Đề kiểm tra giữa kì 1 Sinh 11 - Đề số 1 có lời giải chi tiết

Đề bài

Câu 1 . Điểm bão hòa ánh sáng là

A. Cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp đạt cực đại

B. Cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt cực tiểu.

C. Cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt mức trung bình.

D. Cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt trên mức trung bình.

Câu 2. Các chất hữu cơ của thực vật được hình thành từ chất nào ?

A. Nitơ B. Mn

C. Cácbônic. D. Các chất khoáng.

Câu 3. Lông hút có vai trò chủ yếu là

A. Bám vào kẽ đất làm cho cây đứng vững chắc.

B. Tế bào kéo dài thành lông, lách vào nhiều kẽ đất làm cho bộ rễ lan rộng.

C. Lách vào kẽ hở của đất giúp cho rễ lấy được ôxi để hô hấp.

D. Lách vào kẽ đất hút nước và muối khoáng cho cây.

Câu 4. Vì sao cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng O2 của nước khi đi qua mang ?

A. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song với dòng nước.

B. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch xuyên ngang với dòng nước.

C. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiểu với dòng nước.

D. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song và cùng chiều với dòng nước.

Câu 5. Động mạch là

A. Những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.

B. Những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điểu hoà lượng máu đến các cơ quan.

C. Những mạch máu chảy về tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.

D. Những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và thu hồi các sản phẩm bài tiết của các cơ quan.

Câu 6. Vì, sao sau khi bón phân, cây sẽ khó hấp thụ nước ?

A. Vì áp suất thẩm thấu của đất tăng.

B. Vì áp suất thẩm thấu của đất giảm,

C. Vì áp suất thẩm thấu của rễ tăng.

D. Vì áp suất thẩm thấu của rễ giảm.

Câu 7. Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp ?

A. Tích luỹ năng lượng.

B. Cân bằng nhiệt độ của môi trường,

C. Điều hòa không khí.

D. Tạo chất hữu cơ.

Câu 8. Hô hấp hiếu khí xảy ra ở ti thể theo chu trình Crep tạo ra

A. \(CO_2 + ATP + NADH\).

B. \(CO_2 + ATP + NADH + FADH_2\)

C. \(CO_2 + ATP + FADH_2\).

D. \(CO_2 + NADH + FADH_2\).

Câu 9. Chu kỳ Crep diễn ra ở trong

A. Tế bào chất. B. Nhân

C. Ti thể. D. Lục lạp.

Câu 10. Máu vận chuyển trong hệ mạch nhờ

A. Sự va đẩy của các tế bào máu.

B. Năng lượng co tim

C. Dòng máu chảy liên tục.

D. Co bóp của mạch.

Câu 11. Pha sáng diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp ?

A. Ở màng ngoài.

B. Ở màng trong,

C. Ở chất nền.

D. Ở tilacôit.

Câu 12. Điều nào sau đây không đúng với dạng nước tự do?

A. Là dạng nước chứa trong các thành phần của tế bào.

B. Là dạng nước chứa trong các mạch dẫn.

C. Là dạng nước chứa trong các khoảng gian bào

D. Là dạng nước bị hút bởi các phần tử tích điện.

Câu 13. Nhiệt độ tối đa cho hô hấp trong khoảng

A. 30 - 35°C. B. 40 - 45°C

C. 45 - 50°C D. 35 - 40°C.

Câu 14. Xem hình dưới và cho biết chú thích nào đúng ?

Hệ tuần hoàn kép

A. 1 .Vòng tuần hoàn nhỏ; 2. Vòng tuần hoàn lớn; 3. Động mạch chủ; 4.Tĩnh mạch phổi; 5. Động mạch phổi; 6. Tĩnh mạch chủ.

B. 1. Vòng tuần hoàn nhỏ; 2. Vòng tuần hoàn lớn; 3. Động mạch chủ; 5.Tĩnh mạch phổi; 4. Động mạch phổi; 6. Tĩnh mạch chủ.

C. 1. Vòng tuần hoàn nhỏ; 2. Vòng tuần hoàn lớn; 5. Động mạch chủ; 4. Tĩnh mạch phổi; 6. Động mạch phổi; 3. Tĩnh mạch chủ.

