• Lớp 9
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Truyện : Chiến Lược Ngà 9.Hành động của bé Thu khi bị dồn vào thế bí trong lúc nấu cơm như thế nào? Qua đó thể hiện tính cách gì của nhân vật? ............................................................... 10.Trong bữa cơm, ông Sáu làm gì cho con? Thái độ và hành động đáp lại của con bé ra sao? ........................................................................... 11.Bị đánh, bé Thu có thái độ và hành động như thế nào? Em nhận xét gì về nhân vật này? ..................................................................................... 12.Đến khi nào thì bé Thu hiểu ra ông Sáu là cha? Thái độ của em lúc ấy ra sao? ................................................................................................................ 13.Ngày hôm sau, khi trở về nhà, bé Thu có thái độ như thế nào? .......................................................................................................................................................... 14.Đến lúc chia tay, ông Sáu nhìn con với tâm trạng thế nào? ............................................................................................................................................. 15.Trước lúc ông Sáu lên đường, bé Thu có hành động gì đột ngột khiến mọi người xúc động? .......................................................................................................................... 16.Nhận được tình thương bất ngờ , lớn lao của con, ông Sáu có tâm trạng thế nào? .................................................................................................................................................... 17.Khi mọi người bảo em buông ba ra để ba em đi , hành động của Thu ra sao? .................................................................................................................................. 18.Tâm trạng của ông Sáu như thế nào khi trở lại chiến trường?

1 đáp án
17 lượt xem
2 đáp án
13 lượt xem

Đóng vai nhân vật ông Hai kể lại diễn biến tâm trạng của ông Hai từ lúc nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc cho đến khi tin đó được cải chính. 1. Mở bài: Đóng vai ông Hai (xưng tôi): - Lời giới thiệu của tôi (tên, quê quán, gia cảnh,…) - Lí do phải tản cư. - Ông Hai giới thiệu câu chuyện định kể (Câu chuyện về một lần “tôi” nghe được tin làng Chợ Dầu của “tôi” theo Tây). - Cảm xúc của ông Hai về câu chuyện của mình. 2. Thân bài: * Tình cảm của ông Hai với làng chợ Dầu - Tình cảm của tôi với làng. - Niềm yêu thương và nỗi nhớ của tôi đối với ngôi làng Chợ Dầu ở nơi mới. * Tâm trạng đau khổ của tôi khi nghe tin dân làng Dầu theo giặc. + Thấy đám người tản cư từ dưới xuôi lên, tôi nóng ruột hỏi thăm tin tức. Nghe tin mụ đàn bà kia khẳng định làng Chợ Dầu đầu hàng, cam tâm làm tay sai cho giặc, tôi bàng hoàng, sững sờ “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:” + Lúc đầu tôi nghi ngờ, cho rằng có thể đây là một sự nhầm lẫn nào đó. Kiểm điểm trong óc, tôi thấy người làng mình ai cũng quyết tâm chống giặc. Sau khi nghe người ta khẳng định lần nữa, tôi rơi vào tâm trạng đau đớn, tủi hổ, bàng hoàng. + Tôi đã giả vờ lảng tránh ra về “Hà, nắng gớm, về nào…”. + Về đến nhà tôi nằm vật ra giường, nhìn lũ con tủi hổ “Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…”. → Căm giận lũ người theo giặc. + Cuộc trò chuyện giữa tôi và vợ. + Tâm trạng của tôi mấy ngày sau lúc nào cũng luôn dằn vặt, tủi hổ, ám ảnh… + Tin đồn lan rộng, bà chủ nhà nơi tản cư có ý định đuổi gia đình tôi không chấp chứa dân làng Chợ Dầu “phản động”. Tôi lâm vào tình thế đầy mâu thuẫn, ở lại làng cũng không được mà về theo “giặc” cũng không xong. Sự đau khổ biến thành căm giận, tôi nguyền rủa những kẻ hèn nhát, phản bội. + Tôi chẳng dám trò chuyện cùng ai, chỉ bộc bạch, chia sẻ với đứa con nhỏ. * Niềm vui sướng hạnh phúc tột cùng của tôi khi biết chính xác tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính + Tôi nghe đích thân chủ tịch xã lên thông báo tin làng Chợ Dầu bị giặc phá, nhà tôi bị giặc đốt, du kích làng tôi đã anh dũng đẩy lùi cuộc tấn công của giặc… Tôi vội vã thông báo, cải chính với mọi người rằng tin đồn kia chỉ là “láo hết”. .. + Nỗi khổ, niềm vui của tôi không bó hẹp trong phạm vi cá nhân và gia đình mà gắn liền với cái làng Chợ Dầu mà tôi yêu quý, tự hào. 3. Kết bài: Bài học về niềm tin của mỗi con người về sự chung thủy của những người sống ở làng…. (Bài viết chú ý sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm).

