Câu hỏi 1:
Kẻ bảng so sánh sinh trưởng sơ cấp, sinh trưởng thứ cấp (Khái niệm, kết quả).
Phương pháp giải:
Lý thuyết về đặc điểm các kiểu sinh trưởng ở thực vật.
Lời giải chi tiết:
Câu hỏi 2:
Khái niệm hoocmôn thực vật? Đặc điểm chung? Phân loại hoocmôn?
Phương pháp giải:
Lý thuyết về hoocmôn thực vật.
Lời giải chi tiết:
- Hoocmôn thực vật (phytohormone) là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây.- Đặc điểm chung:
+ Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây.
+ Với nồng độ rất thấp nhưng gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.
+ Tính chuyên hoá thấp hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao.
- Các loại hoocmôn: Dựa vào tác động sinh lí của hooc môn đối với quá trình sinh trưởng của thực vật người ta chia hooc môn thực vật làm hai nhóm.
+Nhóm kích thích sinh trưởng: Auxin, Gibêrelin, Xitôkinin.
+ Nhóm ức chế sinh trưởng: Êtilen, Axit abxixic.
Câu hỏi 3:
Trình bày bảng so sánh sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao mielin và sợ có bao mielin (đặc điểm cấu tạo, cách lan truyền, ưu-nhược điểm)?
Phương pháp giải:
Lý thuyết về lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh.
Lời giải chi tiết:
Câu hỏi 4:
Thụ phấn là gì? Có những hình thức thụ phấn nào? Tác nhân của quá trình thụ phấn? Thụ tinh là gì?
Phương pháp giải:
Lý thuyết về quá trình thụ phấn và thụ tinh trong sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa.
Lời giải chi tiết:
- Thụ phấn là quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhụy (đầu nhụy).
- Có hai hình thức thụ phấn:
+ Tự thụ phấn.
+ Thụ phấn chéo.
- Tác nhân của quá trình thụ phấn là động vật hoặc gió.
- Thụ tinh là sự hợp nhất của nhân giao tử đực với nhân của tế bào trứng trong túi phôi để hình thành nên hợp tử (2n), khởi đầu cho cái thể mới.
Câu hỏi 5:
Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướm trưởng thành thường không gây hại cho cây trồng?
Phương pháp giải:
Lý thuyết về quá trình phát triển qua biến thái ở động vật.
Lời giải chi tiết:
Sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướm trưởng thành thường không gây hại cho cây trồng vì:
+ Sâu bướm có đủ các enzim tiêu hoá prôtêin, lipit, cacbohiđrat nhưng lại thiếu enzim tiêu hoá chất xenlulôzơ. Do đó việc tiêu hoá và hấp thụ thức ăn thấp khiến sâu bướm cần ăn nhiều lá cây (dẫn đến việc cây cối, mùa màng bị phá hoại) để đáp ứng nhu cầu cơ thể. Sâu bướm là giai đoạn ấu trùng cần rất nhiều năng lượng để sinh trưởng và phát triển qua nhiều lần lột xác trở thành con trưởng thành.
+ Khi trưởng thành trong bướm chỉ có enzim để tiêu hoá saccarôzơ và vì bướm cần năng lượng ít nên bướm trưởng thành chỉ hút mật hoa chứ không cần ăn lá cây.