Bài văn tả con vật trên truyền hình: Tả con chim đại bàng 1
Với truyền hình cáp chương trình trên ti vi phong phú hơn. Một số kênh truyền hình chuyên về một chương trình nào đó và rất được khán giả ưa chuộng. Trong số đó em rất yêu thích chương trình "Thế giới động vật”. Hôm nay chương trình ấy giới thiệu hình ảnh và tập tính sống của chim đại bàng.
Đại bàng còn gọi là chim ưng là một loài chim săn mồi cỡ lớn. Đại bàng loại lớn có chiều dài cơ thể hơn một mét nặng bảy ki-lô-gam. Nó có cái đầulớn như quả đấm của võ sĩ quyền anh. Bộ lông của đại bàng là một áo choàng đẹp: lông đầu màu trắng ngà hơi pha màu kem sữa, lông mình và lông cánh màu đen, lông ngực và lông bụng của đại bàng màu trắng. Mắt của đại bàng to, hơi xếch, có màu do cam viền quanh con người rất đẹp. Mỏ của nó cứng, màu nâu khoằm xuống. Sải cánh của đại bàng dài từ một mét rưỡi đến hai mét. Đại bàng thường làm tổ trên núi cao hoặc cây cao. Tổ của chúng rất lớn và mỗi năm chúng lại tha về tổ nhiều cành cây mới để làm cho tổ kiên cố hơn trước. Đại bàng có dáng đẹp và uy dũng. Nó là loài chim săn mồi giỏi, thường được thợ săn nuôi và huấn luyện để bắt mồi. Đại bàng biểu tượng cho sức mạnh và lòng can đảm, tầm nhìn xa và sự bất tử. Nó được coi là vua của không trung và sứ giả của vị thần lối cao. Vì thế hình ảnh đại bàng được dùng đế làm huy hiệu cho một số lực lượng như Trung tâm rình báo Mỹ. Đại bàng là chúa tể các loài chim giống như hô là chúa sơn lâm của rừng sơn vậy.
Đại bàng là con chim đẹp và dũng mãnh. Em rất thích chim đại bàng. Em ao ước lớn lên em cũng mạnh mẽ, bay cao và bay xa trên con đường sự nghiệp như chim đại bàng bay giữa không trung vậy.
Bài văn tả con vật trên truyền hình: Tả con chồn 2
Thứ bảy tuần qua, bố mẹ về quê thăm ngoại cùng bé Ti. Em ở nhà trông nhà. Sau khi dùng điểm tâm do mẹ chuẩn bị sẵn, em vào xem ti vi. Chương trình của kênh thế giới loài vật đã làm em thấy thật thích thú.
Lần đầu tiên em được thấy một kẻ săn mồi ngộ nghĩnh đến thế. Loài chồn núi có tên khoa học không nhớ nổi này có dáng vóc như con sóc, nhỏ hơn thỏ. Thế mà lại săn thỏ đấy. Theo bình luận của người dẫn chương trình thì chúng săn mồi bằng phương pháp thôi miên. Tức là khiến con mắt bị say và mất khả năng tự vệ. Chồn núi dùng bốn chân ngắn và nhỏ như chân chuột đi qua đi lại trước mặt con mồi; sau đó nhảy thẳng người lên, kể cả chiếc đuôi cũng thẳng. Toàn thân chú như một vệt chớp loằng ngoằng màu xám chờn vờn trước cặp mắt đờ đẫn, ngơ ngác của con thỏ. Hình như chưa đúng lúc đế tiêu diệt con mồi. Chú ta còn trổ tài xiếc: chống hai chân trước, đưa hai cân sau và chiếc đuôi chổng lên trời, lộn cả thân hình tạo thành một vòng tròn. Cứ thế chồn ta ra chiêu. Thú thật rằng nhờ em nhìn qua ti vi, chứ nếu nhìn gần em cũng sẽ bị cuốn hút vào trò nhào lộn ấy mà phải chóng cả mặt. Cuối cùng, điều phải đến đã đến. Cả thân mình con thỏ như nhũn ra, ngã khuỵu xuống. Nhanh như chớp, con chồn lao nhanh về phía con mồi, há to miệng ra và ngoạm ngay cổ con thỏ rồi tha đi.