1 đáp án
12 lượt xem

Câu 1 Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào?( Đoạn thơ nằm ở cuối đề thi) A. Tiểu đội xe không kính. B. Bài thơ tiểu đội xe không kính C. Bài thơ về người chiến sĩ lái xe D. Bài thơ về tiểu đội xe không kính Câu 02: Đoạn thơ viết về người lính ở thời kì nào? A. Phong kiến B. Chống Pháp C. Chống Mĩ D. Sau chiến tranh. Câu 03: Vẻ đẹp của người lính trong đoạn thơ trên là? A. Tư thế ung dung, hiên ngang B. Tinh thần lạc quan, vui vẻ C. Ý chí quyết tâm chiến đấu để chiến thắng D. Tình đồng đội sôi nổi, trẻ trung. Câu 04: Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong đoạn thơ trên là? A. Điệp ngữ B. Nói quá C. So Sánh D. Chơi chữ Câu 05: Nhận xét về ngôn ngữ của đoạn thơ trên? A. Màu mè, gọt dũa B. Dùng nhiều từ Hán Việt C. Bình dị, mang tính khẩu ngữ. D. Ngôn ngữ bác học Câu 6Tác giả sáng tạo hình ảnh độc đáo- những chiếc xe không kính, nhằm mục đích gì? A. Làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe hiên ngang dũng cảm, sôi nổi, trẻ trung B. Làm nổi bật những khó khăn, thiếu thốn về điều kiện vật chất, vũ khí của những người lính trong cuộc kháng chiến C. Nhấn mạnh tội ác của giặc Mĩ trong việc tàn phá đất nước D. Cả A và B đều đúng Câu 07: Đoạn thơ có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào? A. Biểu cảm, thuyết minh, miêu tả B. Biểu cảm, tự sự, miêu tả C. Miêu tả, tự sự, thuyết minh D. Biểu cảm, miêu tả, thuyết minh Câu 08: Giọng điệu đoạn thơ được thể hiện thế nào? A. Ngang tàng, phóng khoáng, pha chút nghịch ngợm, phù hợp với đối tượng được miêu tả B. Trữ tình, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng miêu tả C. Sâu lắng, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng được miêu tả D. Hào hùng, hoành tráng, phù hợp với đối tượng được miêu tả Câu 09: Qua những dòng thơ ta thấy tác giả là người như thế nào? A. Có sự am hiểu về hiện thực đời sống chiến tranh B. Có sự gắn bó với đời sống chiến đấu nơi chiến trường lửa đạn C. Có tâm hồn trẻ trung, sôi nổi và tinh nghịch D. Cả A, B, C đều đúng Câu 10: Từ “ngọn” trong câu thơ nào sau đây được dùng với nghĩa gốc? A. Nghe ngọn gió phương này thổi sang phương ấy (Chính Hữu) B. Lá bàng đang đỏ ngọn cây (Tố Hữu). C. Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu (Bằng Việt) D. Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng (Bằng Việt) Câu 11: Việc vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp cần phù hợp điều gì? A. Mục đích giao tiếp B. Nội dung giao tiếp C. Đối tượng giao tiếp D. Đặc điểm của tình huống giao tiếp Câu 12: Để người đọc phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết cần đưa vào bài văn tự sự yếu tố nào? A. Nghị luận B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Đối thoại, độc thoại Đoạn thơ để trả lời câu hỏi trắc nghiệm) “ Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vở đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái.”... (Sgk Ngữ văn 9, tập 1)

1 đáp án
13 lượt xem