• Lớp Học
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Hai biển hồ Người ta bảo ở bên Palextin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Ai ai cũng đều không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này. Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người... (Quà tặng cuộc sống - Nhà xuất bản Trẻ, 2007) Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2 (0,5 điểm). Theo tác giả, vì sao biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết? Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát.” Câu 4 (1,0 điểm). Em rút ra được bài học gì từ văn bản trên?

2 đáp án
5 lượt xem

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi 19.5.1970 Được thư Mẹ … Mẹ của con ơi, mỗi dòng chữ, mỗi lời nói của mẹ thấm nặng yêu thương, như những dòng máu chảy về trái tim khao khát nhớ thương của con. Ôi! Có ai hiểu long con ao ước được về sống giữa gia đình, dù chỉ là giây lát đến mức nào không? Con vẫn hiểu điều đó từ lúc bước chân lên chiếc ô tô đưa con vào con đường bom đạn. Nhưng con vẫn gia đi vì lí tưởng. Ba năm qua trên từng chặng đường con bước, trong muôn vàn âm thanh hỗn hợp của chiến trường, bao giờ cũng có một âm thanh dịu dàng tha thiết mà sao có một âm lượng cao hơn tất cả mọi đạn bom sấm sét vang lên trong lòng con. Đó là tiếng nói của miền Bắc yêu thương, của mẹ, của ba, của em, của tất cả. Từ hàng lim xào xạc bên đường Đại La, từ tiếng sóng sông Hồng dào dạt vỗ đến cả âm thanh hỗn tạp của cuộc sống Thủ đô vẫn vang vọng trong con không một phút nào nguôi cả. (Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005, trang 243) Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2: Văn bản thể hiện tình cảm nào của liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm? Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong câu văn: “Từ hàng lim xào xạc bên đường Đại La, từ tiếng sóng sông Hồng dào dạt vỗ đến cả âm thanh hỗn tạp của cuộc sống Thủ đô vẫn vang vọng trong con không một phút nào nguôi cả.” Câu 4: “Lí tưởng” mà Đặng Thùy Trâm nhắc đến trong văn bản trên là gì?

1 đáp án
7 lượt xem

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu : “Không chỉ học ở trường lớp, chúng ta còn có thể học hỏi từ chính những trải nghiệm trong cuộc sống, dưới nhiều hình thức. Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp. Đối với một số người, việc học kéo dài liên tục và suốt đời, không hề có một giới hạn nào cho sự học hỏi. Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng. Nhà văn Conrad Squies luôn tâm niệm: “Học hỏi giống như sự hình thành các cơ bắp trong lĩnh vực kiến thức, tạo nền tảng cho sự thông thái, khôn ngoan”. Và dĩ nhiên, để thành công trong cuộc sống, để sống bình an trong một thế giới đầy biến động như hiện nay thì bạn cần phải trải nghiệm để tích lũy kinh nghiệm sống, để nâng cao những kỹ năng làm việc của bản thân mình.” (Theo Cho đi là còn mãi – Azim Jamal & Harvey McKinnon, biên dịch : Huế Phương, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm 2017, tr. 67) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Xác định biện pháp tu từ so sánh trong đoạn trích. Câu 3. Em có đồng tình với quan niệm của tác giả :“Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp.” ? Vì sao? Câu 4. Em hiểu thế nào về ý kiến : “Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng.”

2 đáp án
7 lượt xem

Câu 4: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem kém thua bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy…

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại nào của truyện dân gian? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. Nhân vật chính trong truyện là ai?

b. Xác định từ theo cấu tạo trong câu sau: “Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức”.

c. Đoạn văn trên kể về sự việc gì?

d. Tìm các từ mượn trong đoạn văn trên và cho biết nguồn gốc của các từ mượn đó.

e. Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về cái vươn vai thần kì của thánh Gióng.

2 đáp án
8 lượt xem

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Bà tôi Bà tôi ngồi cạnh tôi, chải đầu. Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xõa xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên tay, bà đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày. Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng, và như những đóa hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống. Khi bà mỉm cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui. Mặc dù trên đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn, khuôn mặt của bà tôi hình như vẫn tươi trẻ. (Theo Mác-xim Go-rơ-ki) Câu 1: Hình ảnh người bà trong đoạn trích trên được miêu tả qua những đặc điểm nào? Câu 2: Cho biết hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong câu văn sau: Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông. Câu 3: Xác định và nêu tác dụng của phép liên kết trong hai câu văn sau: Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng, và như những đóa hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống. Câu 4: Qua văn bản trên em cảm nhận được tình cảm gì của tác giả?

2 đáp án
4 lượt xem
2 đáp án
5 lượt xem

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: (I) Mỗi người đều có một ước mơ riêng cho mình. Có những ước mơ nhỏ nhoi như của cô bé bán diêm trong truyện cổ An-đéc-xen: một mái nhà trong đêm đông giá buốt. Cũng có những ước mơ lớn lao làm thay đổi cả thế giới như của tỷ phú Bill Gates. Mơ ước khiến chúng ta trở nên năng động một cách sáng tạo./ Nhưng chỉ mơ thôi thì chưa đủ. Ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện ước mơ... Tất cả chúng ta đều phải hành động nhằm biến ước mơ của mình thành hiện thực. (II) [...] Ngày bạn thôi mơ mộng là ngày cuộc đời bạn mất hết ý nghĩa. Những người biết ước mơ là những người đang sống cuộc sống của các thiên thần. Ngay cả khi giấc mơ của bạn không bao giờ trọn vẹn, bạn cũng sẽ không phải hối tiếc vì nó. Như Đôn Ki-hô-tê đã nói: “Việc mơ những giấc mơ diệu kỳ là điều tốt nhất một người có thể làm”. (III) Tôi vẫn tin vào những câu chuyện cổ tích - nơi mà lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ sẽ được đền đáp. Hãy tự tin tiến bước trên con đường mơ ước của bạn. (Trích Quà tặng cuộc sống , NXB TP.HCM, 2016, tr. 56-57) Câu 1: Trong đoạn trích trên, tác giả sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2: Tác giả đã chứng minh những ước mơ riêng của mỗi người bằng dẫn chứng nào trong đoạn (I)? Câu 3: Em có đồng tình với ý kiến “Tất cả chúng ta đều phải hành động nhằm biến ước mơ của mình thành hiện thực” không? Vì sao?

2 đáp án
5 lượt xem