Em vô cùng thích thú với những hình ảnh có thật và sống động mà người thực hiện chương trình đã cung cấp. Đúng là đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Tầm hiểu biết của em đã được mở rộng qua việc nhìn rõ những điều mắt thấy tai nghe.
Bài văn tả con vật trên truyền hình: Tả chim két 3
Tối thứ năm tuần rồi, cả gia đình em quây quần xem truyền hình và chờ đợi chương trình “Thế giới động vật” vì em được biết chương trình hôm đó giới thiệu về loài két, một loài chim thông minh và có thể nói được tiếng người.
Két là giống chim đặc biệt, khá gắn bó với con người. Khi muốn thuần dưỡng, két phải được nhốt riêng vào một chiếc lồng bằng tre khá lớn và ngày ngày người ta dạy nó tập nói tiếng người. Thân chim không lớn lắm, chỉ nhỉnh hơn cổ tay em một chút. Cái đầu to bằng quả chanh. Cái mỏ quặp màu đỏ to quá cỡ. Đôi mắt tròn xoe linh hoạt, đưa đi đưa lại long lanh như hai giọt nước. Một túm lông mọc chờm trên đỉnh đầu trông như cái mào nhỏ. Két có lông cánh và lông đuôi rất dài, tạo cho nó có dáng thanh thanh uyển chuyển. Từ đầu đến đuôi chim két phủ một màu lông xanh biếc, giống như màu lông của chim bói cá, đẹp tuyệt vời! Con két không ưa hoạt động như chim sơn ca, hoàng anh, sáo sậu. Nó thường đứng im, móng sắc quặp chặt lấy thanh gỗ bắc ngang trong lồng, vẻ mặt trầm ngâm như đang nghĩ ngợi điều gì. Thỉnh thoảng, nó cúi đầu, thong thả uống nước đựng trong chiếc bình hay mổ những hạt ngô, hạt đậu. Ấy thế nhưng chỉ thoáng thấy bóng ai vào nhà là nó nhanh nhẹn hẳn lên. Nếu là người quen, nó mừng rỡ tíu tít như chào đón. Nếu là người lạ, nó kêu to lên: “Có khách! Có khách!” nghe hệt như tiếng người. Món ăn thường ngày của két là những loại hạt như ngô hoặc đậu … Nó cũng thích ăn rau tươi và chuối chín. Lúc ngủ, nó rúc đầu vào cánh, lông xù ra để giữ hơi ấm.
Tuy là lần đầu tiên được xem chú két trên truyền hình nhưng em đã thấy rất thích chú chim này, ước gì em cũng có được một chú két xinh đẹp để bầu bạn và có thể trò chuyện với chú thật là thỏa thích.
Bài văn tả con vật trên truyền hình: Tả con hổ 4
Trên ti vi vừa phát sóng chương trình thế giới động vật về cuộc sống của loài hổ. Đây cũng là lần đầu tiên em được nhìn thấy chúng.
Hổ được coi là chúa sơn lâm vì sức mạnh và tiếng gầm đầy uy lực của nó. Thân hình của nó rất to và rất linh hoạt. Bốn cái chân của nó ngắn hơn so với ngựa, dê hay linh dương nhưng bù lại chân của nó rất to và khỏe. Trong cuộc vật lộn với con linh dương, hổ rất khéo léo dùng chân với những móng vuốt sắc nhọn bấu chặt lấy người con vật xấu số rồi vờn nó đến khi nó lịm hẳn đi. Toàn thân nó khoác lên một bộ lông dày với những khoang đen khoang cam xen kẽ nhau nhìn rất đẹp. Cách phối màu trên thân hình ấy cũng rất tinh tế. Ở những chỗ như : cổ, bên trong chân… có những đám lông màu trắng rất đẹp, nhìn như cây kem bông mà em được ăn mỗi lần lên hồ chơi vậy.
