Ngày xưa, khi tạo ra người Mẹ đầu tiên trên thế gian, ông Trời đã làm việc miệt mài suốt sáu ngày liền, quên ăn quên ngủ mà vẫn chưa xong việc.Thấy vậy một vị thần bèn hỏi:“Tại sao ngài lại mất quá nhiều thời giờ cho tạo vật này?” Ông Trời đáp: “Ngươi thấy đấy. Đây là một tạo vật cực kì phức tạp gồm hơn hai trăm bộ phận có thể thay thế nhau và cực kì bền bỉ, nhưng lại không phải là gỗ đá vô tri vô giác. Tạo vật này có thể sống bằng nước lã và thức ăn thừa của con, nhưng lại đủ sức ôm ấp trong vòng tay nhiều đứa con cùng một lúc. Nụ hôn của nó có thể chữa lành mọi vết thương, từ vết trầy trên đầu gối cho tới một trái tim tan nát. Ngoài ra ta định ban cho vật này có sáu đôi tay” Vị thần nọ ngạc nhiên: “Sáu đôi tay? Không thể tin được!”. Ông Trời đáp lại: “Thế còn ít đấy. Nếu nó có ba đôi mắt cũng chưa chắc đã đủ”. “Vậy thì ngài sẽ vi phạm các tiêu chuẩn về con người do chính ngài đặt ra trước đây”, vị thần nói. Ông Trời gật đầu thở dài: “Đành vậy. Sinh vật này là vật ta tâm đắc nhất trong những gì ta đã tạo ra, nên ta dành mọi sự ưu ái cho nó. Nó có một đôi mắt nhìn xuyên qua cánh cửa đóng kín và biết được lũ trẻ đang làm gì. Đôi mắt thứ hai ở sau gáy để nhìn thấy mọi điều mà ai cũng nghĩ là không thể biết được. Đôi mắt thứ ba nằm trên trán để nhìn thấu ruột gan của những đứa con lầm lạc. Và đôi mắt này sẽ nói cho những đứa con đó biết rằng Mẹ chúng luôn hiểu, thương yêu và sẵn sàng tha thứ cho mọi lỗi lầm của chúng, dù bà không hề nói ra”. Vị thần nọ chạm vào tạo vật mà ông Trời đang bỏ công cho ra đời và kêu lên: “Tại sao nó lại mềm mại đến thế?”. Ông trời đáp: “ Vậy là ngươi chưa biết. Tạo vật này rất cứng cỏi. Ngươi không thể tưởng tượng nổi những khổ đau mà tạo vật này sẽ chịu đựng và những công việc mà nó phải hoàn tất trong cuộc đời.” Vị thần dường như phát hiện ra điều gì, bèn đưa tay sờ lên má người Mẹ đang được ông Trời tạo ra “Ồ, thưa ngài. Hình như ngài để rơi cái gì ở đây”. “Không phải. Đó là những giọt nước mắt đấy”, ông Trời thở dài. “Nước mắt để làm gì, thưa ngài?”, vị thần hỏi. “Để bộc lộ niềm vui, nỗi buồn, sự thất vọng, đau đớn, đơn độc và cả lòng tự hào – những thứ mà người Mẹ nào cũng sẽ trải qua”. Câu 1 : Nêu PTBD và ngôi kể của câu chuyện Câu 2: Chỉ ra yêu tố kì ảo trong câu chuyện Câu 5: Ý nghĩa nào em rút ra từ câu chuyện Câu 9: Ghi lại một kỉ niệm với mẹ mà em nhớ mãi. helppp me giúp em vs ạk em sẽ cho ctlhn ạk nhưng ko đc spam ạ
1 câu trả lời
Câu 1.
PTBĐ: Tự sự
Câu 2. Các yếu tố kì ảo:
ông Trời đã làm việc miệt mài suốt sáu ngày liền, quên ăn quên ngủ mà vẫn chưa xong việc.
Nụ hôn của nó có thể chữa lành mọi vết thương, từ vết trầy trên đầu gối cho tới một trái tim tan nát.
Ngoài ra ta định ban cho vật này có sáu đôi tay
Câu 5.
→ Ý nghĩa: Phải biết yêu thương mẹ và đừng để làm mẹ phụ lòng
Câu 9.
