Bài 39 : Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Sách chân trời sáng tạo

Đổi lựa chọn

Câu 21 Trắc nghiệm

Làm thế nào để hạn chế sự cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên khoáng sản trong quá trình phát triển kinh tế ?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Khoáng sản là nguồn tài nguyên quan trọng khó có thể thay thế và được sử dụng trong hầu hết các ngành sản xuất kinh tế công nghiệp. Vì vậy, việc hạn chế khai thác hay hạn chế sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản là biện pháp chưa hợp lí và không mang tính khả thi hiện nay.

=> Biện pháp hợp lí và hiệu quả nhất là phải sử dụng thật tiết kiệm, sử dụng tổng hợp, đồng thời sản xuất các vật liệu thay thế (chất dẻo tổng hợp).

Câu 22 Trắc nghiệm

Có thể nói giá trị và vai trò của mỗi loại tài nguyên thiên nhiên là khác nhau và có sự biến đổi theo thời gian, điều này phụ thuộc nhiều nhất vào:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

- Liên hệ về sự phát triển của xã hội loài người: thời kì nguyên thủy: con người sử dụng kim loại với mục đích làm công cụ kiếm ăn. Với sự phát triển của lực lượng sản xuất và kho học công nghệ, đặc biệt là sự phát triển ngành công nghiệp hiện đại =>  kim loại không chỉ là công cụ thô sơ trong đời sống, nó còn được sử dụng làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế (sản xuất ra nhiều thiết bị máy móc hiện đại, linh kiện máy tính, điện tử, máy bay…).

- Tương tự: dầu mỏ -> từ công dụng phổ biến nhất là làm nhiên liệu đốt cháy, nhờ các ứng dụng khoa học kĩ thuật -> phát hiện ra nhiều công dụng mới, nhờ thế dầu mỏ còn được sử dụng làm nguyên liệu chế tạo ra rất nhiều sản phẩm khác như: hóa chất (nước hoa), nhựa, chất dẻo tổng hợp, phẩm màu….

=> Có thể nói giá trị và vai trò của mỗi loại tài nguyên thiên nhiên là khác nhau và có sự biến đổi theo thời gian, điều này phụ thuộc nhiều nhất vào: trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và các tiến bộ về khoa học kĩ thuật.

Câu 23 Trắc nghiệm

Sự phát triển của khoa học kĩ thuật làm cho danh mục tài nguyên thiên nhiên có xu hướng:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Sự phát triển của khoa học kĩ thuật làm cho danh mục tài nguyên thiên nhiên có xu hướng mở rộng. Khoa học kĩ thuật phát triển giúp con người chế tạo hoặc phát hiện ra nhiều nguồn tài nguyên mới, đồng thời nâng cao giá trị sử dụng các tài nguyên.

Ví dụ:

- Khoa học công nghệ tạo ra nhiều vật liệu mới thay thế (như sợi dẻo tổng hợp, polyme, vật liệu bán dẫn….).

- Bên cạnh nguồn dầu mỏ truyền thống thì với khoa học kĩ thuật hiện đại, Hoa Kỳ đã phát hiện ra nguồn tài nguyên dầu đá phiến ở dưới sâu lòng đất => bổ sung thêm nguồn năng lượng quan trọng cho thế giới hiện nay.

=> Như vậy, sự phát triển của khoa học kĩ thuật làm cho danh mục tài nguyên thiên nhiên có xu hướng mở rộng.     

Câu 24 Trắc nghiệm

Hoạt động đánh bắt quá mức đã khiến nguồn lợi thủy sản ven bờ của nước ta bị suy giảm nghiêm trọng. Biện pháp quan trọng nhất để hạn chế suy giảm nguồn lợi thủy sản ven bờ ở nước ta hiện nay là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Đánh bắt thủy sản từ lâu là nguồn thu nhập chính của phần lớn ngư dân nước ta. Nguồn lợi thủy sản ven bờ suy giảm, đòi hỏi người dân phải tìm kiếm các ngư trường khác ở ngoài khơi xa để khai thác, điều này cũng đòi hỏi việc đổi mới phương tiện tàu thuyền hiện đại với công suất lớn hơn.

=> Như vậy, biện pháp hợp lí nhất để hạn chế suy giảm thủy sản ven bờ đồng thời đảm bảo phát triển kinh tế cho ngư dân nước ta là: đầu tư phương tiện đánh bắt hiện đại, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.

Câu 25 Trắc nghiệm

Môi trường tự nhiên có vai trò rất quan trọng đối với xã hội loài người nhưng không phải là nguyên nhân quyết định sự phát triển của xã hội loài người vì

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

- Môi trường tự nhiên có trước và được hình thành cách đây 15 tỷ năm, nhưng nếu không có sự tác động của con người thì nó mãi là điều kiện tự nhiên, không phát huy hết giá trị sử dụng.

- Sự xuất hiện của loài người, từ những phát minh đầu tiên về lửa, nước (cách mạng 1.0) cho đến nguồn năng lượng điện (cách mạng 2.0) đã đưa xã hội loài người phát triển ở thời kì mới, văn minh hơn. Sau đó là cuộc cách mạng điện tử - tin học (3.0), tạo ra nhiều sản phẩm điện tử có giá trị cao trong xử lí truyền dẫn dữ liệu, kết nối con người trên Trái Đất với nhau, hay còn gọi là thế giới phẳng (các vi mạch điện tử, máy tính, điện thoại thông minh…).

- Cho đến nay, một cuộc cách mạng mới được bùng nổ và phát triển ở trình độ cao hơn, đó là cách mạng 4.0 (cách mạng sinh học, năng lương và công nghệ số) -> con người đã tạo ra nhiều sản phẩm vượt trội hơn, các nguồn vật liệu mới, nguyên liệu mới thay thế nguyên liệu tự nhiên; các mô hình nhân tạo thông minh (tạo ra não người; robot thông minh…)

=> Như vậy có thể thấy sự phát triển của môi trường tự nhiên bao giờ cũng diễn ra chậm hơn sự phát triển của xã hội loài người. Môi trường tự nhiên có vai trò rất quan trọng đối với xã hội loài người nhưng không phải là nguyên nhân quyết định sự phát triển của xã hội loài người.