BÀI 2: HÀNG HÓA – TIỀN TỆ - THỊ TRƯỜNG(2 tiết)
Tiết 1
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Học xong bài này, học sinh cần đạt được:
1. Về kiến thức
- Hiểu được khái niệm hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa.
-Nêu được nguồn gốc , bản chất , chức năng của tiền tệ
2. Về kĩ năng.
- Biết phân biệt giá trị với giá cả của hàng hóa.
- Biết nhận xét tình hình sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm hàng hóa ở địa phương.
3. Về thái độ
- Quan tâm đến tình hình phát triển sản xuất hàng hóa.
- Coi trọng đúng mức vai trò của hàng hóa
II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH.
- Năng lực nhận thức về kinh tế
- Năng lực tư duy phê phán
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.
-Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông …
III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HOC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
-Thảo luận
-Xử lý tình huống.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
- SGK, SGV GDCD 11
- Sách bài tập tình huống GDCD 11
- Những nội dung có liên quan đến bài học
- Chuẩn kiến thức kĩ năng 11
.V. TỔ CHỨC DẠY HỌC
Họat động của giáo viên và học sinh |
Nội dung chính của bài học |
1.KHỞI ĐỘNG: * Mục tiêu: - Kích thích học sinh tìm hiểu các em đã biết gì về hàng hóa. - Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh * Cách tiến hành Học sinh quan sát 1 ít vật phẩm như: xà phòng, kem đánh răng, kẹo, bánh....điện thoại thông minh...một ít thóc ở nhà làm, 1 bó rau hái ở vườn.... Hỏi: Các em đã mua chúng ở đâu, giá , mục đích sử dụng của chúng? HS: trả lời theo gợi ý của gv. 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Sử dụng phương pháp thuyết trình, gợi mở, trực quan, tình huống để Tìm hiểu khái niệm và hai thuộc tính của hàng hóa (giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa). - Mục tiêu: học sinh nêu được khái niệm hàng hóa, khái niệm giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa; phân biệt được sự khác nhau giữa hai thuộc tính của hàng hóa… - Phương pháp: giải quyết vấn đề, kết hợp với thuyết trình, gợi mở. - Ví dụ: Ông A nuôi 100 con gà. Khi gà đã lớn, ông đã đem bán đi 80 con để thu hồi vốn tái sản xuất và mua lấy các sản phẩm tiêu dùng khác và giữ lại 20 con để giết thịt, cải thiện bữa ăn cho bản thân và gia đình. Vậy, phần gà nào của ông A được gọi là hàng hóa? - 80 con gà mà ông A đem bán, trao đổi lấy các sản phẩm tiêu dùng khác được gọi là hàng hóa. - Em hiểu thế nào là hàng hóa? Cho ví dụ những hàng hóa trong thực tế mà em thường gặp. - Từ khái niệm hàng hóa, hãy cho biết: để một sản phẩm trở thành hàng hóa, phải đảm bảo những điều kiện gì? - Sản phẩm chỉ trở thành hàng hóa khi đảm bảo đủ 3 điều kiện: do lao động tạo ra; có công dụng nhất định để thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người; trước khi đi vào tiêu dùng phải thông qua mua -bán. - Hãy nêu một ví dụ thực tiễn để chứng minh rằng: thiếu một trong 3 điều kiện trên thì sản phẩm không thể trở thành hàng hóa. - Theo em hàng hóa là phạm trù lịch sử hay là phạm trù vĩnh viễn? Vì sao? - Hàng hóa là một phạm trù lịch sử, vì chỉ trong điều kiện sản xuất hàng hóa thì sản phẩm mới được coi là hàng hóa. * Hàng hóa có thể tồn tại ở mấy dạng trong thực tế ? Cho ví dụ? - VD về hàng hóa dạng vật thể,các sản phẩm được trao đổi, mua – bán trên thị trường như: quần áo, giày dép, gạo, thịt, sữa, trứng, khoai, đậu, rau, cải… - VD về hàng hóa dịch vụ:dịch vụ môi giới nhà đất, dịch vụ giới thiệu việc làm, dịch vụ bưu điện… - Chuyển ý: Hàng hóa có những thuộc tính nào? Bản chất của từng thuộc tính đó là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở mục b. - Cho học sinh xem sơ đồ về nhu cầu của con người, trong đó có: + Nhu cầu cho sản xuất: máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu… + Nhu cầu tiêu dùng cá nhân: . Về vật chất (lương thực, quần áo,xe cộ…). . Về tinh thần (giải trí, du lịch, đọc sách báo, học tập nâng cao trình độ…). - Yêu cầu học sinh lấy ví dụ về một số sản phẩm thỏa mãn từng nhu cầu nói trên. - Yêu cầu học sinh tìm ra các công dụng của từng sản phẩm hàng hóa mà các em đã nêu. Ví dụ: lương thực dùng để cho con người ăn; cho gia súc, gia cầm ăn; làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. - Chính công dụng của sản phẩm đã làm cho hàng hóa có giá trị sử dụng. Vậy, giá trị sử dụng của hàng hóa là gì? - Một hàng hóa có thể có một hoặc nhiều giá trị sử dụng. Ví dụ: Than đá, dầu mỏ lúc đầu chỉ dùng làm chất đốt, sau đó dùng làm nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp để chế biến ra nhiều loại sản phẩm khác phục vụ cho đời sống. - Công dụng của vật phẩm do thuộc tính tự nhiên của vật chất quyết định. Khoa học kỹ thuật càng phát triển, người ta càng phát hiện thêm