Bài 5 : Hệ quả địa lý các chuyển động của Trái Đất
Sách chân trời sáng tạo
- Nhiệt đới: mùa xuân và thu thường ngắn và không rõ rệt
- Ôn đới: bốn mùa rõ rệt
- Hàn đới: có một mùa lạnh kéo dài quanh năm
- Nhiệt đới: mùa xuân và thu thường ngắn và không rõ rệt
- Ôn đới: bốn mùa rõ rệt
- Hàn đới: có một mùa lạnh kéo dài quanh năm
Ông cha ta có câu:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Em hiểu thế nào về câu tục ngữ trên?
Đêm tháng năm ngắn, ngày dài
Ngày tháng mười ngắn, đêm dài
Đêm tháng năm ngắn, ngày dài
Ngày tháng mười ngắn, đêm dài
Đêm tháng năm ngắn, ngày dài
Ngày tháng mười ngắn, đêm dài
Câu tục ngữ muốn nói rằng: tháng 5 ngày dài, đêm ngắn nên chưa nằm đã sáng. Đêm tháng 10 dài, ngày ngắn nên chưa cười đã tối.
=> hệ quả địa lí của sự vận động Trái Đất xung quang Mặt Trời.
+ giai đoạn 22/3 đến 23/9 ở bán cầu Bắc thời gian ngày dài hơn đêm.
+ giai đoạn 24/09 đến 20/03 ở bán cầu Bắc ngày ngắn hơn đêm.
Đáp án:
- Tháng 5 ngày dài , đêm ngắn
- Tháng 10 ngày ngắn, đêm dài
“ Ở xích đạo, quanh năm có độ dài ngày và đêm bằng nhau, càng xa Xích đạo, sự chênh lệch giữa ngày và đêm càng lớn”. Đúng hay sai?
Đúng, vì trục Trái Đất đi qua tâm của mặt phẳng xích đạo, nên tại xích đạo luôn có ngày và đêm bằng nhau. Trục của Trái Đất luôn nghiêng một góc 66o33’ và không đổi phương, nên đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất, làm cho độ dài ngày đêm càng chênh lệch, càng về cực càng lớn.
Đáp án: Đúng
Chọn X vào đáp án đúng
Nếu trục của Trái Đất không nghiêng trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời, thì có hiện tượng mùa như hiện nay hay không?
Không
Không
Không
Không, vì nếu trục Trái Đất không nghiêng mà thẳng góc với mặt phẳng quỹ đạo thì góc chiếu của tia sáng mặt trời đến từng vĩ độ trên Trái Đất (trong một năm) không thay đổi, do đó sẽ không có các mùa khác nhau trong năm.
Đáp án:
- Không
Khi Trái Đất tự quay, nơi nào trên Trái Đất có vận tốc quay lớn nhất?
Nơi có vận tốc quay lớn nhất Trái Đất là xích đạo, và nhỏ nhất ở cực.
Mỗi múi giờ cách nhau bao nhiêu độ kinh tuyến?
Người ta chia Trái Đất thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Gọi là giờ múi.
Câu 5: Vào ngày 22/6 tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc tại đâu?
Vào ngày 22/6, Mặt Trời lên thiên đỉnh tại chí tuyến Bắc, tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc tại chí tuyến Bắc.
Tại sao vào ngày 22/6, các địa điểm ở bán cầu Bắc có hiện tượng ngày dài đêm ngắn?
Vào ngày 22/6, các địa điểm ở bán cầu Bắc có hiện tượng ngày dài đêm ngắn do trục Trái Đất nghiêng so với đường phân chia sáng tối (hay đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất).
Cụ thể, ngày 22/6 nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, đường phân chia sáng tối đến sau vòng cực Bắc, làm cho ngày ở bán cầu Bắc dài ra, đêm ngắn lại.
Ngày địa cực xảy ra từ khoảng ...............
Ngày địa cực và đêm địa cực có ở các địa điểm từ vòng cực đến hai cực.
Mùa là gì?
Mùa là khoảng thời gian trong năm, có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
Bốn mùa trong năm thể hiện rõ nhất ở vùng nào?
Bốn mùa trong năm thể hiện rõ nhất ở vùng ôn đới.
Mùa ở nước ta thể hiện rõ nhất ở miền nào?
Mùa ở nước ta thể hiện rõ nhất ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, với đủ bốn mùa trong năm. Tuy nhiên, bốn mùa ở nước ta khác với bản chất mùa ở các vùng vĩ độ ôn đới.
Ở đâu trên Trái Đất có sáu tháng là ngày và sáu tháng là đêm?
Hiện tượng sáu tháng ngày, sáu tháng đêm chỉ xảy ra ở vùng cực.
Thời gian các mùa trong năm ở Việt Nam như thế nào so với cách tính mùa thông thường?
Ở Việt Nam, thời gian bắt đầu của các mùa được sớm hơn khoảng 45 ngày do tính theo âm – dương lịch.
Cho nhận định sau:
“Vào ngày 22/12, các địa điểm ở bán cầu Bắc có đêm dài hơn ngày, các địa điểm ở bán cầu Nam có ngày dài hơn đêm”. Đúng hay sai?
Đúng, vì vào ngày 22/12 Mặt Trời lên thiên đỉnh tại chí tuyến Nam, nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, nên có ngày dài hơn đêm, ngược lại bán cầu Bắc chếch xa Mặt Trời có đêm dài hơn ngày.
Đáp án: Đúng
Tìm 3 lỗi sai trong đoạn văn sau:
Do trục của Trái Đất khi chuyển động quanh Mặt Trời luôn
vuông góc
với mặt phẳng quỹ đạo một góc khoảng 66o33’
được lấy làm giờ quốc tế,
gọi là giờ GMT
và không đổi phương.
Nên có lúc nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời,
có lúc nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời.
Sự giống nhau
về thời gian chiếu sáng
và lượng nhiệt thu nhận được
ở mỗi bán cầu trong năm,
sinh ra hiện tượng
ngày và đêm.
Do trục của Trái Đất khi chuyển động quanh Mặt Trời luôn
vuông góc
với mặt phẳng quỹ đạo một góc khoảng 66o33’
được lấy làm giờ quốc tế,
gọi là giờ GMT
và không đổi phương.
Nên có lúc nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời,
có lúc nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời.
Sự giống nhau
về thời gian chiếu sáng
và lượng nhiệt thu nhận được
ở mỗi bán cầu trong năm,
sinh ra hiện tượng
ngày và đêm.
* Tìm lỗi
Do trục của Trái Đất khi chuyển động quanh Mặt Trời luôn vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo một góc khoảng 66o33’ và không đổi phương. Nên có lúc nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có lúc nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời.
Sự giống nhau về thời gian chiếu sáng và lượng nhiệt thu nhận được ở mỗi bán cầu trong năm, sinh ra hiện tượng ngày và đêm.
* Sửa lỗi
Do trục của Trái Đất khi chuyển động quanh Mặt Trời luôn nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc khoảng 66o33’ và không đổi phương. Nên có lúc nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có lúc nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời.
Sự khác nhau về thời gian chiếu sáng và lượng nhiệt thu nhận được ở mỗi bán cầu trong năm, sinh ra hiện tượng mùa.