Giáo án GDCD 11 Bài 15: Chính sách đối ngoại (Tiết 2) mới nhất

Bài 15

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI (Tiết 2)

C. TỔ CHỨC CÁCHOẠT ĐỘNG HỌC TẬP (5 phút)

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

-Trình bày vai trò, nhiệm vụ của chính sách đối ngoại.

- Em hãy nêu những nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại của nước ta hiện nay.

3. Giảng bài mới

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

*Hoạt động 1: Phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại(25 phút)

-GV sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại, thảo luận lớp.

-Hình thức tổ chức dạy học:Học theo lớp, học cá nhân.

*Bước1: GV phân nhóm

*Bước2: GV nêu câu hỏi, HS thảo luận nhóm

* Theo em tại sao chúng ta phải chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế?

* Yêu cầu trong việc chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế như thế nào?

- HS: Đại diện trả lời.

- GV: N/xét, bổ xung, kết luận.

* Em hãy cho biết nước ta có quan hệ với bao nhiêu nước và tổ chức trên thế giới? Nêu một số tổ chức quốc tế toàn cầu và khu vực nước ta có quan hệ hợp tác mà em biết?

*Hoạt động 2: Trách nhiệm của công dân đối với chính sách đối ngoại(10 phút)

-GV sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại.

-Hình thức tổ chức dạy học:Học theo lớp, học cá nhân.

HS nghiên cứu tài liệu và liên hệbản thân.

1.Phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại.

-Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế

Mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. VN là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực.

-Củng cố tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản, công nhân, đảng cánh tả, các phong trào độc lập dân tộc, cách mạng và tiến bộ trên thế giới, mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền.

-Phát triển công tác đối ngoại nhân dân. Tích cực tham gia vào các diễn đàn và hoạt động của nhân dân TG, góp phần vào cuộc đấu tranh vì hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.

-Chủ động tham gia vào cuộc đấu tranh chung vì quyền lợi con người.

Sẵn sàng đối thoại với các nước, tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan về vấn đề nhân quyền. Kiên quyết làm thất bại âm mưu, hành động can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh và ổn định chính trị của VN.

Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại. Là đòi hỏi khách quan của sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước nhằm phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH.

4. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách đối ngoại

- Tin tưởng và chấp hành nghiêm túc CS ĐN của Đảng và Nhà nước.

- Luôn luôn quan tâm đến tình hình thế giới và vai trò của ta trên trường quốc tế.

- Chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tham gia vào các công việc có liên quan đến đối ngoại như rèn luyện nghề, nâng cao trình độ văn hoá và khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ…

- Khi quan hệ với các đối tác nước ngoài cần thể hiện ý thức dân tộc và phát huy những nét đẹp trong truyền thống VH dân tộc, có thái độ hữu nghị, đoàn kết, lịch sự, tế nhị.

4.Tổng kết và hướng dẫn học tập(5 phút)

4.1.Tổng kết:- Phương hướng cơ bản để thực hiện CSĐN.

- Trách nhiệm công dân, liên hệ bản thân...

4.2. Hướng dẫn học tập

- Câu hỏi sgk

-Tìm hiểu tình hình an toàn giao thông ở VN và ở địa phương, các số liệu, sự việc có liên quan giờ sau ngoại khoá.