D. 3. Vòng tuần hoàn nhỏ; 2. Vòng tuần hoàn lớn; 1. Động mạch chủ; 4. Tĩnh mạch phổi; 5. Động mạch phổi; 6. Tĩnh mạch chủ.

Câu 15. Vai trò của canxi đối với thực vật là

A. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng.

B. Thành phần của axit nucleic, ATP, phôtpholipit, coenzim cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.

C. Thành phần của prôtêin, axit nuclêic.

D. Thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hoá enzim.

Câu 16. Cân bằng nội môi là

A. Duy trì sự ổn định của môi trường trong mô.

B. Duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể

C. Duy trì sự ổn định của môi trường trong tế bào.

D. Duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ quan.

Câu 17. Ý nào dưới đây không đúng với sự đóng mở khí khổng?

A. Ánh sáng là nguyên nhân duy nhất gây nên việc mở khí khổng.

B. Nếu chuyển cây từ trong tối ra ngoài sáng thì khí khổng mở và ngược lại.

C. Một số cây sống trong điều kiện thiếu nước khí khổng đóng hoàn toàn vào ban ngày

D. Một số cây khi thiếu nước, khi ở ngoài sáng khí khổng đóng lại.

Câu 18. Hô hấp ánh sáng xảy ra với sự tham gia của 3 bào quan

A. Lục lạp, lizôxôm, ti thể.

B. Lục lạp, perôxixôm, ti thể.

C. Lục lạp, bộ máy gôngi, ti thể.

D. Lục lạp, ribôxôm, ti thể.

Câu 19. Tuỵ tiết ra những hoocmôn tham gia vào cơ chế cân bằng nội môi nào ?

A. Điều hoà hấp thụ nước ở thận.

B. Điều hoà pH máu.

C. Duy trì nồng độ glucôzơ bình thường trong máu.

D. Điều hoà hâp thụ Na+ ở thận.

Câu 20. Ý nào dưới đây không đúng với sự trao đổi khí qua da của giun đất ?

A. Quá trình khuếch tán và qua da do có sự chênh lệch về phân áp và .

B. Quá trình khuếch tán và qua da do có sự cân bằng về phân áp và

C. Quá trình chuyển hoá bên trong cơ thể luôn tiêu thụ làm cho phân áp trong tê bào thấp hơn bên ngoài cơ thể.

D. Quá trình chuyển hoá bên trong cơ thê luôn sinh ra CO2 làm cho phân áp CO2 trong tế bào cao hơn bên ngoài cơ thể.

Câu 21. Chu trình cố định ở thực vật diễn ra ở đâu ?

A. Giai đoạn đầu cố định và giai đoạn tái cố định theo chu trình Canvin đều diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch.

B. Giai đoạn đầu cố định diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch, còn giai đoạn tái cố định theo chu trình Canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu.

C. Giai đoạn đầu cố định diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu, còn giai đoạn tái cố định theo chu trình Canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch.

D. Giai đoạn đầu cố định và giai đoạn tái cố định theo chu trình Canvin đều diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu.

Câu 22. Sự phân phối máu của hệ tuần hoàn kín trong cơ thể như thế nào ?

A. Máu được điều hoà và phân phối nhanh đến các cơ quan.

B. Máu không được điều hoà và được phân phối nhanh đến các cơ quan.

C. Máu được điều hoà và phân phối chậm đến các cơ quan.

D. Máu không được điều hoà và được phân phối chậm đến các cơ quan.

Câu 23. Điều kiện nào dưới đây không đúng để quá trình cố định nitơ khí quyển có thể xảy ra ?

A. Được cung cấp năng lượng ATP.

B. Thực hiện trong điều kiện hiếu khí.

C. Có các lực khử mạnh.

D. Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza.

Câu 24. Ý nào không phải là sự sai khác về hoạt động của cơ tim so với hoạt động của cơ vân ?

A. Hoạt động theo quy luật "tất cả hoặc không có gì".

B. Hoạt động tự động.

C. Hoạt động theo chu kì.

D. Hoạt động cần năng lượng.

Câu 25. Xem hình dưới cho biết ghi chú nào đúng?

