• Lớp Học
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những mơ ước rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò — lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ? Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như mọt ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức… (Theo Phạm Lữ Ân, “Nếu biết trăm năm là hữu hạn”, NXB Hội Nhà văn) 1. Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Nội dung của đoạn trích là gì? 2. Cho câu: “Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn.” a) Xét theo mục đích nói, câu văn trên thuộc kiểu câu gì? b) Câu văn trên thực hiện hành động nói nào?

2 đáp án
7 lượt xem
2 đáp án
6 lượt xem

Nhiều người Việt ở khắp nơi trên thế giới đã mang lại niềm tự hào cho dân tộc mình bằng những phát minh khoa học có ý nghĩa to lớn với nhân loại. Giáo sư tiến sĩ Hùng Nguyễn công tác tại Trường đại học Sydney Úc là một trong số 9 người được thế giới vinh doanh năm 2011. Ông đã có những đóng góp tích cực trong việc phát minh ra hàng loạt những thiết bị y tế, phục vụ cho việc khám, chữa bệnh. Các thiết bị đó đã giúp bệnh nhân phần nào vượt qua đc những đau đớn cũng như những khó khăn trong cuộc sống hằng ngày. Một trong những phát minh có tính đột phá, mang lại rất nhiều sự hữu ích cho bệnh nhân là công nghệ chế tạo xe lăn thông minh. Chiếc xe lăn đó đc thiết kế như một rô bốt chuyển động, có thể tránh các chướng ngại vật mà nó nhìn thấy thông qua ca-mê-ra cài trên xe. Xe có thể di chuyển dựa trên mệnh lệnh từ việc lắc đầu, đưa ánh mắt hay thậm chí từ những suy nghĩ của người dùng. Chủ nhân của chiếc xe này sẽ ko còn phải khó khăn trong việc điều chỉnh bánh lái theo ý mình, ko phải dùng lực của phần cơ thể ko bị liệt để có thể điều khiển đc chiếc xe. Họ sẽ đỡ phải đau đớn và sẽ có niềm tin vào cuộc sống hơn. C3: Các phát minh của giáo sư Hùng Nguyễn và các cộng sự có ý nghĩa như thế nào ? C4: Nêu suy nghĩ, cảm xúc của em khi biết nhiều người việt đã cống hiến những phát minh khoa học có ý nghĩa to lớp với nhân loại ? Mọi người đọc đoạn văn trên rồi giúp em giải bài tập với ạ!!!

2 đáp án
6 lượt xem

Nhiều người Việt ở khắp nơi trên thế giới đã mang lại niềm tự hào cho dân tộc mình bằng những phát minh khoa học có ý nghĩa to lớn với nhân loại. Giáo sư tiến sĩ Hùng Nguyễn công tác tại Trường đại học Sydney Úc là một trong số 9 người được thế giới vinh doanh năm 2011. Ông đã có những đóng góp tích cực trong việc phát minh ra hàng loạt những thiết bị y tế, phục vụ cho việc khám, chữa bệnh. Các thiết bị đó đã giúp bệnh nhân phần nào vượt qua đc những đau đớn cũng như những khó khăn trong cuộc sống hằng ngày. Một trong những phát minh có tính đột phá, mang lại rất nhiều sự hữu ích cho bệnh nhân là công nghệ chế tạo xe lăn thông minh. Chiếc xe lăn đó đc thiết kế như một rô bốt chuyển động, có thể tránh các chướng ngại vật mà nó nhìn thấy thông qua ca-mê-ra cài trên xe. Xe có thể di chuyển dựa trên mệnh lệnh từ việc lắc đầu, đưa ánh mắt hay thậm chí từ những suy nghĩ của người dùng. Chủ nhân của chiếc xe này sẽ ko còn phải khó khăn trong việc điều chỉnh bánh lái theo ý mình, ko phải dùng lực của phần cơ thể ko bị liệt để có thể điều khiển đc chiếc xe. Họ sẽ đỡ phải đau đớn và sẽ có niềm tin vào cuộc sống hơn. C3: Các phát minh của giáo sư Hùng Nguyễn và các cộng sự có ý nghĩa như thế nào ? C4: Nêu suy nghĩ, cảm xúc của em khi biết nhiều người việt đã cống hiến những phát minh khoa học có ý nghĩa to lớp với nhân loại ? Mọi người đọc đoạn văn trên rồi giúp em giải bài tập với ạ!!!