Đôi mắt nó tinh tường lắm. Đôi mắt của nó có thể nhìn thấy rất rõ trong bóng đêm để phát hiện ra nguy hiểm đang rình rập. Những lúc nó săn mồi, đôi mắt ấy khép hờ lại, hơi nhỏ để có thể tập trung cao độ và chắc chắn rằng con mồi sẽ không thể chạy thoát.
Những chiếc răng nanh trắng muốt của nó rất sắc nhọn như những chiếc kim dù chưa bao giờ được mài giũa. Nó dùng bộ hàm ấy để săn mồi và xé thức nhỏ thức ăn. Trên những bàn chân của hổ có những móng vuốt thật sắc nhọn. Móng vuốt ấy không chỉ giúp hổ tự vệ mà còn giúp chúng săn được những con mồi lớn hơn nó một cách dễ dàng.
Em thấy rất thích con hổ này vì nhìn nó vừa đẹp, vừa mạnh mẽ. Em mong có một ngày sẽ được tận mắt nhìn thất một con hổ thực sự.
Bài văn tả con vật trên truyền hình: Tả con gấu trúc 5
Không xem thế giới động vật thì thôi, đã vào thì rất hay gặp và xem những con gấu. Đó là những con vật đáng sợ nhưng trông lại rất hiền lành, dễ thương.
Gấu cũng là một chàng vệ sĩ. Từ chân đến bụng, ngực, phần nào của thân thể nó cũng nở nang, to lớn, khỏe mạnh. Khi đi, gấu giống như một khối thịt đen chùi chũi có bốn chân ngắn ngủn. Đầu gấu dính vào thân bằng một cái cổ to khỏe. Mặt gấu hơi giống hình tam giác, mõm nó giống mõm một con chó lớn. Vì béo quá, hai mắt gấu có vẽ nhỏ lại, trông ti hí, nên gấu có vẻ lờ đờ.
Gấu đi lại chậm chạp. Thỉnh thoảng, đang đi, nó đứng lại, đứng bằng hai chân sau. Lúc ấy, hai chân trước của gấu khua khua để giữ thăng bằng, trông vụng về đến ngộ nghĩnh. Đi lại trên đất một lúc, gấu tiến đến bên cái trụ xây giữa chuồng, cao chừng một mét. Bám hai chân trước rồi hai chân sau vào cột, gấu trèo một cách chậm chạp nhưng chắc chắn. Cuối cùng thì gấu ngồi chễm chệ và gọn gàng trên cái chỗ ngồi nhỏ hẹp dành cho mình, rồi đưa đôi mắt lim dìm bất cần đời nhìn về phía trước mặt.
Nghe nói gấu rất khoái ăn mật ong. Nhưng ở đây thì làm gì có mật ong cho gấu, chỉ có các thứ trái cây thôi. Thỉnh thoảng, trong số khách xem, có người ném cho gấu mấy quả chuối. Đang nằm như ngủ, gấu vội hếch mõm và giơ tay vồ lấy. Nếu vồ trượt, gấu chậm chạp leo xuống nhặt ăn rồi lại leo lên. Gấu làm việc gì cũng có vẻ chậm chạp, ra vẻ ta đây không hề biết sợ ai. Mà gấu còn sợ ai nữa? Với bộ da dày và lớp lông bao phủ đen bóng, dày mượt như những sợi thép, gấu như một pháo đài được bảo vệ hoàn hảo.
Nhìn gấu đi lại chậm chạp trong chuồng, đôi khi là mục tiêu cho những trò chọc phá nghịch ngợm của trẻ con, em thường nghĩ tới hình ảnh những con gấu sống giữa rừng rậm. Ở đó, gấu đúng là một dũng sĩ của rừng xanh.