Hình hô hấp ở cá

A. a) Dòng nước vào miệng đi qua mang; b) sự trao đổi khí giữa máu với dòng nước qua mang; c) nước qua các khe mang.

B. a) Dòng nước vào miệng đi qua mang ; b) Nước qua các lá mang ; c) Sự trao đổi khí giữa máu với dòng nước qua mang.

C. a) Dòng nước vào miệng đi qua mang ; b) Nước qua các khe mang; c) Nước qua các lá mang.

D. a) Dòng nước vào miệng đi qua mang ; b) Nước qua các lá mang ; c) Sự trao đổi giữa máu với dòng nước qua mang.

Câu 26. Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn thịt ?

A. Manh tràng phát triển.

B. Dạ dày đơn.

C. Ruột ngắn.

D. Thức ăn qua ruột non trải qua tiêu hoá cơ học, hoá học và được hấp thụ.

Câu 27. Vì sao phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát, lưỡng cư ?

A. Vì phổi thú có cấu trúc phức tạp hơn.

B. Vì phổi thú có kích thước lớn hơn.

C. Vì phổi thú có khối lượng lớn hơn.

D. Vì phổi thú có nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn.

Câu 28. Xem hình dưới cho biết chú thích nào đúng ?

Hình hệ tiêu hoá của chim

A. 1. Thực quản ; 2. Diều ; 3a. Dạ dày cơ (mề), 3b. Dạ đày tuyến ;4. Gan ; 5. Tuỵ.

B. 1. Thực quản ; 2. Diều ; 3a. Dạ dày tuyến, 3b. Dạ dày cơ (mề); 4 .Tuỵ ; 5. Gan .

C. 1. Thực quản ; 2. Diều ; 3a. Dạ dày tuyến, 3b. Dạ dày cơ (mề) ; 4. Gan ; 5. Tuỵ.

D. 1. Thực quản ; 2. Diều ; 3a. Dạ dày tuyến, 3b. Gan ; 4. Dạ dày cơ (mề); 5. Tuỵ.

Câu 29. Kết quả nào sau đây không đúng: Khi đưa cây ra ngoài sáng, lục lạp trong tế bào khí khổng tiến hành quang hợp

A. Làm thay đổi nồng độ và pH.

B. Làm giảm áp suất thẩm thấu trong tế bào.

C. Làm cho hai tế bào khí khổng hút nước, trương nước và khí khổng mở

D. Làm tăng hàm lượng đường .

Câu 30. Xem hình dưới và cho biết chú thích nào không đúng ?

A. 1. Đường phân

B. 4. Chu trình Crep.

C. 2. Axêtil CoA

D. 6. Len men.

Câu 31. Ý nào dưới đây không đúng với ưu thế của ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa

A. Dịch tiêu hoá không bị hoà loãng.

B. Có sự kết hợp giữa tiêu hoá hoá học và cơ học

C. Dịch tiêu hoá được hoà loãng.

D. Ống tiêu được phân hoá thành các bộ phận khác nhau tạo cho sự chuyên hoá về chức năng.

Câu 32. Sự hiểu hiện triệu chứng thiếu lưu huỳnh của cây là

A. lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.

B. lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và nhiều chấm đỏ ở mặt lá.

C. lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.

D. sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng.

Câu 33. Pha tối trong quang hợp của nhóm hay các nhóm thực vật nào chỉ diễn ra trong chu trình Canvin?

A. Nhóm thưc vật .

B. Nhóm thưc vật

C. Nhóm thưc vật CAM.

D. Nhóm thưc vật và CAM.

Câu 34. Những cây thuộc nhóm thực vật là

A. Lúa, khoai, sắn, đậu.

B. Ngô, mía, cỏ gấu.

C. Rau dền, kê, các loại rau.

D. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng

Câu 35. Sự tiêu hóa thức ăn ở dạ múi khế diễn ra như thế nào ?

A. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai kĩ lại.

B. Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.

C. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.

D. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xenlulôzơ.

Câu 36. Máu chảy trong hệ tuần hoàn hở như thế nào?

A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy cao.

B. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm,

C. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh.

D. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.

Câu 37. Quá trình tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hoá chủ yếu diễn ra như thế nào?

A. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào (nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi) và nội bào. B. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ sự co bóp của khoang túi mà chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản.

C. Thức ăn được tiêu hoá nội bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

D. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi.

Câu 38. Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu

A. Từ mạch gỗ sang mạch rây.

B. Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống

C. Qua mạch gỗ.

D. Từ mạch rây sang mạch gỗ.

Câu 39. Mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng và nồng độ có ảnh hưởng đến quang hợp như thế nào ?

A. Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp, tăng nồng độ thuận lợi cho quang hợp.

B. Trong điểu kiện cường độ ánh sáng cao, giảm nồng độ thuận lợi cho quang hợp.

C. Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp, giảm nồng độ không thuận lợi cho quang hợp.

D. Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ thuận lợi cho quang hợp.

Câu 40. Bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng

A. Tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh.

B. Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định.

C. Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.

D. Tác động vào bộ phận kích thích dựa trên tín hiệu thần kinh và hoocmôn.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1.A

2.C

3.D

4.C

5.B

6.A

7.B

8.B

9.C

10.B

11.D

12.D

13.B

14.A

15.D

16.B

17.A

18.B

19.C

20.B

21.C

22.A

23.B

24.D

25.B

26.A

27.D

28.C

29.B

30.C

31.C

32.C

33.B

34.B

35.B

36.B

37.A

38.C

39.D

40.B

Câu 1

Điểm bão hòa ánh sáng là cường độ ánh sáng mà cường độ quang hợp đạt cực đại.

Chọn A

Câu 2

Các chất hữu cơ được tạo ra từ sự quang hợp của thực vật sử dụng CO2 và H2O.

Chọn C

Câu 3

Lông hút có vai trò chủ yếu là lách vào kẽ đất để hút nước và muối khoáng cho cây.

Chọn D

Câu 4

Dòng nước chảy qua mang cá và dòng máu chảy trong các mao mạch song song và ngược chiều nên cá có thể lấy được hơn 80% lượng oxi trong máu.

Chọn C

Câu 5

Động mạch là những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điểu hoà lượng máu đến các cơ quan nhờ sự co giãn, đàn hồi.

Chọn B

Câu 6

Sau khi bón phân, nồng độ các chất trong đất sẽ tăng, áp suất thẩm thấu của đất tăng, cây sẽ khó lấy được nước.

Chọn A

Câu 7

Quang hợp không có vai trò cân bằng nhiệt độ môi trường.

Chọn B

Câu 8

Hô hấp hiếu khí xảy ra ở ti thể theo chu trình Crep tạo ra $CO_2 + ATP + NADH + FADH_2$

Chọn B

Câu 9

Chu trình Crep diễn ra trong ti thể.

Chọn C

Câu 10

Tim co bóp nhịp nhàng tạo ra động lực cho máu di chuyển trong hệ mạch.

Chọn B

Câu 11

Pha sáng diễn ra trong xoang của tilacoit.

Chọn D

Câu 12

Phát biểu sai là D. đây là đặc điểm của nước liên kết.

Chọn D

Câu 13

Nhiệt độ tối đa cho hô hấp là: 40 - 45°C. Ngoại lệ có 1 số thực vật ở sa mạc có thể hô hấp ở nhiệt độ 58oC.

Chọn B

Câu 14

Các chú thích lần lượt là:

1.Vòng tuần hoàn nhỏ

2.Vòng tuần hoàn lớn

3.Động mạch chủ

4.Tĩnh mạch phổi

5.Động mạch phổi

6.Tĩnh mạch chủ

Chọn A

Câu 15

Vai trò của canxi là Thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hoá enzim.

Ý A là vai trò của kali

Ý B là vai trò của phospho

Ý C là vai trò của nito

Chọn D

Câu 16

Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.

Chọn B

Câu 17

Phát biểu sai là A. các yếu tố ảnh hưởng đến việc mở khí khổng là : ánh sáng, hàm lượng nước trong tế bào khí khổng (chủ yếu).

Chọn A

Câu 18

Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của 3 bào quan: lục lạp, peroxixom, ti thể.

Chọn B

Câu 19

Tụy tiết ra 2 loại hormone tham gia vào điều hòa nồng độ glucose trong máu là insulin (làm tăng glucose) và glucagon (giảm glucose trong máu).

Chọn C

Câu 20

Phát biểu sai là B.

Nếu nồng độ khí \(CO_2\) và \(O_2\) cân bằng giữa môi trường và trong tế bào da của giun đất thì không có sự trao đổi khí.

Chọn B

Câu 21

Giai đoạn đầu cố định \(CO_2\) diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu, còn giai đoạn tái cố định \(CO_2\) theo chu trình Canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch.