1 đáp án
6 lượt xem
2 đáp án
4 lượt xem

Đề 3 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi : ( ... ) Sơn Tinh có một mắt ở trán, Thuỷ Tinh râu ria quăn xanh rì. Một thần phi bạch hổ trên cạn, Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi. Hai thần bên cửa thành thi lễ, Hùng Vương âu yếm nhìn con yêu. Nhưng có một nàng mà hai rể, Vua cho rằng thế cũng hơi nhiều! Thuỷ Tinh khoe thần có phép lạ, Dứt lời, tay hất chòm râu xanh, Bắt quyết hò mây to nước cả, Dậm chân rung khắp làng gần quanh. Ào ào mưa đổ xuống như thác, Cây xiêu, cầu gẫy, nước hò reo, Lăn, cuốn, gầm, lay, tung sóng bạc, Bò, lợn, và cột nhà trôi theo. Mỵ Nương ôm Hùng Vương kinh hãi. Sơn Tinh cười, xin nàng đừng lo, Vung tay niệm chú. Núi từng dải, Nhà lớn, đồi con lổm cổm bò. Chạy mưa. Vua tuỳ con kén chọn. Mỵ Nương khép nép như cành hoa "Con đây phận đào tơ bé mọn, Nhân duyên cúi để quyền mẹ cha Vua nghĩ lâu hơn bàn việc nước, Rồi bảo mai lửa hồng nhuốm sương Lễ vật thần nào mang đến trước, Vui lòng vua gả nàng Mỵ Nương. ... ( Theo Nguyễn Nhược Pháp ) Câu 1. Đoạn thơ trên khiến em liên tưởng đến văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 6? Thể loại của văn bản đó? Câu 2. Đoạn trích trên kể về sự việc gì? Câu 3. Hai vị thần được nói đến trong đoạn trích trên là những ai? Hãy nêu ngắn gọn đặc điểm của hai vị thần ấy? Câu 4. Trong hai câu thơ: Lễ vật thần nào mang đến trước, Vui lòng vua gả nàng Mỵ Nương. Từ “lễ vật” có nghĩa là gì? “Lễ vật” mà nhà vua yêu cầu bao gồm những gì? Câu 5. Hãy nhập vai vào một trong hai vị thần và kể lại cuộc giao tranh quyết liệt bằng đoạn văn từ 8 – 10 câu. Trong đoạn có sử dụng 02 cụm động từ. (Gạch chân và chú thích) Câu 6. Câu chuyện “vua Hùng kén rể” đã gián tiếp giải thích nguồn gốc của hiện tượng lũ lụt trong đời sống theo góc nhìn dân gian. Theo em, hiện nay, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, nhân dân ta đã sáng tạo ra những cách thức nào để chế ngự thiên tai – lũ lụt ? Hãy nêu 02 cách mà em biết.

1 đáp án
5 lượt xem

Đề 1 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi phía dưới: Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa . Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh , trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh . Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thực sự. Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi. Khi cần, tôi có thể mở khuy và xắn tay áo lên gọn gàng. Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba ... Lúc tôi mặc đến trường, các bạn và cô giáo đều gọi tôi là “chú bộ đội ”. Có bạn hỏi : “ Cậu có cái áo thích thật! Mua ở đâu thế ?”. “ Mẹ tớ may đấy ! ” – Tôi hãnh diện trả lời. Ba hi sinh trong một lần tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc, như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc áo quân phục cũ của ba. Mấy chục năm đã qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và cả gia đình tôi. (Theo Phạm Hải Lê Châu) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt và đặt cho văn bản một nhan đề phù hợp. Câu 2. Xác định chủ ngữ , vị ngữ và cấu tạo của vị ngữ trong câu văn sau : Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và cả gia đình tôi . Câu văn trên có phải là câu trần thuật đơn không ? Vì sao ? Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ trong những câu văn sau : Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh . Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương. Câu 4. Mỗi một món quà đều ít nhiều chứa đựng trong nó những câu chuyện , những kỉ niệm đáng nhớ. Em hãy viết một đoạn văn (từ 10 đến 12 câu tả về một món quà tuổi thơ mà mình yêu thích nhất. Trong đoạn văn có sử dụng 02 cụm tính từ. (Gạch chân và chú thích rõ). GIÚP EM VỚI Ạ :((((((((((

