• Lớp 9
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

1.Đọc hiểu Có một vị thiền sư trú trong túp lều tranh ở trên núi, một buổi tối khi đi thiền hành trở về, nhìn thấy một tên trộm đang chiếu cố túp lều tranh của mình nhưng tìm không được vật gì cả. Ngài bèn cởi chiếc áo ngoài đang mặc trên người và đứng ngoài cửa đợi tên trộm ra, vì ngài sợ làm kinh động tên trộm. Tên trộm vừa quay ra thì gặp thiền sư, trong lúc tên trộm hốt hoảng vị thiền sư liền nói: “Anh bạn! đường sá xa xôi vất vả lên núi thăm tôi, tôi không đành lòng để anh về tay không, đêm khuya rồi, khoác chiếc áo này mà về cho đỡ lạnh. Nói xong ngài cầm chiếc áo khoác lên thân tên trộm. Tên trộm xấu hổ, cúi đầu rồi chạy thẳng xuống núi không dám nhìn lại. Thiền sư nhìn dáng tên trộm khuất dần trong núi rừng mờ mịt, không ngừng thương cảm nói: “rất đáng thương, tôi muốn tặng cho anh cả vầng trăng để chiếu sáng con đường cho anh xuống núi”. Vài hôm sau, khi thiền sư đang mở to đôi mắt nhìn ánh bình minh xuất hiện, thì nhìn thấy chiếc áo mà ngài khoác lên thân tên trộm mấy hôm trước đó được xếp rất ngay ngắn đặt trước cổng, thiền sư vui vẻ nói: “Cuối cùng thì ta cũng đã tặng anh ta cả vầng trăng sáng rồi”. Câu 1 nêu phương thức biểu đạt Câu 2 nội dung chính là gì Câu 3 nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong đoạn sau : " Thiền sư nhìn dáng tên trộm khuất dần trong núi rừng mờ mịt, không ngừng thương cảm nói: “rất đáng thương, tôi muốn tặng cho anh cả vầng trăng để chiếu sáng con đường cho anh xuống núi” Câu 4 : qua văn bản trên tác giả muốn nhắn nhủ điều gì ?

2 đáp án
10 lượt xem

Trong bài thơ “Đi trên mảnh đất này”, Huy Cận đã viết những câu thơ đầy cảm xúc ca ngợi sức sống mãnh liệt của đất nước Việt Nam yêu dấu: “Sống vững chãi bốn ngàn năm sừng sững Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa” Câu 1. Những câu thơ trên gợi em nhớ đến khổ thơ trong một bài thơ đã học. Chép chính xác khổ thơ đó. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ có gì đặc biệt? Câu 2. Tìm hai từ Hán Việt đồng nghĩa với từ “đất nước”. Theo em, các từ đó có thể thay thế được cho từ “đất nước” trong khổ thơ em vừa chép được không? Vì sao? Câu 3. Dựa vào khổ thơ em vừa chép, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 10 đến 12 câu theo phép lập luận diễn dịch làm rõ cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân đất nước, trong đó có sử dụng câu ghép và thành phần tình thái (gạch dưới câu ghép và thành phần tình thái). Câu 4. Trong một khổ thơ khác, tác giả viết: “Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa” Ước nguyện của nhà thơ gợi chúng ta liên tưởng đến sự cống hiến của các nhân vật trong một văn bản đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 9. Đó là văn bản nào? Của ai? Hãy chỉ ra điểm chung trong ước nguyện cống hiến được phản ánh trong hai tác phẩm?

2 đáp án
12 lượt xem

Chỉ ra 2 phép liệt kê được sử dụng trong đoạn văn sau Chúng ta phải làm gì để nâng cao khả năng đọc và cảm thụ sách của mình? Việc đầu tiên đó là ta cần phải rèn luyện một niềm đam mê mãnh liệt với việc đọc sách bằng cách tìm kiếm ra thể loại sách mà thực sự hợp với chúng ta. Hơn thế nữa là nếu ta lười cầm trên tay một cuốn sách chỉ để đọc vì cảm thấy tốn công sức thì ta hãy tận dụng mạng internet một cách đúng đắn và hợp lý. Đó là ta có thể tìm kiếm các trang chuyên đăng tải những cuốn sách online để đọc. Đồng thời để tránh sự nhàm chán khi chúng ta tiếp nhận một lượng lớn thông tin mà từ sách mang lại cho ta một cách khô khan thì ta có thể thường xuyên thay đổi những địa điểm, những nơi yên tĩnh khác nhau để đọc sách. Việc thay đổi môi trường đọc sách cũng là một cách giúp não bộ chúng ta được kích thích và hứng thú hơn với việc đọc sách. Đó chính là những cách giúp chúng ta không còn thờ ơ với việc đọc sách nữa. Ta phải coi sách là một phương tiện rất có ích cho việc chúng ta tiếp nhận tri thức đừng coi chúng là kẻ thù của chúng ta thay vào đấy hãy coi chúng như một người bạn của chúng ta giúp chúng ta có thêm tri thức vào cuộc sống.

1 đáp án
12 lượt xem

Phần I: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Sự bền bỉ là niềm đam mê, là tính kiên trì với những mục tiêu dài hạn. Bền bỉ là sức chịu đựng. Bền bỉ là gắn bó với công việc, không phải tính theo tuần, tháng, mà là năm. Bền bỉ là làm việc chăm chỉ để biến tương lai trở thành sự thật. Bền bỉ là sống một cuộc đời giống như một cuộc chạy marathon, chứ không phải là chạy nước rút. ....Điều mà tôi chắc chắn là tài năng không giúp bạn thành người bền bỉ. Dữ liệu của chúng tôi cho thấy rất rõ rằng có nhiều cá nhân tài năng không đủ kiên trì thực hiện những cam kết của mình. Thực tế, theo dữ liệu của chúng tôi, tính bền bỉ thường không liên quan hoặc thậm chí trái ngược với mức độ tài năng”. (Trích bài thuyết trình Chìa khóa của thành công- Angela Lee Duckworth) Câu 1: Gọi tên và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Câu 2: Có phải “tính bền bỉ thường không liên quan hoặc thậm chí trái ngược với mức độ tài năng” như tác giả đoạn trích nêu không? Vì sao? Câu 3: Theo em, sự bền bỉ có ý nghĩa như thế nào trong học tập? Hãy trình bày suy nghĩ của mình trong khoảng ½ đến 2/3 trang giấy thi. MONG BẠN GIÚP MÌNH. CẢM ƠN.

1 đáp án
50 lượt xem