Câu hỏi 1:
Sinh trưởng ở thực vật là gì? Mô phân sinh là gì?
Phương pháp giải:
Lý thuyết về sinh trưởng ở thực vật.
Lời giải chi tiết:
- Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào.
Cơ sở tế bào học của hiện tượng sinh trưởng là sự nguyên phân của các tế bào mô phân sinh.
- Mô phân sinh là nhóm các tế bào thực vật chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân trong suốt đời sống của cây.
Các loại mô phân sinh:
+ Mô phân sinh đỉnh.
+ Mô phân sinh bên (ở cây Hai lá mầm).
+ Mô phân sinh lóng (ở cây Một lá mầm).
Câu hỏi 2:
Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật?
Phương pháp giải:
Lý thuyết về sinh trưởng ở thực vật.
Lời giải chi tiết:
Câu hỏi 3:
Hoocmôn thực vật là gì? Nêu đặc điểm chung của chúng?
Phương pháp giải:
Lý thuyết về hoocmôn thực vật.
Lời giải chi tiết:
Hoocmôn thực vật (phytohormone) là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng, điều tiết hoạt động sống của cây.
Đặc điểm chung:
- Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây.
- Với nồng độ rất thấp nhưng gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.
- Tính chuyên hoá thấp hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao.
Câu hỏi 4:
Phát triển ở thực vật là gì? Kể tên các nhân tố chi phối sự ra hoa?
Phương pháp giải:
Lý thuyết về phát triển ở thực vật có hoa.
Lời giải chi tiết:
Phát triển của cơ thể thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, bao gồm ba quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể (rễ, thân, lá, hoa, quả).
Những nhân tố chi phối sự ra hoa của cây:
- Tuổi của cây.
- Nhiệt độ thấp và quang chu kì.
- Hoocmôn ra hoa.
Câu hỏi 5:
Biến thái là gì? Dựa vào biến thái người ta chia động vật thành những kiểu nào?
Phương pháp giải:
Lý thuyết về sinh trưởng và phát triển ở động vật.
Lời giải chi tiết:
Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.
Dựa vào biến thái người ta phân chia phát triển của động vật thành các kiểu sau:
- Phát triển không qua biến thái.
- Phát triển qua biến thái:
+ Phát triển qua biến thái hoàn toàn.
+ Phát triển qua biến thái không hoàn toàn.
Câu hỏi 6:
Mô tả các giai đoạn phát triển của người?
Phương pháp giải:
Lý thuyết về phát triển không qua biến thái.
Lời giải chi tiết:
Quá trình phát triển của người là phát triển không qua biến thái, chia làm hai giai đoạn:- Giai đoạn phôi thai diễn ra trong tử cung (dạ con) người mẹ. Hợp tử phân chia nhiều lần hình thành phôi. Các tế bào của phôi phân hóa và tạo thành các cơ quan (tim, gan, phổi, mạch máu,…), kết quả là hình thành thai nhi.
- Giai đoạn sau sinh của người không có biến thái, con sinh ra có đặc điểm hình thái và cấu tạo tương tự như người trưởng thành.
Câu hỏi 7:
Tại sao thức ăn có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật?
Phương pháp giải:
Lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.
Lời giải chi tiết:
Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào. Phát triển ở động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể. Như vậy quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể cần một lượng lớn nguyên liệu và năng lượng.
Động vật không có diệp lục nên không có khả năng tự tổng hợp các chất hữu cơ từ môi trường. Động vật có kiểu dinh dưỡng là hóa dị dưỡng. Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn là nguyên liệu cho quá trình tổng hợp các chất trong cơ thể và nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của động vật thông qua hô hấp tế bào. Vì vậy thức ăn là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật.
Câu hỏi 8:
Tại sao trong thức ăn và nước uống tiếu Iốt thì trẻ em sẽ chậm lớn (hoặc ngừng lớn), chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp.
Phương pháp giải:
Lý thuyết về các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống.
Lời giải chi tiết:
Tirôxin là hoocmôn do tuyến giáp tiết ra, kích thích chuyển hóa ở tế bào và kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.
Iốt là thành phần cấu tạo nên tirôxin. Thiếu iốt dẫn đến thiếu tirôxin làm giảm quá trình chuyển hóa → giảm sinh nhiệt ở tế bào dẫn đến chịu lạnh kém. Thiếu iốt quá trình phân chia và lớn lên của tế bào bị giảm → số lượng tế bào ở não giảm → trí tuệ kém phát triển. Do đó trong thức ăn và nước uống thiếu iốt thì trẻ em sẽ chậm lớn (hoặc ngừng lớn), chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp.
Câu hỏi 9:
Trình bày ưu điểm của phương pháp nhân giống vô tính?
Phương pháp giải:
Lý thuyết về ứng dụng các phương pháp nhân giống vô tính.
Lời giải chi tiết:
Những lợi ích của phương pháp nhân giống vô tính:
- Tạo ra số lượng lớn cây trồng trong một thời gian ngắn.
- Cây con giữ được nguyên bản các tính trạng tốt của cây mẹ
- Giâm, chiết cành giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng ở một số cây ăn quả, giúp chúng có thể sớm tạo quả.
- Nuôi cấy mô tế bào còn giúp tạo giống cây trồng sạch bệnh, phục chế các giống bị thoái hóa.
Câu hỏi 10:
Khi ghép cành tại sao hải cắt bỏ hết lá ở cành ghép và phải buộc chặt cành ghép vào gốc ghép?
Phương pháp giải:
Lý thuyết về ứng dụng các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật.
Lời giải chi tiết:
- Phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép vì để giảm mất nước qua con đường thoát hơi nước nhằm tập trung nước nuôi ơắc tế bào cành ghép, nhất là các mô phân sinh.
- Phải buộc chặt cành ghép (hoặc mắt ghép) vào gốc ghép để mô dẫn (mạch gô và mạch rây) dễ nối liền với nhau bảo đảm thông suốt cho dòng nước và các chất dinh dưỡng từ gốc ghép đên được tế bào của cành ghép hoặc mất ghép được dễ dàng.
- Ưu điểm của cành chiết và cành giâm so với cây trồng mọc từ hạt:
+ Giữ nguyên được tính trạng mong muốn.
+ Thời gian cho thu hoạch sản phẩm ngắn vì cây từ cành giâm và cành chiết sớm ra hoa, kết quả: chỉ 2 – 5 năm tuỳ loài cây, tuỳ tuổi sinh lí của cành.