Đóng vai ông Hai ( trong văn bản làng) để kể lại nội dung truyện ( ko chép mạng)

2 câu trả lời

Nghe câu nói của mụ đàn bà mới ở dưới quê mới lên: “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa!” , cổ tôi nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân như vừa bị ai tát một cái đau lắm. Tôi lặng đi, tưởng chừng như không thở được. Một lúc sau tôi mới rặn è è, mạnh dạn hỏi lần nữa: – Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại…

Người đàn bà lại khẳng định mình vừa ở dưới đó lên rồi rành rọt kể lại mọi chuyện. Từ chủ tịch xã đến dân làng đều theo Tây cả. Lại còn nói rõ chính xác tên của từng người nữa chứ. Thôi rồi! Làng Chợ Dầu theo Tây thật rồi. Người Chợ Dầu làm Việt gian thật rồi. Đó là một điều khủng khiếp mà cả đời tôi có tưởng tượng cũng không nghĩ ra được. Tôi cứ ngờ ngợ. Nhưng người đàn bà kia nói không sai cái gì. Lại còn gọi miệt thị là “chúng nó”, gằn giọng ở chỗ “Việt gian”, “theo Tây”, lại còn cạnh khóe thêm đớn đau: “Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?”

Tôi tủi nhục không biết giấu mặt vào đâu. Không để người ta biết tôi là dân làng Chợ Dầu, tôi vội lấy cớ lủi vội về. Về đến nhà tôi nằm vật ra giường. Mấy đứa trẻ thấy mặt tôi hầm hầm không dám hỏi gì. Nhìn chúng nó, tủi thân, nước mắt tôi cứ ròng ròng chảy. Tôi nghĩ về tương lai của chúng nó mà không cầm được nước mắt. Chúng nó là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Rồi chúng nó sẽ bị người ta rẻ rúng, người ta ruồng bỏ đấy thôi. Tôi thì già cả rồi, có chết đi cũng được. Nhưng còn tương lai của chúng sẽ thế nào đây?