Trong đời, ai mà không từng mắc phải những lỗi lầm nào đó khiến bố mẹ phải phiền lòng, tôi cũng vậy. Nhưng qua lỗi lầm đó, tôi đã nhận ra được một bài học thật đáng giá. Mẹ tôi năm nay đã bốn mươi tuổi. Dấu vết của thời gian đã in hằn lên khuôn mặt của mẹ. Làn da đã điểm những nốt tàn nhang. Nước da không còn trắng hồng như trước đây. Dáng người mẹ khá đầy đặn - đó phải chăng là dấu ấn của thời gian? Mẹ tôi là một công nhân của một xưởng may nhỏ nằm trong thành phố. Công việc thường ngày của mẹ vô cùng bận rộn. Nhưng mẹ vẫn dành thời gian về nhà để nấu cơm cho cả gia đình. Đối với mẹ, bữa tối chính là lúc cả gia đình sum họp sau một ngày làm việc hay học tập vất vả. Nhưng lúc ấy, có lẽ là khoảng thời gian vui vẻ nhất khi cả nhà được quây quần bên nhau, ăn bữa cơm ngon lành do mẹ nấu và trò chuyện. Tôi còn nhớ một kỉ niệm sâu sắc về mẹ trong tuổi thơ của mình. Hồi ấy, dù là con gái nhưng tôi lại rất nghịch ngợm. Năm lớp năm, tôi thường tham gia cùng các bạn con trai vào những trò nghịch phá. Một lần, bị cô giáo bắt gặp. Cô đã kiểm điểm nhóm chúng tôi trước cả lớp và nói rằng sẽ trao đổi với phu huynh. Khi đó, vì còn nhỏ nên tôi chỉ cảm thấy sợ hãi. Nhưng trong lòng thì chẳng cảm thấy có lỗi. Sau khi cô giáo đến nhà và trao đổi xong, mẹ đã gọi tôi đến và nhắc nhở. Chính vào lúc đó, tôi đã có những thái độ và lời nói không lễ phép với mẹ. Đến khi nhận được lá thư của bố viết cho tôi. Bố đã nghiêm khắc phê bình thái độ đó của tôi. Và kể lại những kỉ niệm khi tôi còn thơ ấu, mẹ đã phải thức suốt đêm để chăm sóc cho tôi ở bệnh viện khi tôi bị ốm. Bức thư của bố khiến tôi vô cùng xúc động và cảm thấy có lỗi. Chiều hôm ấy, khi mẹ đi làm về, tôi ngập ngừng chạy đến ôm lấy mẹ, xin lỗi mẹ. Nước mắt tôi cứ thế rơi lúc nào chẳng hay. Mẹ cũng khóc và an ủi tôi. Sau kỷ niệm lần đó, tôi dường như trưởng thành hơn. Tôi đã biết giúp đỡ mẹ những công việc vặt trong gia đình. Cũng trở nên ngoan ngoãn hơn, chịu khó học tập hơn. Tôi cũng hiểu được rằng, cho dù có thế nào. Mẹ cũng luôn bao dung và yêu thương tôi vô điều kiện. Lỗi lầm dù có to lớn đến đâu, thì đối với mẹ cũng có thể tha thứ. Quả là “Tình mẹ bao la như biển thái bình…” - người mẹ đối với chúng ta vô cùng quan trọng. Mẹ chính là điểm tựa tinh thần vững chắc. Mỗi người hãy biết yêu thương và trân trọng khoảng thời gian được ở mẹ, ở bên gia đình.
Câu 8
Người mẹ của em - người phụ nữ hiền lành, chân chất, một lòng vì con ấy, là người mà suốt cuộc đời này em luôn nhắc đến bằng tất cả tình yêu thương và kính trọng. Tình cảm của em dành cho mẹ, chẳng có ngôn từ nào có thể diễn đạt hết được. Mỗi ngày, em được mẹ chăm sóc, lo lắng cho tất cả mọi thứ. Mẹ nấu cơm cho em, giặt áo quần cho em, đưa em đến trường, hướng dẫn em làm bài tập. Hạnh phúc biết bao nhiêu. Lúc nào, em cũng cảm nhận được sự hiện diện của mẹ bên mình. Qua hộp cơm ngon lành, qua chiếc khăn quàng thơm mùi nắng, qua đôi giày sạch sẽ, trắng tinh. Điều gì về em mẹ cũng hiểu, cũng biết, có khi còn rõ hơn cả em nữa. Với em, mẹ như một vị thần vạn năng có thể làm tất cả mọi điều. Em mong rằng, mẹ sẽ mãi luôn mạnh khỏe và yêu thương em như từ trước đến nay vẫn vậy.