Chọn C

Câu 22

Máu trong hệ tuần hoàn kín được điều hòa và phân phối nhanh đến các cơ quan.

Chọn A

Câu 23

Phát biểu sai là B, quá trình cố định nito diễn ra trong điều kiện kỵ khí.

Chọn B

Câu 24

Cả cơ tim và cơ vân đều cần năng lượng để hoạt động.

Chọn D

Câu 25

Các chú thích lần lượt là:

a) Dòng nước vào miệng đi qua mang

b) Nước đi qua mang

c) Sự trao đổi khí giữa máu với dòng nước qua mang.

Chọn B

Câu 26

Thú ăn thịt không có manh tràng phát triển, cơ quan này thường phát triển ở các động vật ăn thực vật.

Chọn A

Câu 27

Phổi ở thú có nhiều phế nang làm cho diện tích bề mặt trao đổi khí của thú lớn nên trao đổi khí hiệu quả hơn.

Chọn D

Câu 28

Các chú thích lần lượt là:

1. Thực quản

2. Diều

3. (a)Dạ dày tuyến ; 3b dạ dày cơ (mề)

4. Gan

5. Tụy

6. Ruột non

7. Ruột già

8. Huyệt

Chọn C

Câu 29

Khi đưa cây ra ngoài ánh sáng, lục lạp trong tế bào khí khổng quang hợp làm giảm nồng độ \(CO_2\) và pH tạo điều kiện cho enzyme phosphorylase hoạt động, tinh bột bị phân giải thành đường làm tăng áp suất thẩm thấu tế bào khí khổng hút nước, trương nước và khí khổng mở ra

Vậy ý B sai.

Chọn B.

Câu 30

Các chú thích lần lượt là:

1. Đường phân

2. Axit pyruvic

3. Acetyl CoA

4. Chu trình Crep

5. Chuỗi vận chuyển điện tử

6. Lên men.

Vậy chú thích sai là 2.

Chọn C

Câu 31

Ở ống tiêu hóa, dịch tiêu hóa không bị hòa loãng.

Phát biểu sai là C

Câu 32

Khi cây thiếu lưu huỳnh, lá mới có màu vàng, sinh trưởng của rễ bị tiêu giảm.

Chọn C

Câu 33

Pha tối của thực vật C3 chỉ gồm chu trình Calvin, pha tối của thực vật C4 và CAM gồm thêm quá trình cố định \(CO_2\) để tạo sản phẩm 4C (AOA)

Chọn B

Câu 34

Những cây thuộc nhóm thực vật C4 là ngô, mía, cỏ gấu.

Chọn B

Câu 35

Dạ múi khế có chức năng giống như dạ dày ở thú ăn thịt và ăn tạp. Dạ múi khế tiết ra pepsin và HCl để tiêu hóa protein.

Chọn B.

Ý A là ở dạ tổ ong

Ý C là ở dạ lá sách

Ý D là ở dạ cỏ.

Câu 36

Trong hệ tuần hoàn hở, máu chảy chậm dưới áp lực thấp.

Chọn B

Câu 37

Quá trình tiêu hóa ở động vật có túi diễn ra như sau: thức ăn được tiêu hóa ngoại bào (trong long túi bên ngoài tế bào) nhờ các enzyme và tiêu hóa nội bào (tiêu hóa bên trong các tế bào trên thành túi tiêu hóa)

Chọn A

Câu 38

Nước và ion khoáng được vận chuyển chủ yếu ở mạch gỗ.

Chọn C

Câu 39

Khi cường độ ánh sáng và nồng độ CO2 đều tăng thì cường độ quang hợp cũng tăng.

Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng tới cường độ quang hợp khi CO2 tăng.

Ý A sai vì khi cường độ ánh sáng thấp, tăng CO2 cũng không làm tăng cường độ quang hợp. (đồ thị số 1 , Iánh sáng = 667 lux)

Ý B cũng sai, (quan sát biểu đồ ta có thể thấy)

Ý C sai vì, khi cường độ ánh sáng cao, giảm CO2 làm giảm cường độ quang hợp.

Chọn D

Câu 40

Bộ phận thực hiện là các cơ quan như gan, thận, tim, mạch máu…bộ phận này dựa trên tín hiệu thần kinh hoặc hormone để tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể nhằm đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng, ổn định.

Chọn B