                                                                    Bài Làm

        Tôi là ông Hai, nhân vật chính trong truyện ngắn của Kim Lân. Tôi sinh ra và lớn lên ở làng Chợ Dầu. Ngôi làng ấy gắn bó với tôi trong tất cả sinh hoạt, trong tình yêu và nỗi nhớ vô cùng vô tận.  Tôi yêu từng thớ đất, từng cái cây, ngọn cỏ, từng con người nơi đây. Vậy mà do hoàn cảnh mà cả gia đình tôi phải đi tản cư, tôi phải xa rời ngôi làng yêu thương của mình.   Tôi nằm trên giường và tôi nhớ lại những ngày mà tôi còn ở làng với vô vàn những niềm vui dù cho công việc vất vả, cực nhọc. Tôi suy tư tự hỏi rằng không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc vẫn còn khướt lắm…Bao suy nghĩ về làng cứ quẩn quanh mãi trong lòng tôi bao hôm nay.  Hôm nào cũng như hôm nào, chúng tôi đều gặp nhau trong văn phòng khu đầu làng và bàn về những việc quân. Tôi vui thú đọc mọi tờ báo được dán lên dù khả năng đọc của tôi kém vô cùng. Nhưng trước tin dân ta, quân ta đạt được thành tựu nào đó, tôi thấy náo nức trong lòng. Nhưng rồi tin sét đánh ập đến:  – Có giết được thằng nào đâu, cả làng chúng nó theo Tây cả. Tôi không thể tin điều người phụ nữ kia nói. Cổ tôi nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân, lặng người đi. Sự  quả quyết của người phụ nữ khiến tôi vô cùng xót xa. Tôi liền đứng dậy ra về trong trạng thái mơ hồ. Nghĩ đến mụ chủ nhà, không biết rằng mụ chủ nhà có cho gia đình tôi ở tiếp không và cả niềm thất vọng tột độ dành cho làng, tôi tự dặn lòng phải gượng mình nhưng không thể không xót xa. Tôi đau đớn đến tột độ nắm chặt hai tay mà rít lên: – Chúng mày ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồn mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này? Đúng là không có lửa thì làm sao có khói. Nỗi nhục nhã ấy bao trùm thân tôi.  Cực nhục chưa cả làng Việt gian, rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao? Ai người ta chứa? Ai người ta buôn bán mấy, suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt Gian bán nước, lại còn bao nhiêu người làng tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cơ sự này chưa? Dù tôi cố biện hộ cho tất cả hành vi của mọi người trong làng, nghĩ đến những con người nhiệt huyết nhưng lòng tôi không sao thoát khỏi cực nhục.  Vợ tôi và cả gia đình tôi dường như đều có điều gì đó đang đổi khác. Tôi gắt vợ, gắt con. Khi vợ tôi lay tôi dậy bảo có chuyện nhưng tôi thừa biếtnên gắt ầm ĩ. Chưa bao giờ tôi thấy mình cáu kỉnh và xấu xa thế.   Hai chữ “ Việt gian” cứ văng vẳng trong đầu tôi khiến tôi không thể làm gì. Mụ chủ nhà thỉnh thoảng lại nói bóng nói gió đến nỗi vợ tôi phải xin thị. Trong cơn cùng cực, một ý nghĩ liền nảy lên trong đầu tôi hay là tôi về làng nhỉ? Nhưng  vừa nảy lên thì tôi lại gạt đi ngay về nó. Không, về làm gì cái làng ấy nữa, chúng nó theo Tây cả rồi, về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ, về làng tức là chịu làm nô lệ cho thằng Tây.  Tôi chỉ biết vu vơ nói với hỏi chuyện thằng con út. Khi hỏi rằng ủng hộ ai thì nó nói ủng hộ cụ Hồ. Tôi nghe mà mắt tôi giàn ra, ròng ròng trên hai má. Và cũng là lần tôi xác định tình cảm chân tình mình dành cho cách mạng sao mà thiết tha đến thế.  Tin cải chính được đưa lên tron sự bất ngờ của chính tôi. CHính chủ tịch xã đưa tin và làm tôi thoát khỏi vòng cực nhục. Niềm háo hức dduojc thể hiện qua việc tôi vui vẻ trở lại, tôi chia quà cho con, tôi náo nức trở lại câu chuyện kháng chiến với hàng xóm: – Chúng mày đâu rồi, ra thầy chia quà này! Tôi chạy sang bác Thứ khoe: – Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ! đốt nhẵn, ông chủ tịch làng tôi vừa lên đây cải chính ông ấy cho biết cải chính là cái làng Chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà, láo! Láo hết, toàn là sai mục đích cả. Quả thực, tình yêu làng quê, yêu nước của tôi dduojc đặt trong thử thách. Và trogn thử thách, tôi thêm hiểu tôi yêu làng đến thiết tha, vô bờ. TÌnh yêu làng que, yêu nước trong tôi chính là yêu nước, yêu cụ Hồ, nhân dân lớn lao! TÌnh cảm đan cài, hòa quyện để làm nên chiến thắng kẻ thù ngoại xâm.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu : “Không chỉ học ở trường lớp, chúng ta còn có thể học hỏi từ chính những trải nghiệm trong cuộc sống, dưới nhiều hình thức. Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp. Đối với một số người, việc học kéo dài liên tục và suốt đời, không hề có một giới hạn nào cho sự học hỏi. Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng. Nhà văn Conrad Squies luôn tâm niệm: “Học hỏi giống như sự hình thành các cơ bắp trong lĩnh vực kiến thức, tạo nền tảng cho sự thông thái, khôn ngoan”. Và dĩ nhiên, để thành công trong cuộc sống, để sống bình an trong một thế giới đầy biến động như hiện nay thì bạn cần phải trải nghiệm để tích lũy kinh nghiệm sống, để nâng cao những kỹ năng làm việc của bản thân mình.” (Theo Cho đi là còn mãi – Azim Jamal & Harvey McKinnon, biên dịch : Huế Phương, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm 2017, tr. 67) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Xác định biện pháp tu từ so sánh trong đoạn trích. Câu 3. Em có đồng tình với quan niệm của tác giả :“Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp.” ? Vì sao? Câu 4. Em hiểu thế nào về ý kiến : “Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng.”

2 lượt xem
2 đáp án
12 giờ trước