những thuộc tính mới của sản phẩm và lợi dụng chúng để tạo ra những giá trị sử dụng mới. Giá trị sử dụng chỉ thể hiện ở việc sử dụng hay tiêu dùng, không phải cho người sản xuất ra hàng hóa đó mà cho người mua, cho xã hội. Nó là nội dung vật chất của của cải và là phạm trù vĩnh viễn. Vật mang giá trị sử dụng cũng đồng thời là vật mang giá trị trao đổi. - Theo em, giá trị của hàng hóa được biểu hiện ra bên ngoài thông qua hình thức nào? - Giá trị trao đổi là gì? - Ví dụ: 1 m vải (2 giờ lao động hao phí để sản xuất ra nó) = 5 kg thóc (2 giờ lao động hao phí để sản xuất ra nó). Trên thị trường, tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hóa có thể thay đổi. VD: 1 m vải (2 giờ lao động hao phí để sản xuất ra nó) = 10 kg thóc (2 giờ lao động hao phí để sản xuất ra nó) hoặc 2 m vải (2 giờ lao động hao phí để sản xuất ra nó) = 5 kg thóc (2 giờ lao động hao phí để sản xuất ra nó). Như vậy, nội dung, cơ sở của giá trị trao đổi là gì? - Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau - Giá trị của hàng hóa là gì? - Là căn cứ vào lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa ẩn chứa (kết tinh) trong các hàng hóa ấy, hay căn cứ vào giá trị của hàng hoá. - Thực chất của quan hệ trao đổi là trao đổi lượng lao động hao phí của mình chứa đựng trong các hàng hóa. Nên giá trị là biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa, là một phạm trù lịch sử, gắn liền với nền sản xuất hàng hóa, là thuộc tính xã hội của hàng hóa. Hoạt động 2:Tìm hiểu nguồn gốc, bản chất, chức năng và quy luật lưu thông của tiền tệ. + Mục tiêu: -Học sinh nêu được nguồn gốc, bản chất, chức năng và quy luật lưu thông của tiền tệ. -Rèn luyện năng lực tư duy,phân tích. +Cách tiến hành : - GV sử dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề kết hợp với thuyết trình, gợi mở. - Có phải khi sản xuất và trao đổi hàng hóa xuất hiện thì tiền tệ cũng xuất hiện? - Khi nào tiền tệ xuất hiện? - Nhận xét, chốt lại. - Bản chất của tiền tệ là gì ? |
1. Hàng hóa a. Hàng hóa là gì? - KN: Là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua - bán. - Các dạng tồn tại: + Dạng vật thể (hữu hình). + Dạng phi vật thể (hàng hóa dịch vụ). b. Hai thuộc tính của hàng hóa - Giá trị sử dụng của hàng hóa: là công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. - Giá trị của hàng hóa: + Được biểu hiện ra bên ngoài thông qua giá trị trao đổi của nó. + Là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. => Hàng hóa là sự thống nhất của hai thộc tính: giá trị sử dụng và giá trị, nhưng là sự thống nhất của hai mặt đối lập, thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm không thể trở thành hàng hóa. 2. Tiền tệ a. Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ *Nguồn gốc: - Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và của các hình thái giá trị. - Có 4 hình thái giá trị phát triển từ thấp lên cao dẫn đến sự ra đời của tiền tệ: + Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên. + Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng. + Hình thái chung của giá trị. + Hình thái tiền tệ. (HS đọc thêm) * Bản chất: Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm ra làm vật ngang giá chung thống nhất, là sự tsự thể hiện chung của giá trị và biểu hiện quamối quan hệ giữa những người sản xuất hàng Hóa. |
3. Hoạt động luyện tập
* Mục tiêu :
- Luyện tập để học sinh củng cố những gì đã biết về hàng hóa và tiền tệ
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải uyết vấn đè cho hs
* Cách tiến hành :
- GV tổ chức cho học sinh làm bài tập :
Câu 1. Một sản phẩm trở thành hàng hóa cần có mấy điều kiện ?
A. Hai điều kiện.
B. Bốn điều kiện.
C. Ba điều kiện.
D. Một điều kiện.
Câu 2. Hàng hóa có hai thuộc tính là :
A. giá trị và giá cả.
B. giá trị trao đổi và giá trị sử dụng.
C. giá cả và giá trị sử dụng.
D. giá trị và giá trị sử dụng.
Câu 3. Vật phẩm nào dưới đây không phải là hàng hóa ?
A. Điện.
B. Nước máy.
C. Không khí.
D. Rau trồng để bán.
4. Hoạt động vận dụng
* Mục tiêu
- Tạo cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng có được để có thể tham gia sản xuất hàng hóa.
- Rèn luyện năng lực công dân, năng lực phát triển bản thân.
- Cách tiến hành :
1. GV nêu yêu cầu:
a. Tự liên hệ
-Trong cuộc sống các em phải phân biệt được hàng hóa và đâu không phải là hàng hóa và vai trò của tiền tệ.
b. Nhận diện xung quanh
Nêu nhận xét của em về chất lượng hàng hóa ở địa phương em
c. GV định hướng HS
- Hằng ngày phải biết quý trọng đồng tiền tiêu đúng mục đích, biết tiết kiệm đồng tiền, giữ và vai trò của tiền tệ…. đep. tôn trọng tiền lẻ…
-Hs làm bài tập bài tập 5 trong SGK
-Hs chủ động thực hiện những yêu cầu trên
5. Hoạt động mở rộng
Theo dõi bản tin tài chính hôm nay, ghi lại thông tin về một số thông tinhàng hóa, về chứng khoán...