1 đáp án
5 lượt xem

Câu 1: Dòng nào dưới đây chứa toàn từ nhiều nghĩa ? Đồng nội, đồng hương, đồng lúa Nóng bức, nóng tính, nóng vội Đường làng, cân đường, đường kính Câu 2: Câu văn “ Nếu soi mình trong hạt sương, ta sẽ thấy ở đó cả vườn cây, dòng sông và bầu trời mùa thu xanh biếc..” có những quan hệ từ nào? A. nếu, trong, sẽ, ở, và. B. nếu, sẽ, ở, và. C. nếu, trong, ở, và Câu 3: Từ “mẹ” trong câu nào sau đây là đại từ? A. Mẹ em năm nay ngoài 40 tuổi. B. Cuộc sống vất vả làm đôi bàn tay mẹ chai sần. C. Sáng chủ nhật mẹ đi họp phụ huynh cho con nhé! Câu 4: Câu nào dưới đây là câu ghép A. Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên. B. Những con sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào. C. Những cánh buồn nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Câu 5: Dòng nào chứa từ viết sai chính tả? A. chần chừ, treo leo, gian lận, lao xao, nôn nao B. nóng nảy, lê la, xổ số, chông chênh, giòn giã C. tranh giành, trì trệ, nôn nao, xao xuyến, sấn sổ Câu 6 : Câu văn sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Mùa xuân, những chiếc lá non chẳng khác nào bàn tay em bé, vẫy vẫy theo gió xuân nhè nhẹ. A. so sánh B. nhân hóa C. so sánh và nhân hoá Câu 7: Từ “chiều” trong những câu nào là từ nhiều nghĩa? 1. Trái đất quay ngược chiều kim đồng hồ 2. Nắng chiều phủ nhẹ lên những vạt ngô khiến chúng nhuộm màu vàng nhạt. 3. Khi tuổi đã xế chiều, người ta thường nghĩ về quê hương. A. câu 1 và câu 2 B. câu 2 và câu 3 C. câu 3 và câu 1 Câu 8: Chủ ngữ của câu văn: “Những tia nắng xuân đầu tiên như những ngón tay hồng nhẹ nhàng gõ cửa đánh thức vạn vật, muôn loài bừng tỉnh giấc say” là: A. Những tia nắng xuân B. Những tia nắng xuân đầu tiên C. Những tia nắng xuân đầu tiên như những ngón tay hồng Câu 9: Trong câu:" Khi con thấy họ khóc, hãy nói với họ con yêu họ biết bao và nếu họ vẫn khóc, con hãy làm cho trái tim họ được bình yên." Dấu phẩy thứ hai có tác dụng gì? A. Ngăn cách các vế trong câu ghép. B. Ngăn cách trạng ngữ với bộ phận chính của câu. C. Ngăn cách các vị ngữ trong câu. Câu 10. Trong các dòng sau, dòng nào đều là từ ghép? A. phong cảnh, hoan hỉ, thúng mủng, mùa thu; B. mùa thu, phong cảnh, học tốt, bông hoa; C. mùa thu, phong cảnh, long lanh, thúng mủng; D. hoan hỉ, mùa thu, thúng mủng, núi cao; Câu 11: Trong câu văn: "Chị Loan ăn nói thật thà, dễ nghe." Từ "thật thà" trong câu trên là: A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Đại từ Câu 12: Từ nào viết sai chính tả? A. lâng lâng B. nâng nâng C. nâng niu D. nâng đỡ Câu 13: Nhóm từ nào dưới đây chỉ toàn các từ ghép? A. mong mỏi, tươi tốt, đi đứng, xanh xám, ấp ủ B. khôn khéo, tươi tốt, xanh xám, ấp ủ, cần mẫn C. tươi tắn, nhí nhảnh, lất phất, ấp úng, xanh xao Câu 14: Từ “bạc” trong 2 câu: “Đừng xanh như lá, bạc như vôi.” và “Anh ta là một kẻ bạc tình, bạc nghĩa.” có quan hệ với nhau như thế nào? A. Từ đồng nghĩa B. Từ đồng âm C. Từ nhiều nghĩa Câu 15: Câu sau có mấy vế câu : “Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh.” A. 2 vế B. 3 vế C. 4 vế Câu 16: Cặp từ trái nghĩa nào dưới đây được dùng để tả trạng thái: A. sung sướng - khổ đau B. vạm vỡ - gầy gòC. hèn nhát - dũng cảm Câu 17: Trong các nhóm từ dưới đây, nhóm từ nào toàn là từ ghép ? A. Chập chững, chùa chiền, buôn bán, hớt ha hớt hải, róc rách B. Học hành, chân chính, thích thú, thung lũng, bạn bè C. Tươi tốt, trắng trẻo, mát mắt, mát mẻ, cao ráo D. Thướt tha, trong trắng, gậy gộc, nhỏ nhẹ, sạch sành sanh Câu 18: Từ nào viết đúng chính tả? A. nao lòng B. lo ấm C. nề lối D. lên người Câu 19: Các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu: “Đàn chim én, bằng cái giọng ngọt ngào, trong trẻo, báo hiệu mùa xuân đến.” được sắp xếp theo thứ tự nào sau đây? A. Trạng ngữ, vị ngữ - chủ ngữ B. Trạng ngữ, chủ ngữ - vị ngữ C. Chủ ngữ, trạng ngữ, vị ngữ D. Chủ ngữ - vị ngữ, trạng ngữ Câu 20: Cặp từ nào dưới đây là cặp từ láy trái nghĩa ?A. mênh mông - chật hẹp B. mập mạp - gầy gò C. mạnh khoẻ - yếu ớt D. cứng cỏi - mềm mỏng Ai giúp mik với mik cảm ơn

2 đáp án
4 lượt xem