phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra từng hàng hóa đó.

. Đối với tổng số hàng hóa, phải đảm bảo sao cho tổng thời gian lao động cá biệt để sản xuất tổng hàng hóa phải phù hợp với tổng thời gian lao động xã hội cần thiết của tổng hàng hóa đó.

+ Trong lưu thông, việc trao đổi hàng hóa phải dựa theo nguyên tắc ngang giá.

. Đối với từng hàng hóa, giá cả của một hàng hóa có thể bán cao hoặc thấp so với giá trị của nó nhưng bao giờ cũng phải xoay quanh trục giá trị hàng hóa.

. Đối với tổng hàng hóa trên toàn xã hội, quy luật giá trị yêu cầu: tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải bằng tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất.

Câu 3: Phân tích nội dung của quan hệ cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.

- KN: Quan hệ cung – cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.

- Những biểu hiện của nội dung quan hệ cung – cầu:

+ Cung – cầu tác động lẫn nhau:

. Khi cầu tăng à sản xuất mở rộng à cung tăng.

. Khi cầu giảm à sản xuất giảm à cung giảm.

+ Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường:

. Khi cung = cầu à giá cả= giá trị.

. Khi cung > cầu à giá cả < giá trị.

. Khi cung < cầu à giá cả > giá trị.

+ Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung – cầu:

. Khi giá cả tăngà sản xuất mở rộng à cung tăngvà cầu giảm khi mức thu nhập không tăng.

. Khi giá cả giảm à sản xuất giảm à cung giảm và cầu tăng mặc dù thu nhập không tăng.

Câu 4: Trình bày tính tất yếu khách quan và tác dụng to lớn của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa:

+ Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.

+ Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu xa về kinh tế, kỹ thuật và công nghệ giữa Việt Nam và thế giới.

+ Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.

- Tác dụng to lớn và toàn diện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa:

+ Tạo tiền đề thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.

+ Tạo tiền đề cho việc củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tăng cường vai trò của Nhà nước và mối quan hệ giữa công nhân, nông dân, trí thức.

+ Tạo tiền đề phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

+ Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh.